cobeyeukieu70411
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
Dân tộc Dao là một dân tộc chủ yếu, lớn và sống trên một số điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Bắc Hà. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây và văn hoá phong tục sẽ là yếu tố thúc đẩy du lịch ở những địa phương này phát triển.
Dân tộc Dao lưu giữ khá nhiều phong tục hay, độc đáo trong đó có lễ cấp sắc phong tục này đang và sẽ thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước cũng như du khách từ khắp nơi đến khám phá và tìm hiểu. Chính vì vậy nó là một trong những tiềm năng du lịch cần được khai thác phục vụ cho du lịch.
Riêng cá nhân tôi, từ xưa tui có mối quan tâm đặc biệt đến phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số và dân tộc Dao đối với tui là một đề tài phong phú càng khai thác tìm hiểu tui càng thấy thêm phần thú vị.
Như trên tui đã trình bày, phong tục tập quán là một đối tượng của du lịch văn hoá. Với bài nghiên cứu nhỏ này tui mong muốn giới thiệu chi tiết một phong tục đẹp để từ đó, quảng bá, giới thiệu cho du khách về văn hoá Việt Nam nói chung và của dân tộc Dao nói riêng.Vậy tui chọn đề tài: “Văn hóa dân tộc Dao và lễ cấp sắc của dân tộc Dao”
Phương pháp nghiên cứu
tui sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, thực tế (tại Bảo tàng dân tộc học).
Bài nghiên cứu của tui gồm 5 chương.
+ Chương I: Tên gọi và đặc điểm của lễ cấp sắc.
+ Chương II: Vài nét về trình tự tiến hành lễ cấp sắc.
+ Chương III: Lễ cấp sắc và bản sắc của văn hoá Dao.
+ Chương IV: Một số hạn chế của lễ cấp sắc.
+ Chương V: Vài nhận xét và ý nghĩa của lễ cấp sắc trong hoạt động du lịch.
CHƯƠNG I
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ được người Dao coi trọng. Tuy nhiên tên gọi của nó vẫn còn là vấn đề tranh luận. Tên gọi “cấp sắc” được chủ yếu các nhà khoa học sử dụng. Thuật ngữ này xuất phát từ chỗ là người trải qua lễ cấp sắc được thầy cúng cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nội dung là lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Bản sắc này giống như chứng chỉ cho phép người đã qua cấp sắc được cúng bái hay chữa bện… và có một vị thế nhất định trong cộng đồng đó. Ngoài tên “cấp sắc” còn có xuất hiện một số tên gọi khác như lễ: “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính”… thuật ngữ “cấp tinh” có nghĩa là làm trong sạch bởi vì trong lễ cấp sắc người ta thắp đèn soi ság người thụ lễ với mục đích làm bay đi những tạp uế và những tội lỗi ở con người đó. Còn lễ “cấp tính” hay “lập tịch” tức là lễ nhập họ do việc đặt tên mới và điều chỉnh tên họ của người thụ lễ cho phù hợp với ngôi thứ trong dòng họ. Trong khi đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá từ các nước khác nhau lại có những tên gọi khác. Ví dụ nhà khoa học ở Trung Quốc gọi nó là “lễ độ giới”, ở Nhật Bản người ta gọi đó là “lễ qua tang”, ở Pháp là “lễ gia nhập Đạo giáo”…
Như vậy, đối với các nhà nghiên cứu, tên gọi của lễ cấp sắc cũng rất khác nhau. Ngay bản thân người Dao tên gọi của nghi lễ này cũng rất đa dạng. Họ có hơn 10 cách gọi tên. Ví dụ, người Dao tiền thường gọi là lễ “qua tang”. “Qua” tức là trải qua hay được thử thách còn “tang” là đèn hay vật dùng để thắp sáng! Bởi vậy tên gọi “qua tang” có nghĩa là trải qua lễ soi đèn hay nến soi sáng người thụ lễ trong tiến trình cấp sắc. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp tinh” mà một số nhà khoa học dùng. Có một số nhóm Dao như Dao Đỏ, Dao tiền… còn gọi lễ “cấp sắc” là “tạt phat búa” nghĩa là lễ đặt pháp danh. Không ít trường hợp người ta cũng gọi đó là lễ “chấu đàng” nghĩa là cúng ông tổ người Dao là Bàn vương. Riêng đối vớ lễ cấp sắc ở cấp bậc cao hơn thì người Dao gọi là “tẩu sai” tức là lễ cấp chứng chỉ cho người được làm thầy cúng. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp sắc” mà nhiều nhà khoa học nước ta sử dụng. Ngoài ra ở người Dao Đỏ và Dao tiền còn có nhiều tên gọi khác để chỉ lễ cấp sắc như “chẩu lung hìn” (lễ cầu phúc cho dòng họ), “Mài sai tía” (có thày cúng đỡ đầu), “chẩu tôm bung hìn” (lễ cầu phúc lớn)…
Tóm lại tên gọi của lễ cấp sắc khá phong phú. Điều này đoán lễ cấp sắc khá phức tạp và có một ý nghĩa tương đối quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội và tinh thần của người Dao.
Về đặc điểm, nếu dựa vào số lượng đền hay nếp thắp sáng để soi người thụ lễ trong mỗi đợt làm lễ thì hiện nay có 3 cấp bậc:
+ Cấp thấp nhất là 3 đèn: người thụ lễ được soi bởi 3 đèn.
+ Cấp thứ hai là 7 đèn: người thụ lễ được đặt 7 cây đèn.
+ Bậc cao nhất là 12 đèn: người thụ lễ đội 12 đèn đang tỏa sáng.
Lễ cấp sắc luôn gắn liền với yếu tố tôn giáo, văn hoá, văn nghệ của người Dao. Đặc biệt chỉ có người đàn ông Dao thụ lễ cấp sắc, còn phụ nữ thì phụ thuộc vào vị thế của người chồng.
CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc
-Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3 đèn cần 6 tháng chuẩn bị nếu ở cấp cao hơn thì chuẩn bị từ 1 - 2 năm, thậm chí còn lâu hơn. Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi 2 con lợn dùng cho việc tế lễ. Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ cho những ngày lễ. Khâu chuẩn bị tiếp theo là may, thêu lễ phục cho người thụ lễ. Cách may, trang trí lễ phục của các nhóm Dao là khác nhau. Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hay các vật dụng khác có liên quan. Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ cần tiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy dó để làm tiền âm phủ, chuẩn bị nến hay dầu đốt đèn thật kỹ. Sau đó cử người đi tìm thầy cúng kể cả người giúp việc. Số thầy cúng được mời đến phải bằng số cấp bậc của nghi lễ. Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng, lễ cấp sắc 7 đèn cần mời 7 thày cúng. Ngoài ra còn mời một số thanh niên nam và nữ chưa có gia đình đến hát trong lúc làm lễ.
Như vậy công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian và phải chuẩn bị nhiều thứ. Qua đó có thể thấy được những tập quán của người Dao về số lượng các lễ vật để tế lễ cấp sắc, điều kiện và số lượng người được mời đến hành lễ hay phụ giúp cho lễ cấp sắc.
2. Tiến trình của lễ cấp sắc
Một lễ cấp sắc thường có nhiều công đoạn phức tạp tuỳ từng trường hợp vào cấp bậc và nhóm địa phương. Sau đây tui xin đưa ra ví dụ lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao nói phương ngữ Kiềm Miền làm ví dụ. Lễ cấp sắc này diễn ra 2 ngày và có thể chia làm 2 bước lớn là: thụ đèn và cúng Bàn Vương hay lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao tiền của nước ta.
* Bước thụ đèn:
Mở đầu cho bước này, người ta trang trí bàn cúng, treo tranh thờ. Để 2 bàn cúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính, trên bàn cúng có một bát hương, 3 chiếc bát con để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 bát củ gừng tươi. Riêng bàn cúng của ông thầy cúng thứ nhất có thêm 3 bát con, trong mỗi bát đựng một ít dầu và có bấc để soi sáng người thụ lễ. Phía trên cửa chính gian giữa nhà là nơi diễn ra các chi tiết của lễ cấp sắc, ở trên tường phía sau bàn cúng treo 10 tở tranh thờ do thầy cúng mang đến. Sau khi chuẩn bị xong, người giúp việc lấy một chiếc chổi mới vừa đọc thần chú vừa giả vờ quét nhà nhằm mục đích tẩy uế, xua đuổi những “điềm xấu” ra khỏi nhà để lễ cấp sắc diễn ra thuận buồm xuôi gió. Kể từ thời điểm này tất cả mọi người trong gia đình phải tuân thủ một số tập quán kiêng kị khá nghiêm ngặt như à không mang áo tang, nam nữ không được trêu ghẹo, nói tục, không cãi nhau…
Tiếp theo 2 thầy cúg chủ trì mặc lễ phục để cúng mời các tỏ tiên, thần phật và các thần linh khác đến dự lễ. Trong nghi thứ này và các nghi lễ tiếp theo thầy cúng chủ trì thứ nhất và thầy cúng chủ trì thứ 2 chỉ được phép cúg ở bàn cúng của mình, còn trên bàn thờ tổ tiên để bày các lễ vật. Ngoài việc cúng Bàn Vương, cúng tổ tiên, thần chăn nuôi… các thầy cúg còn phải cúng để mời các thần linh của mình như ma của các thầy cấp sắc, các loại âm binh được cấp sắc, các thần linh được vẽ trong tranh…
Sau lễ cúng này, anh em họ hàng múa những bài múa cổ truyền về tổ tiên trong tiếng chiêng, trống và chuông nhạc đệm làm cho không khí rộn ràng như trong ngày hội. Tiếp đến, 2 thầy cúng tiếp tục cúng để xin phép các thần linh phù hộ và chứng kiến lễ soi đèn cho người thụ lễ. Sau đó, người ta đặt một cái ghế giữa nhà cho người thụ lễ ngồi, thầy cúng thứ nhất đọc lại lịch của anh ta và yêu cầu các thần linh cởi bỏ những sự dốt nát trong người thụ lễ và thay vào đó là sự thông minh. Tiếp theo, người giúp việc đốt 3 cái bấc trong 3 bát dầu đã được đặt sẵn ở trên bàn cúng để cho hai thầy cúng và người bố đẻ của người thụ lễ đặt lên đỉnh đầu và hai vai của người thụ lễ. Nếu bố đẻ của người thụ lễ chết thì phải chọn một người khác có uy tín và sau khi người này chết thì âm hồn của ông ta sẽ nằm trong nhóm ma của các thầy cấp sắc của người thụ lễ. Về sau, nếu người thụ lễ trở thành thầy cúng, mỗi lần đi hành lễ phải mời nhóm ma này đi để phù hộ. Khi đèn được đặt lên người thụ lễ thì có người khác giữ đèn để khỏi đổ, còn người bố đẻ và hai thầy cúng vừa đi vừa múa vòng quanh người thụ lễ khoảng từ 10 đến 15 vòng. Các nghi lễ tiếp theo là hạ đèn, đặt pháp danh, cúng công cụ cúng bái và cấp âm binh cho người thụ lễ. Những nghi lễ này diễn ra trang nghiêm vì đó là mục đích của lễ cấp sắc.
Một nghi lễ khá quan trọng không chỉ thể hiện tính tôn giáo mà còn có ý nghĩa giáo dục đó là lễ cấp Pháp trong lễ cấp sắc. Lần lượt, thầy cùng thứ nhất, thầy cúng thứ hai và bố đẻ người thụ lễ mỗi người bốc một ít gạo ở bàn cúng và cầu khấn âm binh cùng các thần ma của các thầy cấp sắc cho mình trước đây rồi cho vào mồm nhai và phun về phía người thụ lễ. Người thụ lễ nâng vạt áo để hứng.
Đối với người Dao thì nghi lễ này thể hiện sự phụ thuộc của người thụ lễ vào các thầy cúng và bố đẻ của mình. Cụ thể là về mặt tâm linh, có sự hoà hợp giữa hai thế hệ người thụ lễ và thế hệ đến hành lễ trên cơ sở phụ thộc về âm binh, pháp danh. Còn về mặt luật tục, từ nay trở đi, người thụ lễ phải tuyệt đối trung thành với bố đẻ và các thầy cúng.
Tiếp theo, thầy cúng thứ hai hướng dẫn người thụ lễ mua hoảng 7 bài múa cổ, chủ yếu là múa về tổ tiên, thổ địa, thổ công… Họ vừa múa vừa dâng bánh nếp và rượu của người thụ lễ cho các thần linh và tổ tiên. Quá trình múa này kéo dài từ 4 đến 5 giờ có sử dụng một số nhạc cụ như chiêng, trống và người múa phải đeo mặt nạ. Tiếp đến là anh em họ hàng nhảy múa góp vui cho nghi lễ. Họ có thể múa bất cứ điệu múa nào và có thể múa hàng chục người.
Tiếp theo thầy cúng được mời múa đến múa 7 bài múa khác nhau để dâng bánh cúng và rượu cho các thần linh. Sau khi hai thày cúng chủ trì, thày múa và người giúp việc làm lễ cúng để tiễn đưa các thần linh ra về thì kết thúc lễ thụ đèn. Người ta dọn các loại nhạc cụ và các tờ tranh chuẩn bị cho bước hai là lễ cúng Bàn Vương. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trên, người thụ đèn được coi là “người lớn” bởi vì anh ta được thụ đèn, được cấp âm binh và các vật dụng để cúng bái đặc biệt là pháp danh và có ma tổ sư của nghề cúng.
*Bước cúng ông tổ người Dao.
Đầu iên là bày bàn cúng, làm lễ cúng mời các bậc tổ tiên và Bàn Vương đến dự lễ. Sự chuẩn bị được bắt đầu bằng việc thịt 2 con lợn và làm sạch để bày lên bàn cúng, cắt giấy bản để làm tiền âm phủ. Bàn để cúg Bàn Vương được đặt ở trong nhà nơi đối diện với cửa chính chỗ sát vách ngăn giữa gian khách và gian buồng, còn bàn cúng gia tiên thì đặt ngay trước bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật đặt trên bàn cúng gồm có một con lợn móc hàm chưa luộc, để úp sấp trên bàn, 3 bát con để rót rượu mời ma, 2 bát củ gừng tười, 1 bát nước lã, 1 bát gạo, 1 bát hương và nhiều tiền âm phủ. Khi chuẩn bị xong thày cúng thứ nhất mặc lễ phục mời bậc thần linh và tổ tiên đến dự lễ. Đồng thời 3 thiếu niên và 3 thiếu nữ đứng thành 2 hàng ở phía sau thày cúng để vái chào các bậc tổ tiên và thần linh. Tiếp theo là hát và đọc thơ cho các bậc tổ tiên nghe. Người ta đặt thêm một bàn cúng ở gần bàn cúng Bàn Vương để bày 3 bát thịt lợn chín, 3 bát rau cải nấu, 1 chai rượu, 6 chiếc bát ăn cơm, 6 đôi đũa và 1 quyển sách cúng. Hai thày cúng chủ trì, thày cúng múa và 3 người đàn ông khác được mời đến ngồi vào bàn đọc thơ được ghi chép trong quyển sách cúng. Quá trình này kéo dài hơn 3 tiếng.
Sau khi cúng cầu các bậc tổ tiên và các thần linh phù hộ cho gia đình, đốt vàng mã và đưa tiễn thần linh thì kết thúc lễ cúng Bàn Vương, đồng thời lễ cấp sắc kết thúc.
Như vậy, tiến trình của một lễ cấp sắc rất phức tạp, nó gồm rất nhiều nghi lễ nhỏ. Riêng lễ cấp sắc 7 đèn và 12 đèn có một số sự khác biệt với nghi lễ được trình bày ở trên. Thời gian hành lễ 7 đèn khoảng 4 ngày, với lễ 12 đèn là từ 5 - 7 ngày.
CHƯƠNG III
LỄ CẤP SẮC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO
1. Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc
Người Dao duy trì lễ cấp sắc từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ có sự gắn kết với các yếu tố tâm linh phong tục, tập quán. Với thế giới xung quanh, người Dao quan niệm thế giới có 3 tầng, tầng trên là nơi sống của các vị thần và người khổng lồ, tầng giữa là quê hương của người sống, tầng dưới là thế giới của người lùn. Người ở tầng trên thì đeo dao ở cổ, người sống đeo dao ở lưng, người lùn thì đao dao ở bắp chân. Thế giới và sự sống đều do một ông thần tạo ra, ông thần này cũng tạo ra các vị thần linh khác nhau cai quản ở mọi lĩnh vực. Ví dụ ở trên trời có Ngọc hoàng, thần sấm, thần sét… ở dưới nước có hà bá, tầng thế giới người sống có thổ công, thổ địa, thần lúa gạo… Ngoài ra còn có các loại ma và tổ tiên.
Dù cho rất nhiều loại thần linh và ma nhưng người Dao phân ra làm hai loại: tà và lành. Những linh thân và ma là lành khi giáng phúc lành, giúp đỡ con người, gia súc như thần lúa gạo, thổ công, thổ địa. Loại ác là những con ma thường tác quái với con người, làm hại vật nuôi và cây trồng như ma núi, ma sông, ma suối, ma của những người chết không bình thường.
Như vậy để đảm bảo cho cuộc sống an cư người Dao phải cúng tế cầu nguyện các thần linh và ma lành che chở, làm lễ trừ bỏ ma ác. Nhưng chỉ có những người au lễ cấp sắc mới có thể tiến hành các lễ như thế. Xong lễ cấp sắc, người thụ lễ được cấp các loại công cụ dùng để cúng bái, các thủ thuật để xin sự che chở từ ma lành, các loại âm binh bảo vệ người được cấp sắc hay các thủ thuật phòng trừ tà ma.
2. Đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng thể hiện qua lễ cấp sắc
Qua lễ cấp sắc, ta nhận thấy rằng người Dao chịu ảnh hưởng từ nhiều tôn giáo mà đầu tiên là Đạo giáo. Yếu tố Đạo giáo thể hiện ở các
CHƯƠNG V
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ CẤP SẮC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ SAPA
Lễ cấp sắc là một nghi lễ đặc trưng bất kỳ người đàn ông Dao nào cũng phải trải qua lễ cấp sắc. Đây là điểm khác biệt giữa dân tộc Dao và các nhóm dân tộc khác.
Lễ cấp sắc của người Dao bao gồm nhiều nghi lễ phức tạp, có nhiều tên gọi khác nhau và có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống do vậy nó khó nhận diện. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc phát huy những mặt tích cực của nó.
Lễ cấp sắc không đơn thuần là một nghi lễ tôn giáo mà còn chứa đựng các thành tố văn hoá đặc trưng. Những quan niệm về thế giới tâm linh, các sắc thái tôn giáo tín ngưỡng. Những sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian, tập quán giáo dục cộng đồng… được thể hiện khá rõ nét trong lễ cấp sắc. Do vậy lễ cấp sắc có sức thu hút mạnh mẽ đối với các hoạt động như nghiên cứu khoa học về lịch sử, âm thực phong tục tập quán.
Trong hoạt động du lịch, lễ cấp sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách ưa thích khám phá, tìm hiểu văn hoá của người Dao nói riêng và của dân tộc thiểu số nói chung. Hiện nay lễ cấp sắc là đối tượng của du lịch văn hoá. Du khách đến tham quan và tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng người Dao họ mong muốn được chứng kiến quá trình diễn ra nghi lễ.
Cộng đồng người Dao ở một số tỉnh phía Bắc vẫn còn lưu giữ nững giá trị của nghi lễ này dường nư còn nguyên vẹn. Có thể so sánh lễ cấp sắc với lễ “Tàng cẩu” của đồng bào dân tộc Thái, hay lễ “đâm trâu” của đồng bào dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên, hay gần hơn là “chợ tình” Sapa, Bắc Hà của dân tộc Mông. Nhữn nghi lễ và hoạt động văn hoá này có giá trị vô giá đối với dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của những nghi lễ này là góp phần lưu giữ bản sắc văn hoá.
Cộng đồng Dao hiện nay hiện đang giữ gìn, bảo tồn ngh lễ này khá tốt, không chỉ tiếp tục thực hiện, tiến hành nghi lễ. Đảng và Nhà nước cùng cộng đồng người Dao đang tích cực quảng bá nét đẹp của văn hoá Dao nói chung và lễ cấp sắc nói riêng. Lễ được coi là hìh ảnh tiêu biểu của người Dao, xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bảo tàng, phòng trưng bày. Vì cấp sắc là linh hồn của người Dao, việc tìm hiểu lễ cấp sắc là cách tiếp cận đúng đắn nhất văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc Dao./.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I 1
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC 1
CHƯƠNG II 3
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC 3
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3
2. Tiến trình của lễ cấp sắc 3
CHƯƠNG III 7
LỄ CẤP SẮC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO 7
1. Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc 7
2. Đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng thể hiện qua lễ cấp sắc 7
3. Sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật trong lễ cấp sắc 8
4. Phong tục tập quán của người Dao thể hiện trong lễ cấp sắc 8
5. Tính giáo dục cộng đồng trong lễ cấp sắc 9
CHƯƠN IV 11
MỘT SỐ HẠN CHẾ 11
CHƯƠNG V 12
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ CẤP SẮC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ SAPA 12
MỤC LỤC 14
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
Dân tộc Dao là một dân tộc chủ yếu, lớn và sống trên một số điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Bắc Hà. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây và văn hoá phong tục sẽ là yếu tố thúc đẩy du lịch ở những địa phương này phát triển.
Dân tộc Dao lưu giữ khá nhiều phong tục hay, độc đáo trong đó có lễ cấp sắc phong tục này đang và sẽ thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước cũng như du khách từ khắp nơi đến khám phá và tìm hiểu. Chính vì vậy nó là một trong những tiềm năng du lịch cần được khai thác phục vụ cho du lịch.
Riêng cá nhân tôi, từ xưa tui có mối quan tâm đặc biệt đến phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số và dân tộc Dao đối với tui là một đề tài phong phú càng khai thác tìm hiểu tui càng thấy thêm phần thú vị.
Như trên tui đã trình bày, phong tục tập quán là một đối tượng của du lịch văn hoá. Với bài nghiên cứu nhỏ này tui mong muốn giới thiệu chi tiết một phong tục đẹp để từ đó, quảng bá, giới thiệu cho du khách về văn hoá Việt Nam nói chung và của dân tộc Dao nói riêng.Vậy tui chọn đề tài: “Văn hóa dân tộc Dao và lễ cấp sắc của dân tộc Dao”
Phương pháp nghiên cứu
tui sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, thực tế (tại Bảo tàng dân tộc học).
Bài nghiên cứu của tui gồm 5 chương.
+ Chương I: Tên gọi và đặc điểm của lễ cấp sắc.
+ Chương II: Vài nét về trình tự tiến hành lễ cấp sắc.
+ Chương III: Lễ cấp sắc và bản sắc của văn hoá Dao.
+ Chương IV: Một số hạn chế của lễ cấp sắc.
+ Chương V: Vài nhận xét và ý nghĩa của lễ cấp sắc trong hoạt động du lịch.
CHƯƠNG I
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ được người Dao coi trọng. Tuy nhiên tên gọi của nó vẫn còn là vấn đề tranh luận. Tên gọi “cấp sắc” được chủ yếu các nhà khoa học sử dụng. Thuật ngữ này xuất phát từ chỗ là người trải qua lễ cấp sắc được thầy cúng cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nội dung là lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Bản sắc này giống như chứng chỉ cho phép người đã qua cấp sắc được cúng bái hay chữa bện… và có một vị thế nhất định trong cộng đồng đó. Ngoài tên “cấp sắc” còn có xuất hiện một số tên gọi khác như lễ: “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính”… thuật ngữ “cấp tinh” có nghĩa là làm trong sạch bởi vì trong lễ cấp sắc người ta thắp đèn soi ság người thụ lễ với mục đích làm bay đi những tạp uế và những tội lỗi ở con người đó. Còn lễ “cấp tính” hay “lập tịch” tức là lễ nhập họ do việc đặt tên mới và điều chỉnh tên họ của người thụ lễ cho phù hợp với ngôi thứ trong dòng họ. Trong khi đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá từ các nước khác nhau lại có những tên gọi khác. Ví dụ nhà khoa học ở Trung Quốc gọi nó là “lễ độ giới”, ở Nhật Bản người ta gọi đó là “lễ qua tang”, ở Pháp là “lễ gia nhập Đạo giáo”…
Như vậy, đối với các nhà nghiên cứu, tên gọi của lễ cấp sắc cũng rất khác nhau. Ngay bản thân người Dao tên gọi của nghi lễ này cũng rất đa dạng. Họ có hơn 10 cách gọi tên. Ví dụ, người Dao tiền thường gọi là lễ “qua tang”. “Qua” tức là trải qua hay được thử thách còn “tang” là đèn hay vật dùng để thắp sáng! Bởi vậy tên gọi “qua tang” có nghĩa là trải qua lễ soi đèn hay nến soi sáng người thụ lễ trong tiến trình cấp sắc. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp tinh” mà một số nhà khoa học dùng. Có một số nhóm Dao như Dao Đỏ, Dao tiền… còn gọi lễ “cấp sắc” là “tạt phat búa” nghĩa là lễ đặt pháp danh. Không ít trường hợp người ta cũng gọi đó là lễ “chấu đàng” nghĩa là cúng ông tổ người Dao là Bàn vương. Riêng đối vớ lễ cấp sắc ở cấp bậc cao hơn thì người Dao gọi là “tẩu sai” tức là lễ cấp chứng chỉ cho người được làm thầy cúng. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp sắc” mà nhiều nhà khoa học nước ta sử dụng. Ngoài ra ở người Dao Đỏ và Dao tiền còn có nhiều tên gọi khác để chỉ lễ cấp sắc như “chẩu lung hìn” (lễ cầu phúc cho dòng họ), “Mài sai tía” (có thày cúng đỡ đầu), “chẩu tôm bung hìn” (lễ cầu phúc lớn)…
Tóm lại tên gọi của lễ cấp sắc khá phong phú. Điều này đoán lễ cấp sắc khá phức tạp và có một ý nghĩa tương đối quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội và tinh thần của người Dao.
Về đặc điểm, nếu dựa vào số lượng đền hay nếp thắp sáng để soi người thụ lễ trong mỗi đợt làm lễ thì hiện nay có 3 cấp bậc:
+ Cấp thấp nhất là 3 đèn: người thụ lễ được soi bởi 3 đèn.
+ Cấp thứ hai là 7 đèn: người thụ lễ được đặt 7 cây đèn.
+ Bậc cao nhất là 12 đèn: người thụ lễ đội 12 đèn đang tỏa sáng.
Lễ cấp sắc luôn gắn liền với yếu tố tôn giáo, văn hoá, văn nghệ của người Dao. Đặc biệt chỉ có người đàn ông Dao thụ lễ cấp sắc, còn phụ nữ thì phụ thuộc vào vị thế của người chồng.
CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc
-Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3 đèn cần 6 tháng chuẩn bị nếu ở cấp cao hơn thì chuẩn bị từ 1 - 2 năm, thậm chí còn lâu hơn. Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi 2 con lợn dùng cho việc tế lễ. Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ cho những ngày lễ. Khâu chuẩn bị tiếp theo là may, thêu lễ phục cho người thụ lễ. Cách may, trang trí lễ phục của các nhóm Dao là khác nhau. Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hay các vật dụng khác có liên quan. Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ cần tiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy dó để làm tiền âm phủ, chuẩn bị nến hay dầu đốt đèn thật kỹ. Sau đó cử người đi tìm thầy cúng kể cả người giúp việc. Số thầy cúng được mời đến phải bằng số cấp bậc của nghi lễ. Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng, lễ cấp sắc 7 đèn cần mời 7 thày cúng. Ngoài ra còn mời một số thanh niên nam và nữ chưa có gia đình đến hát trong lúc làm lễ.
Như vậy công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian và phải chuẩn bị nhiều thứ. Qua đó có thể thấy được những tập quán của người Dao về số lượng các lễ vật để tế lễ cấp sắc, điều kiện và số lượng người được mời đến hành lễ hay phụ giúp cho lễ cấp sắc.
2. Tiến trình của lễ cấp sắc
Một lễ cấp sắc thường có nhiều công đoạn phức tạp tuỳ từng trường hợp vào cấp bậc và nhóm địa phương. Sau đây tui xin đưa ra ví dụ lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao nói phương ngữ Kiềm Miền làm ví dụ. Lễ cấp sắc này diễn ra 2 ngày và có thể chia làm 2 bước lớn là: thụ đèn và cúng Bàn Vương hay lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao tiền của nước ta.
* Bước thụ đèn:
Mở đầu cho bước này, người ta trang trí bàn cúng, treo tranh thờ. Để 2 bàn cúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính, trên bàn cúng có một bát hương, 3 chiếc bát con để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 bát củ gừng tươi. Riêng bàn cúng của ông thầy cúng thứ nhất có thêm 3 bát con, trong mỗi bát đựng một ít dầu và có bấc để soi sáng người thụ lễ. Phía trên cửa chính gian giữa nhà là nơi diễn ra các chi tiết của lễ cấp sắc, ở trên tường phía sau bàn cúng treo 10 tở tranh thờ do thầy cúng mang đến. Sau khi chuẩn bị xong, người giúp việc lấy một chiếc chổi mới vừa đọc thần chú vừa giả vờ quét nhà nhằm mục đích tẩy uế, xua đuổi những “điềm xấu” ra khỏi nhà để lễ cấp sắc diễn ra thuận buồm xuôi gió. Kể từ thời điểm này tất cả mọi người trong gia đình phải tuân thủ một số tập quán kiêng kị khá nghiêm ngặt như à không mang áo tang, nam nữ không được trêu ghẹo, nói tục, không cãi nhau…
Tiếp theo 2 thầy cúg chủ trì mặc lễ phục để cúng mời các tỏ tiên, thần phật và các thần linh khác đến dự lễ. Trong nghi thứ này và các nghi lễ tiếp theo thầy cúng chủ trì thứ nhất và thầy cúng chủ trì thứ 2 chỉ được phép cúg ở bàn cúng của mình, còn trên bàn thờ tổ tiên để bày các lễ vật. Ngoài việc cúng Bàn Vương, cúng tổ tiên, thần chăn nuôi… các thầy cúg còn phải cúng để mời các thần linh của mình như ma của các thầy cấp sắc, các loại âm binh được cấp sắc, các thần linh được vẽ trong tranh…
Sau lễ cúng này, anh em họ hàng múa những bài múa cổ truyền về tổ tiên trong tiếng chiêng, trống và chuông nhạc đệm làm cho không khí rộn ràng như trong ngày hội. Tiếp đến, 2 thầy cúng tiếp tục cúng để xin phép các thần linh phù hộ và chứng kiến lễ soi đèn cho người thụ lễ. Sau đó, người ta đặt một cái ghế giữa nhà cho người thụ lễ ngồi, thầy cúng thứ nhất đọc lại lịch của anh ta và yêu cầu các thần linh cởi bỏ những sự dốt nát trong người thụ lễ và thay vào đó là sự thông minh. Tiếp theo, người giúp việc đốt 3 cái bấc trong 3 bát dầu đã được đặt sẵn ở trên bàn cúng để cho hai thầy cúng và người bố đẻ của người thụ lễ đặt lên đỉnh đầu và hai vai của người thụ lễ. Nếu bố đẻ của người thụ lễ chết thì phải chọn một người khác có uy tín và sau khi người này chết thì âm hồn của ông ta sẽ nằm trong nhóm ma của các thầy cấp sắc của người thụ lễ. Về sau, nếu người thụ lễ trở thành thầy cúng, mỗi lần đi hành lễ phải mời nhóm ma này đi để phù hộ. Khi đèn được đặt lên người thụ lễ thì có người khác giữ đèn để khỏi đổ, còn người bố đẻ và hai thầy cúng vừa đi vừa múa vòng quanh người thụ lễ khoảng từ 10 đến 15 vòng. Các nghi lễ tiếp theo là hạ đèn, đặt pháp danh, cúng công cụ cúng bái và cấp âm binh cho người thụ lễ. Những nghi lễ này diễn ra trang nghiêm vì đó là mục đích của lễ cấp sắc.
Một nghi lễ khá quan trọng không chỉ thể hiện tính tôn giáo mà còn có ý nghĩa giáo dục đó là lễ cấp Pháp trong lễ cấp sắc. Lần lượt, thầy cùng thứ nhất, thầy cúng thứ hai và bố đẻ người thụ lễ mỗi người bốc một ít gạo ở bàn cúng và cầu khấn âm binh cùng các thần ma của các thầy cấp sắc cho mình trước đây rồi cho vào mồm nhai và phun về phía người thụ lễ. Người thụ lễ nâng vạt áo để hứng.
Đối với người Dao thì nghi lễ này thể hiện sự phụ thuộc của người thụ lễ vào các thầy cúng và bố đẻ của mình. Cụ thể là về mặt tâm linh, có sự hoà hợp giữa hai thế hệ người thụ lễ và thế hệ đến hành lễ trên cơ sở phụ thộc về âm binh, pháp danh. Còn về mặt luật tục, từ nay trở đi, người thụ lễ phải tuyệt đối trung thành với bố đẻ và các thầy cúng.
Tiếp theo, thầy cúng thứ hai hướng dẫn người thụ lễ mua hoảng 7 bài múa cổ, chủ yếu là múa về tổ tiên, thổ địa, thổ công… Họ vừa múa vừa dâng bánh nếp và rượu của người thụ lễ cho các thần linh và tổ tiên. Quá trình múa này kéo dài từ 4 đến 5 giờ có sử dụng một số nhạc cụ như chiêng, trống và người múa phải đeo mặt nạ. Tiếp đến là anh em họ hàng nhảy múa góp vui cho nghi lễ. Họ có thể múa bất cứ điệu múa nào và có thể múa hàng chục người.
Tiếp theo thầy cúng được mời múa đến múa 7 bài múa khác nhau để dâng bánh cúng và rượu cho các thần linh. Sau khi hai thày cúng chủ trì, thày múa và người giúp việc làm lễ cúng để tiễn đưa các thần linh ra về thì kết thúc lễ thụ đèn. Người ta dọn các loại nhạc cụ và các tờ tranh chuẩn bị cho bước hai là lễ cúng Bàn Vương. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trên, người thụ đèn được coi là “người lớn” bởi vì anh ta được thụ đèn, được cấp âm binh và các vật dụng để cúng bái đặc biệt là pháp danh và có ma tổ sư của nghề cúng.
*Bước cúng ông tổ người Dao.
Đầu iên là bày bàn cúng, làm lễ cúng mời các bậc tổ tiên và Bàn Vương đến dự lễ. Sự chuẩn bị được bắt đầu bằng việc thịt 2 con lợn và làm sạch để bày lên bàn cúng, cắt giấy bản để làm tiền âm phủ. Bàn để cúg Bàn Vương được đặt ở trong nhà nơi đối diện với cửa chính chỗ sát vách ngăn giữa gian khách và gian buồng, còn bàn cúng gia tiên thì đặt ngay trước bàn thờ tổ tiên. Các lễ vật đặt trên bàn cúng gồm có một con lợn móc hàm chưa luộc, để úp sấp trên bàn, 3 bát con để rót rượu mời ma, 2 bát củ gừng tười, 1 bát nước lã, 1 bát gạo, 1 bát hương và nhiều tiền âm phủ. Khi chuẩn bị xong thày cúng thứ nhất mặc lễ phục mời bậc thần linh và tổ tiên đến dự lễ. Đồng thời 3 thiếu niên và 3 thiếu nữ đứng thành 2 hàng ở phía sau thày cúng để vái chào các bậc tổ tiên và thần linh. Tiếp theo là hát và đọc thơ cho các bậc tổ tiên nghe. Người ta đặt thêm một bàn cúng ở gần bàn cúng Bàn Vương để bày 3 bát thịt lợn chín, 3 bát rau cải nấu, 1 chai rượu, 6 chiếc bát ăn cơm, 6 đôi đũa và 1 quyển sách cúng. Hai thày cúng chủ trì, thày cúng múa và 3 người đàn ông khác được mời đến ngồi vào bàn đọc thơ được ghi chép trong quyển sách cúng. Quá trình này kéo dài hơn 3 tiếng.
Sau khi cúng cầu các bậc tổ tiên và các thần linh phù hộ cho gia đình, đốt vàng mã và đưa tiễn thần linh thì kết thúc lễ cúng Bàn Vương, đồng thời lễ cấp sắc kết thúc.
Như vậy, tiến trình của một lễ cấp sắc rất phức tạp, nó gồm rất nhiều nghi lễ nhỏ. Riêng lễ cấp sắc 7 đèn và 12 đèn có một số sự khác biệt với nghi lễ được trình bày ở trên. Thời gian hành lễ 7 đèn khoảng 4 ngày, với lễ 12 đèn là từ 5 - 7 ngày.
CHƯƠNG III
LỄ CẤP SẮC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO
1. Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc
Người Dao duy trì lễ cấp sắc từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ có sự gắn kết với các yếu tố tâm linh phong tục, tập quán. Với thế giới xung quanh, người Dao quan niệm thế giới có 3 tầng, tầng trên là nơi sống của các vị thần và người khổng lồ, tầng giữa là quê hương của người sống, tầng dưới là thế giới của người lùn. Người ở tầng trên thì đeo dao ở cổ, người sống đeo dao ở lưng, người lùn thì đao dao ở bắp chân. Thế giới và sự sống đều do một ông thần tạo ra, ông thần này cũng tạo ra các vị thần linh khác nhau cai quản ở mọi lĩnh vực. Ví dụ ở trên trời có Ngọc hoàng, thần sấm, thần sét… ở dưới nước có hà bá, tầng thế giới người sống có thổ công, thổ địa, thần lúa gạo… Ngoài ra còn có các loại ma và tổ tiên.
Dù cho rất nhiều loại thần linh và ma nhưng người Dao phân ra làm hai loại: tà và lành. Những linh thân và ma là lành khi giáng phúc lành, giúp đỡ con người, gia súc như thần lúa gạo, thổ công, thổ địa. Loại ác là những con ma thường tác quái với con người, làm hại vật nuôi và cây trồng như ma núi, ma sông, ma suối, ma của những người chết không bình thường.
Như vậy để đảm bảo cho cuộc sống an cư người Dao phải cúng tế cầu nguyện các thần linh và ma lành che chở, làm lễ trừ bỏ ma ác. Nhưng chỉ có những người au lễ cấp sắc mới có thể tiến hành các lễ như thế. Xong lễ cấp sắc, người thụ lễ được cấp các loại công cụ dùng để cúng bái, các thủ thuật để xin sự che chở từ ma lành, các loại âm binh bảo vệ người được cấp sắc hay các thủ thuật phòng trừ tà ma.
2. Đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng thể hiện qua lễ cấp sắc
Qua lễ cấp sắc, ta nhận thấy rằng người Dao chịu ảnh hưởng từ nhiều tôn giáo mà đầu tiên là Đạo giáo. Yếu tố Đạo giáo thể hiện ở các
CHƯƠNG V
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ CẤP SẮC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ SAPA
Lễ cấp sắc là một nghi lễ đặc trưng bất kỳ người đàn ông Dao nào cũng phải trải qua lễ cấp sắc. Đây là điểm khác biệt giữa dân tộc Dao và các nhóm dân tộc khác.
Lễ cấp sắc của người Dao bao gồm nhiều nghi lễ phức tạp, có nhiều tên gọi khác nhau và có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống do vậy nó khó nhận diện. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc phát huy những mặt tích cực của nó.
Lễ cấp sắc không đơn thuần là một nghi lễ tôn giáo mà còn chứa đựng các thành tố văn hoá đặc trưng. Những quan niệm về thế giới tâm linh, các sắc thái tôn giáo tín ngưỡng. Những sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian, tập quán giáo dục cộng đồng… được thể hiện khá rõ nét trong lễ cấp sắc. Do vậy lễ cấp sắc có sức thu hút mạnh mẽ đối với các hoạt động như nghiên cứu khoa học về lịch sử, âm thực phong tục tập quán.
Trong hoạt động du lịch, lễ cấp sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách ưa thích khám phá, tìm hiểu văn hoá của người Dao nói riêng và của dân tộc thiểu số nói chung. Hiện nay lễ cấp sắc là đối tượng của du lịch văn hoá. Du khách đến tham quan và tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng người Dao họ mong muốn được chứng kiến quá trình diễn ra nghi lễ.
Cộng đồng người Dao ở một số tỉnh phía Bắc vẫn còn lưu giữ nững giá trị của nghi lễ này dường nư còn nguyên vẹn. Có thể so sánh lễ cấp sắc với lễ “Tàng cẩu” của đồng bào dân tộc Thái, hay lễ “đâm trâu” của đồng bào dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên, hay gần hơn là “chợ tình” Sapa, Bắc Hà của dân tộc Mông. Nhữn nghi lễ và hoạt động văn hoá này có giá trị vô giá đối với dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của những nghi lễ này là góp phần lưu giữ bản sắc văn hoá.
Cộng đồng Dao hiện nay hiện đang giữ gìn, bảo tồn ngh lễ này khá tốt, không chỉ tiếp tục thực hiện, tiến hành nghi lễ. Đảng và Nhà nước cùng cộng đồng người Dao đang tích cực quảng bá nét đẹp của văn hoá Dao nói chung và lễ cấp sắc nói riêng. Lễ được coi là hìh ảnh tiêu biểu của người Dao, xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bảo tàng, phòng trưng bày. Vì cấp sắc là linh hồn của người Dao, việc tìm hiểu lễ cấp sắc là cách tiếp cận đúng đắn nhất văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc Dao./.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I 1
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC 1
CHƯƠNG II 3
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC 3
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3
2. Tiến trình của lễ cấp sắc 3
CHƯƠNG III 7
LỄ CẤP SẮC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO 7
1. Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc 7
2. Đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng thể hiện qua lễ cấp sắc 7
3. Sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật trong lễ cấp sắc 8
4. Phong tục tập quán của người Dao thể hiện trong lễ cấp sắc 8
5. Tính giáo dục cộng đồng trong lễ cấp sắc 9
CHƯƠN IV 11
MỘT SỐ HẠN CHẾ 11
CHƯƠNG V 12
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ CẤP SẮC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ SAPA 12
MỤC LỤC 14
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: