Download miễn phí Tiểu luận Vị trí kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa





MỤC LỤC

 

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I- VAI TRÒ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỀU TRONG TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ 2

1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô . 2

2. Chức năng kinh tế của Chính phủ 2

3. Các công cụ điều tiết của chính phủ 6

Phần II- CỤ THỂ HOÁ VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ Ở NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN “TỪNG BƯỚC CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI HOÁ” ĐẤT NƯỚC . 10

I- Vị trí của Chính phủ Việt Nam trong cơ chế quản lý quốc gia 10

1. Nhà nước 10

2. Khu vực tư nhân 15

3. Xã hội dân sự 17

4. Những vấn đề cần giải quyết 19

II- Vị trí kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn “CNH-HĐH” 22

1. Vai trò của Chính phủ trong giai đoạn “CNH- HĐH” 22

2. Quá trình chuyển đổi 28

3. Chính sách và tình hình kinh tế vĩ mô 29

4. Toàn cầu hoá và hội nhập 31

5. Phát triển công nghiệp và khả năng cạnh tranh 34

6. Những vấn đề Chính phủ phải giải quyết trong giai đoạn

 “CNH – HĐH” 37

 

Kết luận 39

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mới đây của Chính phủ về công tác cải cách hành chính có đoạn viết: “Nhiệm vụ cần được ưu tiên trong công tác cải cách hành chính là tập trung lại tất cả mọi nhiệm vụ xây dựng quy chế và phân cấp quyết định về các lĩnh vực kinh tế, xã hội cho chính quyền địa phương” (Ban TCCB Chính phủ, 1998). Cải cách hành chính đã được đưa lên hàng đầu trong chương trình cải cách của Chính phủ và tất cả các Bộ cũng như các tỉnh đã thành lập Ban Cải cách hành chính của riêng mình. Vào cuối năm 1998, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, được thiết lập để hướng dẫn và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực này. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ đóng vai trò Uỷ viên thường trực của Ban Chỉ đạo và được phân công là cơ quan đầu mối về cải cách hành chính của Chính phủ. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8 năm 1999 đã kết luận về nhu cầu cấp bách “xem xét và thay đổi chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của các cơ quan Chính phủ, các ban ngành cấp tỉnh, xoá bỏ một cách hợp lý một số cấp trong Chính phủ”.
Công tác cải cách hành chính đã đạt được những tiến bộ đáng lưu ý. Nhiều bộ luật cũng như pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua và triển khai thực hiện. Các văn bản pháp quy đã được rà soát lại và điều chỉnh sao cho dễ hiểu và đảm bảo tính nhất quán. Các thủ tục hành chính đã được hợp lý hoá, đơn giản hoá và phổ biến. Cơ chế “một cửa, một con dấu” đã được áp dụng ở một số tỉnh và thành phố. Chính phủ đã yêu cầu quần chúng nhân dân và giới kinh doanh đóng góp ý kiến để tiếp tục cải tiến về mặt hành chính. Toà án hành chính đã được thiết lập. Năm 1995, các Bộ đã giảm từ 27 xuống còn 22 và hiện nay có kế hoạch tiếp tục giảm nữa. Việc giảm nhẹ bộ máy hành chính cũng như được thực hiện ở cấp địa phương. Ngoài ra, một số tổng công ty đã được thiết lập để đảm nhận hầu hết nhiệm vụ quản lý những doanh nghiệp Nhà nước chủ chốt mà trước đây là trách nhiệm của các Bộ chủ quản để các Bộ này có thể tập trung thực hiện chức năng quản lý về mặt chính sách của mình. Tuy nhiên, sức mạnh độc quyền tiềm tàng và tính kém hiệu quả của các doanh nghiệp đang tạo ra những vấn đề cho chính họ. Nhà nước đã ban hành quy chế về Công chức, hiện đang tiến hành hiện đại hoá công nghệ thông tin ở các cơ quan Nhà nước cũng như đã tiến hành các hoạt động đào tạo nhằm xây dựng năng lực.
Mặc dù đã đạt được kết quả đáng kể về một số lĩnh vực trong công tác cải cách hành chính, song một trong những khó khăn chính cản trở việc thực hiện trọn vẹn công cuộc cải cách này là cho đến nay vẫn chưa có một cách nhìn toàn diện và một chiến lược cải cách hành chính tổng thể xác định rõ các bước cần tiến hành để đổi mới vài trò của Chính phủ trong nền kinh tế hướng hơn về thị trường. Hậu quả là tạo ra khoảng cách giữa công tác xây dựng chính sách và thực hiện chính sách về cải cách hành chính. Vấn đề này đã trở nên tồi tệ hơn bởi năng lực thực hiện còn yếu kém. Chính vì chưa có một chiến lược cải cách hành chính rõ ràng nên mức độ nhất trí và quyết tâm thực hiện cong cuộc cải cách này còn thấp và đã taọ điều kiện thuận lợi để cho những cơ chế không chính thức tồn tại song song với những cơ chế chính thức gây ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện mục tiêu cải cách.
Một khó khăn nữa là trong nhiều trường hợp các cán bộ công chức còn thiếu những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho việc thực hiện cải cách hành chính một cách hiệu quả. Thiếu động cơ và hiệu quả trong công việc; thiếu tinh thần thái độ phục vụ cũng là những vấn đề tồn tại. Những vấn đề này cùng với việc không thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách đổi mới một phần xuất phát từ lý do thu nhập và lợi ích thấp. Chính phủ đã coi việc trả lương theo kết quả công tác như một công cụ quản lý tốt, tuy nhiên việc đưa công cụ đó vào trong kế hoạch quản lý nguồn nhân lực sẽ là một phần trong cuộc thảo luận của Chính phủ tiếp theo Hội nghị TƯ 7 bàn về cơ cấu tiền lương và chính sách công chức.
2. Khu vực tư nhân.
Không có nước nào trên thế giới có thể phát triển thành công mà không cần đến một khu vực tư nhân khoẻ khoắn và năng động như là động lực chính tạo ra công ăn việc làm, thu nhập, tiết kiệm trong nước, đầu tư và tăng trưởng. Khu vực tư nhân, bao gồm cả nông nghiệp, chiếm khoảng 60% GDP, chủ yếu tập trung vào các khu vực tạo ra giá trị gia tăng thấp với thu nhập thấp. Kết quả là GDP chung của Việt Nam thấp với giá trị khoảng 352 đô la Mỹ trên đầu người một năm. (Thậm chí nếu dùng cách tính thu nhập bằng đồng đô la ngang bằng sức mua thì Việt Nam vẫn xếp thứ 133 trong 174 nước về thu nhập bình quân đầu người). Xuất phát từ những tiến bộ trong những năm gần đây cho thấy việc tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển mở ra một số triển vọng rất lớn cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Hiện đã có một khu vực tư nhân trong nước làm về chế tạo tuy còn nhỏ nhưng đang lớn dần lên. Tuy nhiên, khu vực này đang bị hạn chế vì không tiếp cận được với nguồn vốn cả trong lẫn ngoài nước, vì một môi trường pháp lý chưa phát triển và nhiều biến động, vì rủi ro cao và không ổn định của môi trường đầu tư. Những thay đổi về chính sách và thể chế kể từ khi công cuộc đổi mới được phát động vào năm 1986 và sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế và đi kèm với nó là thu nhập vào những năm 90 đã dần dần cải thiện phạm vi phát triển của khu vực tư nhân vào lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Khu vực tư nhân đã chiếm 98% giá trị gia tăng trong nông nghiệp và khoảng 70% giá trị gia tăng trong ngành dịch vụ (không kể các dịch vụ quản lý hành chính, y tế và giáo dục). Mặc dù khu vực Nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất công nghiệp, chiếm khoảng một nửa giá trị gia tăng của ngành này, song khu vực tư nhân trong nước đã đóng vai trò quan trnjg trong một số ngành công nghiệp nhẹ hiện đang phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, các công ty do nước ngoài đầu tư hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất về gia trị gia tăng trong một số ngành như dầu khí và lắp ráp ô tô.
Những bước cải cách gần đây đã phản ánh quyết tâm ngày càng cao của Chính phủ trong việc phát triển khu vực tư nhân trong nước. Bộ luật Doanh nghiệp mới, được Quốc hội thông qua tháng 5 năm 1999, là một bước tiến quan trọng theo hướng tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi doanh nghiệp. Bộ luật này không những thay thế cho hầu hết các văn bản luật quy định riêng cho các loại hình kinh doanh khác nhau mà còn đề nghị cho phép hình thành các mối quan hệ đối tác, cho phép các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động như công ty. Bộ luật mới gửi tới khu vực tư nhân một thông điệp quan trọng, đó là Chính phủ thực sự khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Thực hiện luật này một cách hiệu quả là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp là...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
A Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 07 Luận văn Luật 0
T Vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 2
H Viết một đơn xin việc thành công cho vị trí nhân viên kinh doanh Mẹo vặt cuộc sống 0
T Vị trí, vai trò của nghành Thương mại trong sự phát triẻn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Tài liệu chưa phân loại 0
C Đặc điểm, vị trí, vai trò của Kinh tế nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Thực trạng kinh tế nhà nước và giải pháp để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Tài liệu chưa phân loại 0
G Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp. Giải pháp phát triển năng lực vận chuyển của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động đường bờ hỗ trợ xác định vị trí xây dựng công trình kinh tế xã hội - Cầu giao thông Rạch Miễu vượt sông Tiền Tài liệu chưa phân loại 0
F Vị trí, vai trò của thương mại trong sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc với vị trí Trưởng phòng kinh doanh Bất động sản Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top