what_love_k
New Member
Download miễn phí Tiểu luận
I, GIỚI THIỆU CHUNG
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường vô cùng đa dạng. Thiệt hại hữu hình xâm phạm tức thời đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe dưới dạng tồn trữ chất độc hại trong cơ thể… dễ nhận diện; nhưng còn có những thiệt hại tiềm ẩn di hại lâu dài như tổn thương tinh thần, suy tàn dần hệ sinh thái, gây biến động sinh hoạt cộng đồng… thì một người dân bình thường khó có thể tìm ra “chứng cứ” để đòi bồi thường, và không biết phải đòi bồi thường bao nhiêu. Đó chính là cái thiệt thòi mà người dân sống trong môi trường bị ô nhiễm đang phải gánh chịu.Có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội, thờ ơ trước sức khỏe của con người. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới. Một trong những vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải.
Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn đến những kết quả không có hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “cái xấu công cộng” đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu. Vậy trước những ảnh hưởng xấu của Công Ty Vedan, chính phủ đã có những giải pháp có hiệu quả nào?
Vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này chính là đề tài mà nhóm chúng em muốn nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
1.Lý thuyết về ngoại ứng
1.1. Khái niệm:
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hay hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng nghững ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
1.2. Phân loại
Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường.
Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.
1.3. Đặc điểm ngoại ứng
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra.
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối.
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối.
- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội.
2. Phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra
2.1. Tóm tắt diễn biến:
Công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Đến nay, các hạng mục đã đưa vào sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine...
Ngày 13-9-2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
Đặc biệt hơn Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông.
Năm 2005, Chỉ khoảng một năm sau khi Công ty Vedan hoạt động thì việc nhà máy sản xuất xả chất thải làm ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu... “phát huy tác dụng”. Một số nông ngư dân kiếm sống trên dòng sông Thị Vải phải bỏ nghề. Họ đã khiếu nại và lúc đó được công ty hỗ trợ cho chút đỉnh. Màu nước nâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet. Khi đem mẫu nước phân tích thấp nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp (khoảng 0.3mg/lit) kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải, dường như không còn sự sống ở những đoạn sông này. Tuy nhiên mỗi lần cảnh sát môi trường đi kiểm tra thì lại không thấy bất cứ sai xót, gian lận nào trong việc xử lý nước thải của Vedan. Nguyên nhân là Công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải nhằm đổ trực tiếp ra sông Thị Vải. Một hành vi che đậy khéo léo nhằm che mắt cơ quan chức năng. Và phải đến khi bị lực lượng Cảnh sát Môi trường rình bắt quả tang thì hành vi Vedan dùng thủ đoạn tinh vi, xả nước thải vào không qua xử lý trực tiếp sông Thị Vải gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe… của hàng ngàn hộ dân TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu mới đuợc đưa ra ánh sáng. Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng.
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường. dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương. Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ th uật, nếu không nói là làm cho có.
Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.
Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I, GIỚI THIỆU CHUNG
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường vô cùng đa dạng. Thiệt hại hữu hình xâm phạm tức thời đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe dưới dạng tồn trữ chất độc hại trong cơ thể… dễ nhận diện; nhưng còn có những thiệt hại tiềm ẩn di hại lâu dài như tổn thương tinh thần, suy tàn dần hệ sinh thái, gây biến động sinh hoạt cộng đồng… thì một người dân bình thường khó có thể tìm ra “chứng cứ” để đòi bồi thường, và không biết phải đòi bồi thường bao nhiêu. Đó chính là cái thiệt thòi mà người dân sống trong môi trường bị ô nhiễm đang phải gánh chịu.Có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội, thờ ơ trước sức khỏe của con người. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới. Một trong những vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải.
Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn đến những kết quả không có hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “cái xấu công cộng” đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu. Vậy trước những ảnh hưởng xấu của Công Ty Vedan, chính phủ đã có những giải pháp có hiệu quả nào?
Vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này chính là đề tài mà nhóm chúng em muốn nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
1.Lý thuyết về ngoại ứng
1.1. Khái niệm:
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hay hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng nghững ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
1.2. Phân loại
Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường.
Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.
1.3. Đặc điểm ngoại ứng
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra.
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối.
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối.
- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội.
2. Phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra
2.1. Tóm tắt diễn biến:
Công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Đến nay, các hạng mục đã đưa vào sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine...
Ngày 13-9-2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
Đặc biệt hơn Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông.
Năm 2005, Chỉ khoảng một năm sau khi Công ty Vedan hoạt động thì việc nhà máy sản xuất xả chất thải làm ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu... “phát huy tác dụng”. Một số nông ngư dân kiếm sống trên dòng sông Thị Vải phải bỏ nghề. Họ đã khiếu nại và lúc đó được công ty hỗ trợ cho chút đỉnh. Màu nước nâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet. Khi đem mẫu nước phân tích thấp nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp (khoảng 0.3mg/lit) kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải, dường như không còn sự sống ở những đoạn sông này. Tuy nhiên mỗi lần cảnh sát môi trường đi kiểm tra thì lại không thấy bất cứ sai xót, gian lận nào trong việc xử lý nước thải của Vedan. Nguyên nhân là Công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải nhằm đổ trực tiếp ra sông Thị Vải. Một hành vi che đậy khéo léo nhằm che mắt cơ quan chức năng. Và phải đến khi bị lực lượng Cảnh sát Môi trường rình bắt quả tang thì hành vi Vedan dùng thủ đoạn tinh vi, xả nước thải vào không qua xử lý trực tiếp sông Thị Vải gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe… của hàng ngàn hộ dân TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu mới đuợc đưa ra ánh sáng. Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng.
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường. dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương. Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ th uật, nếu không nói là làm cho có.
Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.
Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links