gloom_king

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Vì sao Đảng chủ trương hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường?Cho biết giải pháp phát triển các loại thị trường





Đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi và có điểm xuất phát thấp như nước ta hiện nay, việc phát triển đồng bộ nền kinh tế nói chung và các loại thị trường nói riêng đều cần có những giải pháp cụ thể, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong vấn đề này, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập điều kiện, môi trường kinh doanh thích ứng để các loại thị trường nhanh chóng hình thành và phát triển. Các chủ thể tham gia thị trường cần có môi trường pháp luật thuận lợi để vận dụng các quy luật của thị trường vào việc tăng trưởng sản xuất.Những năm gần đây, việc phát triển các loại thị trường ở nước ta có nhiều chuyển biến rõ nét. Điều đó được thể hiện trên một số chỉ tiêu cụ thể như: tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu tăng mạnh; việc lưu thông hàng hóa được tự do theo quy luật kinh tế thị trường cùng với sự tăng nhanh sức mua hàng hóa do đời sống nhân dân được cải thiện, làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hóa cũng tăng nhanh theo; kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm không ngừng tăng; quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BÀI TẬP LỚN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ BÀI: Vì sao Đảng chủ trương hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường?Cho biết giải pháp phát triển các loại thị trường?
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Hải Yến
Mã sinh viên :CQ503147
Lớp học phần:Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam_16
Giáo viên hướng dẫn:
1.Nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản. Trong quá trình đó Ðảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Ðại hội X của Ðảng trên cơ sở tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới đã có một bước tiến mới quan trọng trong nhận thức về con đường đi lên CNXH của nước ta
Trong hơn 76 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào Ðảng ta vẫn luôn kiên định con đường XHCN, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Kết hợp độc lập dân tộc với CNXH là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Ðường lối đó không chỉ phù hợp trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ trước đây, mà còn là đường lối chỉ đạo trong giai đoạn cách mạng XHCN, trong công cuộc đổi mới hiện nay. Ngay cả trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu bị sụp đổ, Ðảng ta vẫn luôn kiên định con đường XHCN. Từ thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước, Ðảng và nhân dân ta nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có con đường độc lập dân tộc và CNXH, Tổ quốc ta mới được độc lập, tự do, nhân dân ta mới trở thành người làm chủ, tự quyết định con đường phát triển của mình. Ðúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm".
Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua đã cho thấy rằng con đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH là con đường tất yếu khách quan, hợp quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Sự lựa chọn con đường XHCN là sự lựa chọn của Ðảng, Bác Hồ, và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. Sự ra đời của Ðảng ta năm 1930; thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975; thắng lợi của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay là những mốc son chói lọi trên con đường đó, của sự lựa chọn lịch sử dân tộc.
Trước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung có những đặc điểm sau:
+Thứ nhất,nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiêu áp đặt từ trên xuống dưới.Tất cả các phương hướng sản xuất,nguồn vật tư,tiền vốn,định giá sản phẩm,tổ chức bộ máy nhân sự,tiền lương…đều do các cấp cps thẩm quyền quyết định.Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch,cấp phát vốn vật tư cho doanh nghiệp,doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước.Lỗ thì nhà nước chịu,lãi thì nhà nước thu.
+Thứ hai,các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Vì vậy các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất,kinh doanh cũng như không bị ràng buooch về trách nhiệm mà kết quả đạt được.
+Thứ ba,quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ.Nhà nước quản lý thông qua chế độ “cấp phát-giao nộp”.Vì vậy,rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động,phát minh sáng chế,… không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý
+Thứ tư,bộ máy quản ký cồng kềnh,đội ngũ quản lý kém năng lực,phong cách cửa quyền,quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,bao cấp có những tác dụng nhất định nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh,kìm hãm tiến bộ khoa học kỹ thuật,triệt tiêu động lực kinh tê,chức năng động,sáng tạo của người lao động,kìm hãm sản xuất,giảm năng suất lao động,chất lượng hiệu quả…Chính vì vậy,việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN:
+Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi.
+Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và cách hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
+Phát triển đồng bộ,đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước,từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
+Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa,xã hội đảm bảo tiến bộ,công bằng xã hội,bảo vệ môi trường.
+Nâng cao hiệu quả,hiệu lực quản lý cảu nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc,các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân trong quản lý,phát triển kinh tế-xã hội.
Trong những mục tiêu trên “Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tô thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường là một trong năm mục tiêu quan trọng mà Đảng đã đề ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Bao gồm:
+ Hoàn thiện thể chế về giá,cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.
+ Hoàn thiện khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
+ Hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.
+ Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ.
+ Tự do hóa thương mại và đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm…
+ Phát huy tốt vai trò điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước, vừa thúc nay tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát lạm phát và từng bước mở rộng thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với cam kết quốc tế.
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi pháp.
+ Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế.
+ Hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản vận động theo cơ chế thị trường; hoàn thiện luật pháp chính sách về tiền lương, tiền công trong đó tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung cầu về sức lao động.
+ Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top