Trẻ ở tuổi chập chững (1-3 tuổi) thường bị cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, làm cho vi rút dễ xâm nhập. hơn 200 loại virus khác nhau gây ra cảm lạnh thông thường và con của bạn có thể chỉ mới phát triển khả năng miễn dịch chống lại được một số loại trong đó. Hơn nữa, con bạn đang phát triển, bé có nhu cầu khám phá rất nhiều vì thế bé thường chạm vào, cầm nắm, thậm chí liếm, gặm tất cả mọi thứ, vì vậy rất dễ dàng cho một loại virus cảm lạnh “leo” lên tay bé. Sau đó, bé đưa ngón tay bẩn vào miệng hay mũi hay dụi mắt của mình…,và virus sẽ có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể. Bé có thể thường bị bệnh nhiều hơn trong những tháng mùa thu và mùa đông vì không khí lạnh, thuận lợi cho virus có thể trú ngụ trong nhà, làm lây lan từ người này sang người khác. Trung bình mỗi trẻ sẽ cảm lạnh 6 - 10 lần mỗi năm. Trẻ đã đi nhà trẻ hay đến trường học thì số lần cảm lạnh nhiều hơn, có thể lên đến 12 lần mỗi năm! (Người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-4 lần mỗi năm). Làm thế nào để tui biết bé bị cảm lạnh chứ không phải bị cúm hay một số bệnh khác? Cũng thật khó để phân biệt. Nếu bị cảm lạnh, bé có thể bị chảy nước mũi với chất nhầy rõ ràng. Nước mũi có thể sẽ đặc lên và chuyển sang màu xám, màu vàng hay màu xanh lá cây trong tuần kế tiếp. Bé cũng có thể kèm theo ho, nghẹt mũi hay sốt nhẹ. Nhiều trường hợp có thể nghẹt mũi, ho sẽ xuất hiện trước khi bị sốt). Nếu sốt do cảm lạnh thì khi uống thuốc thì cơn sốt hạ xuống, bé vẫn chơi và ăn bình thường (hay gần như bình thường – bé có thể ăn ít hơn và lâu hơn) (Ảnh: GettyImages) Ngoài ra, nếu con bị sốt cao kèm tiêu chảy hay nôn mửa, nhiều khả năng bé lại đang bệnh do virus khác. Nếu bé của bạn bị sốt, khi uống thuốc thì cơn sốt hạ xuống, bé vẫn chơi và ăn bình thường (hay gần như bình thường – bé có thể ăn ít hơn và lâu hơn), có thể là bị cảm lạnh. Nhưng nếu bé vẫn tỏ ra mệt mỏi, khó chịu ngay cả khi cơn sốt đã giảm, có thể bé đang bệnh gì đó nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Ngứa, chảy nước mắt và mũi là dấu hiệu của dị ứng, được lặp đi lặp lại bởi triệu chứng hắt hơi, ngứa da kéo dài trong vài tuần hay vài tháng. Ngoài ra, nước mũi của bé loãng chứ không phải là đặc lên và chuyển màu vàng hay màu xanh lá cây như với bệnh cảm lạnh. Dị ứng sẽ không làm cho bé bị sốt, và thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu. Chăm sóc thế nào khi bé bị cảm lạnh? Không điều trị bằng thuốc sẽ giúp virus cảm lạnh ra khỏi cơ thể nhanh hơn, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể bé tốt lên. Bạn có thể giúp con cảm giác dễ chịu hơn và phòng ngừa bệnh trở nên tệ hơn bằng cách cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Vì hầu hết trẻ không biết cách làm thông mũi mình cho đến khoảng 4 tuổi nên bạn phải giúp bé. Sau đây là một vài cách để giúp giảm bớt nghẹt mũi cho bé: - Sử dụng nước muối và hút. Nước muối giúp nới lỏng các chất nhầy. Vì thế bạn nên sử dụng nước muối sinh lý xịt hay nhỏ vào mũi bé, sau đó vài phút dùng ống hút mũi hút ra các chất nhầy ra. Sau đó, có thể thoa ít vaseline bên ngoài mũi của trẻ để giảm kích ứng gây đau mũi. (Không sử dụng xịt mũi dạng thuốc cho bé trừ khi có bác sĩ kê toa. Vì xịt mũi dạng thuốc có thể tạm thời làm tình trạng sổ mũi giảm đi nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ, và việc tắc nghẽn sẽ trở nên tệ hơn khi tiếp tục sử dụng.) - Làm ẩm không khí. Sử dụng máy tạo độ ẩm hay một máy phun sương mát để làm ẩm không khí trong phòng của bé. hay đưa bé vào phòng tắm với bạn, mở nước nóng vào bồn hay thau rộng, đóng cửa lại và ngồi trong căn phòng ẩm thấp trong khoảng 15 phút. - Nâng cao đầu trẻ. Đặt một vật kê như gối hay khăn dưới nệm để nâng cao đầu nệm nằm của trẻ một vài cm. Không sử dụng gối trực tiếp cho bé nằm, vì nó có thể gây nghẹt thở.

Vì sao không dùng thuốc? Hầu hết các chuyên gia cho rằng không nên dùng thuốc trong trường hợp cảm lạnh. (Ảnh: GettyImages) Hầu hết các chuyên gia cho rằng không nên dùng thuốc trong trường hợp cảm lạnh. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bạn sĩ nói với bệnh nhân rằng thuốc cảm và ho không có hiệu quả ở trẻ em dưới 6 tuổi và đôi khi còn có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, thuốc ho và thuốc cảm sẽ không rút ngắn thời gian bệnh của con bạn hay ngăn chặn biến chứng như nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng xoang. Nếu bé sốt và khó chịu, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen với liều lượng chính xác với độ tuổi, trọng lượng của bé. Không bao giờ dùng aspirin cho bé vì nó có thể làm cho bé mắc phải bị hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top