tctuvan

New Member
link tải miễn phí
149 tr

Qua việc nghiên cứu Nho học, Nho giáo ở Việt Nam và Văn miếu Quốc tử giám, luận án đã đi sâu tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của các di tích của Văn miếu-Quốc tử giám ở Hà nội.Đồng thời đối chiếu so sánh nó với các Văn Miếu ở các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hưng yên,..Ngoài ra còn đối chiếu với Khổng miếu ở Khúc phụ, Sơn đông-Trung quốc, góp phần hệ thống hoá danh sách các vị đại khoa trong lịch sử
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
PHẦN THỨNHẤT
MỞ ĐẨU
1. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC n ỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1-VM - QTG (Hà Nội) ngày nay, vốn là trường dạy học chữ Nho cao cấp
của Việt Nam, một trong những thành tố quan trọng của văn hiến dân tộc là niềm
tự hào không chỉ của người dân thủ đô Hà Nội mà còn là niềm tự hào của người
dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
1.2- Trang tâm hoạt động văn hoá khoa học VM-QTG đã có nhiều biên
soạn, tập hợp tư liệu về VM để giới thiệu cho nhân dân nhưng vì nhiều lý do khác
nhau mà những chuyên khảo như vậy chưa tới tay độc giả. Tác giả luận án mong
muốn tập hợp các tư liệu và giới thiệu đến người đọc bằng luận án cao học này để
làm rõ thêm lịch sử VM-QTG Thăng Long - Hà Nội.
2. LỊCH SỬVẤN đ ề .
Các sử gia phong kiến đã nhiều lần đề cập tới VM như Lê Văn Hưu trong
Việt Sử lược, Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư, Phan Huy Chú với Lịch
triều hiến chương loại chí, và đặc biệt hơn cả là các sử gia triều Nguyễn viết về
VM Thăng Long như sau:
“VM ỏ thôn Minh Giám huyện Thọ Xương v ề phía tây nam tỉnh thành, dựng
thời Lý Thánh Tông, tô tượng thánh Khổng Tử cùng tứ phối, v ẽ tượng thập triết và
thất thập nhị hiền đ ể thờ. Đằng sau miếu đặt nhà QTG đ ể làm nơi s ĩ tử học tập.
Đến đời Trần, đời Lê cũng theo như thế. Hai bên tả hữu dựng bia đ ề danh tiến s ĩ
các triều. Bản triều đầu đòn Gia Long đặt làm VM Bắc thành, đổi đặt lại bài vị,
lại dựng thêm Khuê Văn các ỏ phía trong nghi môn. Nay là VM của tỉnh. Đền
Khải Thánh ỏ sau VM, nguyên là nơi diửig QTG ỏ đời Trần, đời Lê, đẩu đời Gia
Long đổi làm đền' [ 8; tr: 207-208].
Sau khi Thăng Long Hà Nội thuộc Pháp, có nhiều học giả Pháp nghiên cứu
về VM. Trước tiên phải kể tới bài viết của Dumoutier về VM Hà Nội, có tiêu đề:
Những ngôi chùa ở Hà Nội (Les Pagodes des Ha Noi) đăng trên tạp chí Dân tốc
hoc ( Revue d’ Ethnography) năm 1888. Trong bài viết này VM không chỉ là một
ngôi đền thờ Khổng Tử ( Le Temple royal Coníucéen) mà còn có một tên nữa là
Pagode des Corbeau; có nghĩa là chùa Qụa. Theo Dumoutier sở đĩ có tên như vậy
vì ở đây có rất nhiều con quạ thường đến đậu ở những cây muôn cổ thụ bao bọc
và che bóng mát cho ngôi đền này [ 6; tr: 493].
Sau đó phải kể tới Bernard Aurousseau một học giả khá quen thuộc của
Trường Viễn Đông bác cổ. Ông đã có một bài giới thiệu về VM và so nó với Đền
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top