Rusty

New Member
Download Chuyên đề Vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận tải D’MAX

Download Chuyên đề Vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận tải D’MAX miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX 3
1.1. Thông tin chung về công ty 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 5
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty 8
1.4.1. Yếu tố khách quan 8
1.4.1.1. Môi trường kinh tế 8
1.4.1.2. Yếu tố Chính trị - Xã hội 10
1.4.1.3. Môi trường khoa học công nghệ 11
1.4.1.4. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh 11
1.4.2. Yếu tố chủ quan 12
1.4.2.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ vận tải 12
1.4.2.2. Cơ sở vật chất của công ty 14
1.4.2.3. Trình độ nhân sự của công ty 16
CHƯƠNG 2 18
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING-MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX 18
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 18
2.2. Thực trạng vận dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty trong những năm gần đây 21
2.2.1. Tham số con người 21
2.2.2. Tham số sản phẩm 24
2.2.3. Tham số giá 27
2.2.4. Tham số phân phối 29
2.2.5. Tham số xúc tiến hỗn hợp 31
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng marketing-mix trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty trong những năm gần đây 33
2.3.1. Những mặt đạt được 33
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 34
2.3.2.1. Tồn tại 34
2.3.2.2. Nguyên nhân 36
 
 
 
CHƯƠNG 3 37
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING-MIX NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX 37
3.1. Những thuận lợi và khó khăn từ thị trường 37
3.1.1. Thuận lợi 37
3.1.2. Khó khăn 38
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 38
3.3. Một số giải pháp vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty 40
3.3.1. Giải pháp về nhân sự 40
3.3.2. Giải pháp về loại hình dịch vụ 41
3.3.3. Giải pháp về giá 42
3.3.4. Giải pháp về phân phối 43
3.3.5. Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp 44
3.4. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng 45
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ặt chẽ giữa nhân viên từ đó tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng quản lý trong kinh doanh được coi là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp dù có dồi dào đến đâu nhưng không có cách quản lý đúng đắn, không có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cuối cùng những nguồn lực ấy cũng không thể phát huy hết tác dụng. Nó tạo ra sự lãng phí nguồn lực và lãng phí trong cả chi phí cho lượng lao động không được làm đúng và chậm lại công việc của công ty.
Quản lý là một phạm trù khoa học và nghệ thuật do chính con người sáng tạo qua thực tế kinh doanh được đúc kết lại. Người quản lý đòi hỏi phải là người vừa thấu hiểu nghiệp vụ đồng thời vừa phải là người có nghệ thuật đối xử xã hội và phải có tầm nhìn, biết sản xuất bố trí chức vụ công việc phù hợp cho nhân viên của mình. Do vậy, doanh nghiệp phải biết áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp cho từng tình huống, từng giai đoạn cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp,
Trình độ quản lý còn hiểu là phương pháp quản lý của đội ngũ lãnh đạo và trình độ quản lý của chính đội ngũ cán bộ của công ty. Một phương pháp quản lý khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt từ đây mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Nếu như trình độ quản lý cũng như cơ chế quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc cán bộ cấp dưới bê trễ làm việc thiếu tinh thần, kìm giảm năng suất lao động làm việc không được hoàn thành đúng kế hoạch. Hơn thế nữa nếu phương pháp quản lý không tốt có thể dẫn đến tình trạng không đồng nhất từ trên xuống dưới, những thông tin truyền đạt từ cấp cao xuống các bộ phận có thể thiếu chính xác tạo nhầm lẫn trong thông tin. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm sẽ là nguy cơ cho sự tồn tại của công ty nếu nó xảy ra. Nếu có sự quản lý sát sao về công việc của từng người và có những tổ chức định mức cụ thể để dễ dàng kiểm tra về hao phí, tốc độ hoàn thành công việc thì khả năng lãng phí các nguồn lực doanh nghiệp sẽ giảm đi, giá thành của sản phẩm dịch vụ sẽ được hạ thấp từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING-MIX
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HÓA
CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Khi mới thành lập điều kiện kinh doanh của công ty là vô cùng khó khăn, trang thiết bị thô sơ, nhân lực thiếu thốn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty luôn có những chiến lược kinh doanh đúng đắn dẫn dắt công ty vượt lên khó khăn, ngày càng khẳng định tên tuổi trên thị trường. Từ năm 2007 đến nay công ty luôn duy trì được mức tăng trưởng cao.
Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm vừa qua với sự cố gắng của ban giám đốc và tập thể những người lao động, công ty đã đạt được những kết quả lạc quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình hoạt động của D’MAX là rất ổn định, tăng trưởng trong những năm 2007-2010 luôn đạt cao khoảng 70% mỗi năm.
Về doanh thu: Doanh thu của công ty đã tăng qua các năm từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2007, giá trị doanh thu đạt 10.234 triệu đồng. Đến năm 2008, giá trị doanh thu đạt 19.721 triệu đồng tăng 9.487 triệu tương ứng với 92,7%. Năm 2009 giá trị doanh thu tăng với tốc độ vượt bậc đạt 40.234 triệu đồng tăng 20.513 triệu so với năm 2008 tương ứng với 104%. Giá trị doanh thu năm 2010 đạt 53.064 triệu tăng 12.830 triệu tương ứng 31,9%.
Về lợi nhuận: Năm 2007, mức lợi nhuận đạt 869 triệu đồng. Cũng như doanh thu, năm 2009 so với năm 2008 công ty đạt được mức tăng và tốc độ tăng lợi nhuận cao nhất trong vòng 4 năm (1.047 triệu, 99,3%). Lợi nhuận năm 2008 đạt 1.417 triệu đồng tăng 548 triệu so với năm 2007 tương ứng với 63,1%. Đến năm 2010 mức lợi nhuận tăng 31,7% so với năm 2009 và đạt 3.720 triệu đồng, tăng 896 triệu. Diễn biến về mức tăng và tốc độ tăng lợi nhuận có mối quan hệ tương quan với doanh thu.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2007-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
9,234
14,721
30,234
38,064
2. Giá vốn hàng bán
7,719
12,954
25,548
32,354
3. Doanh thu hoạt động tài chính
0
0
0
8
4. Chi phí tài chính
263
207
663
710
Trong đó: Chi phí lãi vay
263
207
663
705
5. Chi phí quản lý kinh doanh
383
144
1,209
1,294
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
868
1,414
2,813
3,713
7. Thu nhập khác
1
2
10
7
8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
869
1,42
2,82
3,72
9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
243
354
790
930
10. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
626
1,062
2,033
2,790
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Nguyên nhân của kết quả này là do năm 2007 công ty mới đi vào tiến hành các hoạt động sản xuất, máy móc thiết bị chưa đạt được công suất cao, tay nghề của người lao động còn non kém nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được còn thấp. Những năm sau đó, công suất của máy móc thiết bị tăng dần và dần đạt tới công suất tối đa, tay nghề của người lao động được nâng cao đồng thời công ty cũng tìm ra và áp dụng những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh. Do đó sau 1 năm có mức tăng và tốc độ tăng doanh thu cao. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm không đều. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng của lạm phát cao tại Việt Nam khiến cho nhu cầu của người dân giảm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đánh giá được tình hình khó khăn, D’MAX đã cố gắng nỗ lực, tập trung vào hoạt động kinh doanh, huy động nguồn lực phát triển khách hàng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, công ty đã thu được kết quả đáng khen ngợi. Đặc biệt năm 2009, do việc đầu tư thêm nguồn vốn kinh doanh, cơ sở hạ tầng cùng với nền tảng kinh doanh sau hơn 2 năm đi vào hoạt động chuyên nghiệp, với việc tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại nên Công ty có mức tăng doanh thu vượt trội 140,2% so với năm 2008. Năm 2010, công ty đã đi vào hoạt động ngày càng ổn định cùng với lượng khách hàng và nhu cầu vận chuyển của khách hàng được lên kế hoạch và mang tính đều đặn, công ty đạt mức tăng trưởng 31,9% doanh thu là mức tăng trưởng cao và mang tính ổn định, là xu thế tất yếu để D’MAX có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường hiện nay.
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty giai đoạn 2007 – 2010
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
2010/2009
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
DT
9.487
63,4
20.513
140,2
12.830
31,9
LN
548
63,1
1.407
99,3
896
31,7
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bảng 2.5
Tóm lại trong 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất tốt. Năm 2009 công ty đạt được mức tăng và tốc độ tăng cao nhất cả về doanh thu và lợi nhuận là một thành công quan trọng để công ty đi vào...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top