Download miễn phí Tiểu luận Vị trí của các điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam





Table of Contents
Đặt vấn đề 1
2. Các quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa ĐƯQT và pháp luật quốc gia 1
2.1. Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận 1
2.2. Các quan điểm khác 2
3. Vị trí của các ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam 3
3.1.Vai trò của ĐƯQT trong các quan hệ pháp luật ở Việt Nam 3
3.2.Vấn đề xác định vị trí pháp lý của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam 3
4. Một số vấn đề về thực thi ĐƯQT ở Việt Nam hiện nay 5
4.1. Cách thức áp dụng nội dung ĐƯQT vào thực tế pháp luật 5
4.2. Mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực thi ĐƯQT ở Việt Nam. 7
4.2.1. Mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực thi ĐƯQT 7
4.2.2. Vấn đề giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực thi ĐƯQT. 7
5. Kết luận 8
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đặt vấn đề
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, trải qua hơn 20 năm, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, văn hóa , chính trị quốc tế. Trong quá trình đó, chúng ta đã kí kết nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT) song phương, đa phương ( tính đến thời điểm tháng 4/2008, có khoảng 700 điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam ). Đặc biệt, với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 07/11/2006, dự báo sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các ĐƯQT mà Việt Nam tham gia ký kết, gia nhập. Do vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải làm sao đảm bảo để các ĐƯQT được thực thi một cách tốt nhất. Muốn vậy, trước hết cần tạo sự hài hòa giữa nội luật với luật pháp quốc tế, điều đó có nghĩa là ta phải làm rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai phạm trù pháp luật này. Đây là  một trong những đề tài gây ra nhiều tranh luận nhất trong giới luật gia Việt Nam hiện nay. Những vấn đề thường được đặt ra đó là: 1) Luật quốc gia và luật quốc tế nằm trong cùng một hệ thống pháp luật hay đó là hai hệ thống pháp luật độc lập; 2) Vị trí của các ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt; 3) Vấn đề về chuyển hóa và thực thi ĐƯQT ở Việt Nam hiện nay…
Bài viết này sẽ đưa ra một số phân tích và ý kiến về mấy vấn đề nêu trên.
2. Các quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa ĐƯQT và pháp luật quốc gia
2.1. Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận
Liên quan đến vấn đề xác định mối tương quan giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia, có hai học thuyết cơ bản thường được viện dẫn đó là thuyết Nhị nguyên luận (Dualism) và thuyết Nhất nguyên luận (Monism). Các thay mặt tiêu biểu cho thuyết Nhị nguyên luận là H.Triepel, D.A.Anzilotti… cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống hoàn toàn riêng biệt,“ không thể viện dẫn một điều ước quốc tế trước tòa án quốc gia, trừ khi điều ước đó đã được chuyển hóa vào bằng những quy định trong nước cụ thể”. Trái ngược với thuyết Nhị nguyên,  thuyết Nhất nguyên cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nằm trong cùng một hệ thống pháp luật. Những người theo học thuyết này lại chia  thành hai phái:phái ưu tiên pháp luật quốc gia đặt chủ quyền quốc gia lên trên hết, theo đó luật quốc tế chỉ là một bộ phận đối ngoại của các quốc gia ; phái ưu tiên pháp luật quốc tế lại khẳng định luật quốc gia phải phụ thuộc vào luật quốc tế, trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với luật pháp quốc tế thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu.
2.2. Các quan điểm khác
Hiện nay ngày càng có nhiều luật gia cũng như các chuyên gia về luật quốc tế không tán thành các nội dung của các thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận.
Theo thuyết Nhị nguyên luận, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống hoàn toàn độc lập. Như vậy quan điểm này mâu thuẫn với thực tế: “đời sống quốc tế xây dựng trên cơ sở cởi mở hòa nhập với nhau chứ không trên cơ sở tách biệt với nhau”. Hơn nữa “ yêu sách đòi đặt trật tự pháp luật chỉ ở cấp quốc gia ngang hàng với một trật tự pháp luật của toàn bộ nhân loại là một yêu sách thái quá ”.
Theo thuyết Nhất nguyên, nếu trật tự pháp luật quốc gia được đặt lên vị trí hàng đầu, tức là khi đó trật tự pháp luật của cả thế giới ở dưới một trật tự pháp luật mang tính quốc gia thì quả thật là phi logic. Còn nếu đặt trật tự pháp luật quốc tế lên trên thì sẽ đe dọa đến chủ quyền cũng như quyền dân tộc tự quyết của các quốc gia thành viên.
Có thể nói, hai hệ thống pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều có vị trí “tối cao trong môi trường của mình”. Luật quốc tế có chủ thể của riêng mình – các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Luật quốc gia cũng vậy, chủ thể của nó là Nhà nước và các pháp nhân, cá nhân trên lãnh thổ đó. Bên cạnh tính độc lập tác động như vậy, luật quốc tế và luật quốc gia cũng có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Một trong những biểu hiện của điều này đó là các ĐƯQT ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của luật các quốc gia, đồng thời hướng luật quốc gia một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Chẳng hạn các ĐƯQT về nhân quyền đã tác động tích cực đến sự thay đổi pháp luật về nhân quyền ở các nước còn tồn tại chính sách phân biệt chủng tộc, giới tính…Ngược lại, cũng có rất nhiều quy phạm của luật quốc tế được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật tiến bộ của một số quốc gia. VD: Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau có xuất phát điểm chính là từ nguyên tắc đối ngoại của Nhà nước tư sản Pháp ; Nguyên tắc dân tắc dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuyên ngôn của phong trào không liên kết …có nền tảng là Sắc lệnh về hòa bình của Nhà nước Xô Viết…
Từ thực tế trên, các luật gia quốc tế về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia hiện nay cho rằng: luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tồn tại song hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nhấn mạnh tính ưu thế của luật quốc tế so với luật quốc gia. Quan điểm này đảm bảo vững chắc hơn cho việc thực thi những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.
3. Vị trí của các ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3.1.Vai trò của ĐƯQT trong các quan hệ pháp luật  ở Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ĐƯQT là một trong nhữngcông cụ hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể sử dụng để thiết lập các quan hệ đối ngoại. Chính vì thế, trong pháp luật các nước nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng, ĐƯQT đóng một vai trò quan trọng và thường được ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cùng một vấn đề. Ngay từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước, nguyên tắc ưu tiên áp dụng ĐƯQT so với nội luật đã được chính thức ghi nhận trong một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối ngoại của nước ta. Dần dần, nó đã trở thành nội dung không thể thiếu trong các văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các cấp độ luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật. Gần đây nhất, tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Kí kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có quy định: “Trong trường hợp ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐƯQT”. Từ đây có thể hiểu “trong một chừng mực nhất định nào đó, Việt Nam thừa nhận luật pháp quốc tế như một nguồn luật nằm ngoài hệ thống pháp luật quốc gia, được ưu tiên bổ sung cho pháp luật quốc gia để giải quyết các vấn đề phát sinh trong tiến trình hội nhập, nhằm đảm bảo chuẩn mực quốc tế vẫn được tôn trọng một khi pháp luật quốc gia chưa thể tiếp cận pháp lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai Y dược 0
C Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho vị trí điển hình của cán bộ nhân viên tại Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt Luận văn Kinh tế 0
B Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
G Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
N Vị trí của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2005 Luận văn Kinh tế 0
D Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 - 1960) trong lịch sử văn học Văn hóa, Xã hội 0
H Tìm vị trí gắn kết trên phân tử DNA và protein của các phân tử nhỏ bằng phương pháp AB-INITIO Luận văn Sư phạm 0
L Vị trí của tục ngữ trong mối quan hệ với một số thể loại FOLKLORE và văn học thành văn Văn hóa, Xã hội 0
O Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top