chuonggio_tinhyeucuatoi
New Member
Download miễn phí Vệ tinh viễn thám thương mại dùng trong mục đích an ninh quốc phòng
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ VIỄN THÁM. 4
1.1.Viễn thám là gì? 4
1.1.1 Các cơ chế tương tác: 6
1.1.2 Những ảnh hưởng của khí quyển. 6
1.2. Các hệ thống viễn thám. 8
1.2.1. Hệ thống khung hay hệ thống toàn cảnh( Framming system) 8
1.2.2. Hệ thống quét. (Scanning system) 8
1.2.3. Các hệ thống đa phổ. 9
CHƯƠNG 2 : Ý NGHĨA CỦA VIỄN THÁM TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN 10
2.1 Những ưu điểm của tư liệu viễn thám 10
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: 11
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM Ở VIỆT NAM. 14
3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ viễn thám ở Việt Nam. 14
3.2. Các nhu cầu ứng dụng của công nghệ viễn thám ở Việt Nam. 17
3.2.1 Ứng dụng công nghệ viễn thám trong công tác khí tượng và điều tra, khảo sát tài nguyên: 18
3.2.2.Ứng dụng công nghệ viễn thám trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai 19
3.2.3.Ứng dụng công nghệ viến thám để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 19
3.2.4 Ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra nghiên cứu biển: 19
3.2.5 Ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ các nhiệm vụ an ninh quốc phòng. 20
3.3.Những thuận lợi và khó khăn. 20
CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI VỆ TINH VIỄN THÁM. 23
4.1 Chương trình Meteosat 23
4.2 Chương trình Metor: 23
4.3 Các vệ tinh Rada ERS - 1 và ERS - 2 (của Châu Âu) 23
4.4 Vệ tinh quan trắc bằng Radar ENVISAT 25
CHƯƠNG 5: VỆ TINH QUANG HỌC SPOT. 27
5.1 Vấn đề quỹ đạo 27
5.2 Hệ thống quan sát 29
5.3.Khung vệ tinh đa nhiệm vụ và các phương tiện nghiên cứu khoa học 30
5.4 Các thiết bị khoa học đặt trên Spot 4. 35
CHƯƠNG 6: VỆ TINH RADARSAT. 38
6.1 Tổng quan về Vệ tinh RADARSAT 38
6.2 Tại sao lựa chọn RADARSAT? 41
6.3 Các loại radar 41
6.4 Hệ thống tải hữu ích của RADARSAT 45
6.5 Những thành viên tham gia chương trình RADARSAT. 47
CHƯƠNG 7: TRẠM THU ẢNH VỆ TINH. 49
7.1 Bối cảnh Việt nam hiện nay và sự cần thiết đầu tư xây dựng trạm thu ảnh: 49
7.2 Mô tả kỹ thuật và chức năng của hệ thống trạm thu: 50
7.2.1 Trạm thu nhận ảnh đa vệ tinh 50
7.2.2 Trung tâm ứng dụng 51
7.3 Mô tả các hệ thống. 52
7.3.1 Hệ thống thu nhận và anten 52
7.3.2 Trung tâm áp dụng: 54
CHƯƠNG 8: VỆ TINH NHỎ DÙNG TRONG VIỄN THÁM 55
8.1 Xu thế các hệ quan trắc mặt đất. 55
8.1.1 Tiến về các vệ tinh nhỏ. 55
8.1.2 Mở rộng độ phân giải và dải phổ. 62
8.2 Các tên lửa phóng nhỏ đã có 62
CHƯƠNG 9: VỆ TINH VIỄN THÁM THƯƠNG MẠI DÙNG TRONG MỤC ĐÍCH AN NINH QUỐC PHÒNG 66
9.1. Ý nghĩa của vệ tinh viễn thám trong quốc phòng: 66
9.2 Nguỵ trang và nghi trang: 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 74
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-ve_tinh_vien_tham_thuong_mai_dung_trong_muc_dich_an_ninh_quo.xueyKglV4E.swf /tai-lieu/ve-tinh-vien-tham-thuong-mai-dung-trong-muc-dich-an-ninh-quoc-phong-81683/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Các ảnh Radar cũng cho phép phát hiện các mảng dầu, ngay cả trong đêm, ngăn ngừa được hải triều đen, phát hiện việc thải dầu bất hợp pháp của các tàu chở dầu. Khi có ô nhiễm môi trường bởi Hydrocacbua, váng dầu làm cho mặt biển phẳng lì và làm thay đổi tín hiệu phản xạ về Radar.
Ngoài nhiệm vụ hải dương học các vệ tinh Rada ERS còn được dùng vào nhiều ứng dụng khác như:
- Phát hiện và theo dõi những hiện tượng có thể nguy hiểm cho con người như các trận cuồng phong, bão lớn, tốc độ gió trên 120 km/h.
- Đo độ ẩm mặt đất để đánh giá diện bị ngập lụt.
- Theo dõi sự tiến triển của quang cảnh tự nhiên như: phá rừng, sụt lở tuyết.
- Theo dõi và bảo vệ trái đất.
4.4 Vệ tinh quan trắc bằng Radar ENVISAT
Ngày nay người ta đã ý thức được về sự huỷ hoại trái đất. Năm 1985 xác minh được tầng ôzôn trên Nam cực đã bị loãng. Đó là một hiện tượng mà việc theo dõi, tìm hiểu và quản lý trở nên rất quan trọng. Trái đất và môi trường phải được theo dõi và bảo vệ.
Vệ tinh quan trắc bằng Radar ENVISAT phóng năm 1999 giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phân tích môi trường Trái đất cũng như các diễn biến khí hậu do hoạt động của con người gây ra. Hoạt động của các nhà máy, ô tô chạy, việc sưởi ấm nhà đều có ảnh hưởng đến khí hậu.
Radar ENVISAT được trang bị 11 thiết bị nghiên cứu khoa học trong đó điển hình có:
ã Radar có anten tổng hợp thế hệ mới ASAR với dàn anten tích cực có nhiều cách hoạt động, giúp nghiên cứu đại dương và các khối băng, nghiên cứu các đặc trưng của đất đai, đặc biệt là độ ẩm đất.
ãSpectrophotomet GOMOS (thiết bị đo độ phát xạ và độ phản xạ của các bề mặt và môi trường theo hàm bước sóng) để theo dõi bề dày tầng ôzôn trên phạm vi toàn cầu, cung cấp một bản đồ 3 chiều về phân bố tầng ôzôn để theo dõi diễn biến.
ãMáy đo bức xạ radiomet AATSR đo nhiệt độ bề mặt biển trong 4 kênh hồng ngoại và quan sát thảm thực vật trên mặt đất trong 3 kênh quang nhìn thấy được.
Chương 5: Vệ tinh quang học SPOT.
5.1 Vấn đề quỹ đạo
Quỹ đạo phải là hình tròn, để ảnh chụp của mọi điểm trên trái đất đều có đặc trưng như nhau. Tuy nhiên, do trái đất không phải là hình cầu lý tưởng, bán kính ở xích đạo lớn hơn ở cực 20 km, cho nên độ cao vệ tinh ở địa cực và ở xích đạo cũng hơi khác nhau. Vì muốn có ảnh ở tất cả mọi điểm trên bề mặt Trái đất, cho nên chọn quỹ đạo địa cực. Trái đất quay quanh trục địa cực, và điểm chiếu của vệ tinh vạch trên bề mặt trái đất những vạch cách đều nhau. Để có một chu kỳ quan trắc đều đặn cần làm sao cho sau khi vệ tinh bay chọn một số nguyên vòng trên quỹ đạo thì quả đất cũng quay trọn một số nguyên vòng quanh bản thân nó, để vệ tinh và quả đất lại quay trở lại đúng vị trí tương đối ban đầu lúc xuất phát. Như vậy có nghĩa là quỹ đạo phải cùng nhịp pha với chuyển động quay của trái đất.
Spot 4 mà độ cao quỹ đạo là 822 km (trên quỹ đạo) mỗi ngày quay 14+5/26 vòng. Sau 26 ngày, nghĩa là sau 26 vòng quay của trái đất quanh bản thân, vệ tinh cũng thực hiện trọn một số nguyên vòng quay trên quỹ đạo và sau đó những vệt của nó trên mặt đất lại lặp lại giống như chu trình trước. Nếu muốn cho vệ tinh quan sát được hết mọi điểm trên trái đất trong chu trình nói trên, phải làm cho trường quan sát ở hai bên vệt do điểm chiếu của vệ tinh vạch ra trên mặt đất rộng hơn 2 lần khoảng cách giữa 2 vệt. Với Spot 4, khoảng cách cực đại giữa 2 vệt (ở xích đạo) là 108km, còn trường tổng của hai thiết bị quan sát thẳng đứng của nó là 117 km, đảm bảo được sự quan sát trọn vẹn toàn bề mặt trái đất trong một chu trình 26 ngày.
Cuối cùng, nếu muốn cho các ảnh chụp trong các ngày khác nhau của một điểm đã cho có được những điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau, thì phải đảm bảo quỹ đạo luôn giữ một góc không đổi với hướng tới của tia mặt trời (để vệ tinh luôn bay qua một điểm đã cho ở một giờ địa phương nhất định), nghĩa là quỹ đạo phải đồng bộ mặt trời. Về danh định vệ tinh qua điểm nút đi xuống (giao điểm của vệt đi xuống với xích đạo) vào 10h 30' sáng ngày 15/6 hàng năm. Giờ nó bay qua trên đầu một vùng đã cho được giữ với sai số ±2phút quanh giá trị danh định bất kể mùa nào trong năm và nó trở lại vệt ban đầu với sai số ± 3 km ở xích đạo.
Khi đặt lên vị trí, Spot 4 có cùng quỹ đạo với Spot 1 và Spot 2, nhưng phân bố cách nhau sao cho chúng có thể được theo dõi và số liệu được ghi chép thành dãy kế tiếp nhau bởi cùng một hệ thống các trạm trên mặt đất.
Tóm lại, quỹ đạo các vệ tinh Spot tròn, ở cao độ 822 km trên xích đạo, đồng bộ mặt trời (10 giờ 30), trở lại chu trình cũ sau 26 ngày, vòng bay 101,4 phút.
5.2 Hệ thống quan sát
Tải hữu ích các vệ tinh Spot giống nhau, bao gồm: hai khí cụ quang học y hệt nhau gọi là HRVIR (High Risolution Visible Infra Red), một tập hợp thiết bị ghi số liệu (lên băng từ và bộ nhớ ở thể rắn) và truyền về mặt đất.
Khí cụ quang học đảm bảo các chức năng sau:
Độ phân biệt cao () để thiết lập những bản đồ địa hình tỷ lệ xích 1/50000 và những bản đồ đặc tả tỷ lệ xích 1/25000.
4 kênh hình riêng rẽ, mỗi kênh ứng với một dải phổ, sử dụng theo 2 cách:
- cách đa phổ (Còn gọi là cách Xi) gồm 4 dải bước sóng và mỗi bước lấy mẫu ở mặt đất là 20 m.
Các dải sóng này là : xanh cỏ ( B1 : 0,50 ~0,59 mm ), đỏ ( B2: 0,61~0,68 mm), cận hồng ngoại ( B3 : 0,79~0,89 mm ), giữa hồng ngoại (MIR : 1,58~1,75m m )
- cách đơn sắc ( còn gọi là cách P ) với dải phổ từ 0,61 đến 0,68 m m và bước lấy mẫu 10m ở mặt đất. Các khí cụ quang học Spot có thể ngân hàng nhìn nghiêng ±27° so với phương thẳng đứng. Như vậy có hai ưu điểm :
+ Lặp lại số lần quan sát nhiều hơn
+ Hình thành được hình nổi của địa hình nhờ kết hợp các ảnh nhìn từ những góc nghiêng khác nhau.
Bằng điều khiển từ xa hướng của gương đầu vào thiết bị quang học, có thể quét một hành lang rộng 900 km hai bên vệt vệ tinh. Vùng nhìn thiết bị quang học rộng 60 km khi nhìn xuống theo hướng thẳng đứng và 80 km khi nhìn nghiêng ở góc 27° .
Hàng ngày trung tâm điều hành dưới đất soạn thảo qui trình quan sát và dùng sóng vô tuyến chuyển lên nạp vào máy tính đặt trên vệ tinh. Máy tính theo đó tuần tự ra lệnh cho thiết bị quang học thực hiện.
Khả năng nhìn nghiêng cho phép tăng số lần quan sát những đối tượng đặc biệt. Chẳng hạn ở miền xích đạo, vệ tinh có thể quan sát một vùng nào đó đến 9 lần trong một chu trình 26 ngày, nghĩa là 126 lần một năm, bình quân 2,9 ngày/ lần.
Ơ vĩ độ 45, có thể quan sát một vùng nào đó đến 12 lần trong một chu trình 26 ngày, bình quân 2,1 ngày nhìn lại một lần (lâu nhất là 4 ngày, nhanh nhất là 1 ngày).
Khả năng nhìn lại sau vài ngày (nhờ phương pháp nhìn nghiêng) có ý nghĩa quan trọng đối với việc quan sát nhữn...