Venjamin

New Member

Download miễn phí Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 1995 – 2003 và đoán đến năm 2006





Từ cuối năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, đường lối kinh tế đối ngoại được coi là “mũi nhọn” của sự đổi mới. Cùng với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lần đầu tiên ở Việt Nam các thuật ngữ “đa dạng hóa kinh tế đối ngoại”, “đa phương hóa thị trường” đã được đề cập đến trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Quan niệm cứng nhắc coi “độc quyền ngoại thương” là bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được xem xét lại. Hoạt động xuất nhập khẩu nhờ đó có sự biến đổi tích cực. Nếu như năm 1976-1980, tốc độ tăng của xuất khẩu hàng năm bình quân tăng 11% thì năm 1986 đã đạt tới mức 27%. Riêng năm 1989 so với năm 1988 tăng 75,3% (gần bằng mức tăng cả 15 năm từ 1960-1975). Năm 1993, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức 2 tỷ, tăng 21,6% so với năm 1989 và gấp hai lần so với năm 1988. Khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã rút ngắn lại từ tỷ lệ 1/7 giai đoạn 1960-1975 xuống tỷ lệ đáng kể 1/3. Trong những năm này (1986-1993), hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn (do sự đổ vỡ của thị trường Liên Xô và sự cấm vận kinh tế đối với Việt Nam của Mỹ trước tháng 3/1995). Vì vậy Việt Nam phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới, vừa phải thay đổi cách nghệ thuật kinh doanh đúng với thông lệ quốc tế nhưng vẫn phải đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất nhập khẩu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

háp nhằm phần nào loại bỏ những tác động của yếu tố ngẫu nhiên để nêu lên yếu tố phát triển cơ bản. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các phương pháp thì phải đảm bảo xem các mức độ của dãy số có thể so sánh được với nhau không.
2. Các phương pháp cơ bản
2.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được được áp dụng đối với một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng.
Mở rộng khoảng cách thời gian là việc ghép một số thời gian liền nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn với mức độ lớn hơn. Như chuyển dãy số từ tháng sang quý, từ quý sang năm. Bằng cách mở rộng khoảng cách thời gian, chúng ta đã hạn chế được sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) trong mỗi mức độ của dãy số mới, từ đó cho ta thấy rõ xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Tuy nhiên, phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian còn có một số nhược điểm nhất định đó là: phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kỳ và chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài, chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian, số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi rất nhiều.
2.2. Phương pháp số trung bình trượt (di động)
Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi. Giả sử có dãy số thời gian: (gồm n mức độ)
Nếu tính bình quân trượt cho nhóm ba mức độ, ta có công thức sau:
……………….
Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt
Việc lựa chọn số trung bình trượt từ bao nhiêu mức độ đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ ba mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ năm hay bảy mức độ. Trung bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy trung bình trượt.
2.3. Phương pháp hồi quy
Hồi quy là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian. Những biến động này có nhiều giao động ngẫu nhiên và mức độ tăng (giảm) thất thường.
Các mức độ của hiện tượng qua thời gian được biểu hiện bằng mô hình hồi quy mà trong đó thứ tự thời gian là biến độc lập.
Ta có mô hình:
ŷt = ƒ(t)
Trong đó: ŷt : mức độ của hiện tượng ở thời gian t
t : thứ tự thời gian
Để lựa chọn được dạng hàm thích hợp đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác, như dựa vào đồ thị phản ánh thực tế sự biến động và phân tích sai số từng mô hình, dựa vào tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển…
Thông qua phương pháp hồi quy ta xác định được các hàm xu thế. Hàm xu thế là hàm đặc trưng cho xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Xu hướng của hàm là xu hướng trong quá khứ, hiện tại và còn tiếp tục trong tương lai. Từ đó, qua việc xây dựng hàm xu thế, chúng ta có thể đoán được các mức độ có thể có trong tương lai. Dưới đây là một số hàm xu thế thường gặp:
Hàm xu thế tuyến tính:
ŷt = bo + b1t
Trong đó: ŷt : mức độ lí thuyết
bo, b1 : các tham số
t : thứ tự thời gian
Hàm này được sử dụng khi các lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình sau đây để xác định các tham số bo, b1
Hàm Parabol bậc hai:
ŷt = bo + b1t + b2t2
Hàm này được sử dụng khi các sai phân bậc hai xấp xỉ nhau.
Các tham số bo, b1, b2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
Hàm mũ:
ŷt = bob1t
Hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số của phương trình được xác định bởi hệ:
2.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng khoảng thời gian nhất định trong năm. Ảnh hưởng của biến động thời vụ là không tốt tới sản xuất và sinh hoạt của xã hội.
Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ: do biểu hiện của biến động thời tiết, khí hậu; do do phong tục tấp quán của dân cư gây nên.
Có nhiều phương pháp để nghiên cứu biến động thời vụ. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ đề cập đến phương pháp đơn giản nhất là tính chỉ số thời vụ (ít nhất phải có tài liệu của ba năm)
Chỉ số thời vụ được tính theo công thức:
Trong đó: Ii Chỉ số thời vụ của thời gian t
Số trung bình các mức độ của các thời gian i
Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
được xác định bằng công thức:
Có hai loại chỉ số thời vụ:
Chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có mật độ tương đối ổn định, tức trường hợp các yj thay đổi ít:
Nếu >100 thì quy mô mở rộng
Nếu <100 thì quy mô thu hẹp
Chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có xu hướng biến động rõ rệt hay các yi thay đổi lớn thì ta có công thức sau:
Với:
B. PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN
I. Một số phương pháp đoán thống kê đơn giản
1. đoán dựa vào lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối bình quân.
Phương pháp đoán này có thể được sử dụng khi các lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Công thức tính lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối bình quân là:
Từ đó ta có mô hình dự đoán:
(l = 1,2,…,tầm dự đoán)
2. đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Phương pháp đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Ta biết tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức:
Trong đó: y1 là mức độ đầu tiên của dãy số thời gian
yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
Từ đó ta có mô hình dự đoán:
l =1,2
3. đoán dựa vaò hàm xu thế
Từ dãy số thời gian, xác định hàm xu thế tốt nhất phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian và trên cở sở đó chúng ta sẽ thực hiện đoán bằng cách ngoại suy hàm xu thế.
ŷn+l = ƒ(t + l) l = 1,2,…
t = 1,2,…,n
II. đoán dựa vào san bằng mũ
1. Mô hình đơn giản(Simple)
Phương pháp này đựoc áp dụng trong trường hợp dãy số thời gian về xu thế và thời vụ không rõ ràng, để đoán ta áp dụng mô hình sau:
Với và gọi là tham số san bằng.
Từ công từ công thức trên cho thấy việc lựa chọn tham số san bằng có ý nghĩa quan trọng: Nếu được chọn càng lớn thì mức độ càng cũ của dãy số thời gian cũng ít đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thpt Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11 Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top