Thường do xử lý cẩu thả vi khuẩn có cơ hội phát triển trong thực phẩm, do đó cần luôn giữ vệ sinh tay, tủ lạnh (cả ngăn đá lẫn ngăn lạnh), cũng như các khay, bát đĩa, túi đựng thực phẩm sạch sẽ.
Cần đảm bảo quy tắc "Đưa vào trước, dùng trước, có nghĩa là chúng ta sử dụng những thực phẩm cũ trước, mới sau. Cần theo dõi nhiệt độ của ngăn lạnh và ngăn đông.
Ngăn đông:
- Giữ nhiệt độ đông từ 0 độ F trở xuống (-17-18 độ C). Kem có thể thành khối đông đặc.
- Sử dụng màng bọc để giữ ẩm.
- Thực phẩm bảo quản phụ thuộc vào thời gian an toàn cho thực phẩm đó, gồm cả chất lượng ăn như mùi vị, độ dẻo dai... và cả giá trị dinh dưỡng nữa.
- Phải nhớ số lượng và thời gian bảo quản các loại thực phẩm trong tủ để sử dụng tuần tự.
Ngăn lạnh:
- Luôn đảm bảo nhiệt độ từ 34-40 độ F (1-6 độ C), tránh mở tủ thường xuyên đặc biệt là khi trời ấm.
- Cần để trong hộp kín hay bọc kín để tránh mất mùi hay nhiễm mùi (mùi của món này sang món khác).
- Các loại thực phẩm sống cần bọc cẩn thận, hay để trong hộp để không bị chảy nước nhiễm bẩn sang thực phẩm khác. Nếu lỡ để chảy nước ra tủ cần được lau sạch bằng nước xà phòng ấm hay nước khử trùng.
- Các loại thịt chín và thực phẩm thừa cần đậy kín hay bọc kĩ để tránh bị khô, toát mùi ra đồ ăn khác.
- Tránh để nhiễm khuẩn chéo từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Không nên để tôm còn sống trong tủ lạnh, vì nó sẽ chết và gây nhiễm cho các thực phẩm khác.
Ngày Tết dường như thật khác, vì quá nhiều thứ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng vẫn phải duy trì thói quen ăn uống lành mạnh mà ta đã có công rèn luyện. Bạn nên cố gắng tiếp tục thời gian biểu bình thường của mình. Chính cái tủ lạnh sẽ giúp bạn chủ động hơn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tận hưởng không khí Tết thoái mái hơn.