glassrain_ngocxit
New Member
Download miễn phí Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm
Nhận xét chung: Từ một phân xưởng sản xuất nhỏ, công ty phát triển dần thành một công ty có quy mô tương đối lớn, nhanh chóng hoà mình và osự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể: Nộp ngân sách nhà nước, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Công tác tập hợp chi phí tương đối tốt. Việc xác định đối tượng tập hợp phí sản xuất, đối tượng tính giá thành ở công ty là hoàn toàn hợp lý có căn cứ khoa học cho tính toán giá thành sản phẩm.
Đánh giá việc tính giá thành sản phẩm: Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, kế toán giá thành xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành, phương án tính giá thành là hợp lý, phù hợp với quy trình công nghệ của công ty, giúp kế toán tính giá thành thành tính toán đơn giản, bảng biểu gọn nhẹ, thích hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành theo đơn đặt hàng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-vi_tri_vai_tro_cua_cong_tac_quan_ly_gia_thanh_va_y_nghia_cua.ZfnZ9j4gib.swf /tai-lieu/vi-tri-vai-tro-cua-cong-tac-quan-ly-gia-thanh-va-y-nghia-cua-viec-ha-thap-gia-thanh-san-pham-83913/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Đặc điểm, tính chất của từng loại sản phẩm.
+ Trình độ trang bị và sử dụng kỹ thuật sản xuất.
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
+ Điều kiện tự nhiên (vị trí từng doanh nghiệp)
+ Công tác quản lý sản xuất, tổ chức cung tiêu sản phẩm.
Theo chế độ kế toán hiện hành, kết cấu giá thành bao gồm 3 khoản mục sau:
+ Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: tất cả các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.
+ Nhân công trực tiếp: Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho người trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
+ Chi phí sản xuất chung: các chi phí sản xuất khác, kể cả nguyên vật liệu gián tiếp và nhân công gián tiếp.
Việc nghiên cứu kết cấu giá thành có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý giá thành. Nghiên cứu kết cấu cho thấy rõ tình hình chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sự biến động từng khoản mục chi phí trong cùng thời kỳ, là căn cứ xác định trọng tâm cần quản lý, phương hướng khai thác, sản xuất để hạ thấp giá thành. Mặt khác, giúp cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng doanh nghiệp. Từ đó, có biện pháp giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu xu hướng thay đổi kết cấu giá thành trong các thời kỳ khác nhau giúp doanh nghiệp thấy được tính chất sử dụng thiết bị máy móc, trang bị kỹ thuật, lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, mức độ chi phí nguyên vật liệu, sức lao động... của mỗi doanh nghiệp hay mỗi ngành.
4 - Các loại giá thành sản phẩm.
a. Căn cứ vào thời gian, cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm.
* Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
* Giá thành định mức: Được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ, được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức theo chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
* Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
b. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chia thành:
* Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất.
* Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Được tính theo công thức:
5 - Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều gồm hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy, giữa chúng lại khác nhau về lượng, thể hiện:
Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất điểm. Còn giá thành sản phẩm luôn gắn với một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh hay một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này (chi phí phải trả).
Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ).
Nhiệm vụ kế toán tính giá thành sản phẩm.
Để quản lý tốt giá thành sản phẩm, cần tổ chức công tác tính giá thành thực tế của các loại sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, đúng phương pháp. Vậy, tính giá thành sản phẩm vừa và một phương pháp của kế toán, vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác kế toán trong các xí nghiệp sản xuất. Tổ chức tốt công tác tính giá thành sản phẩm là rất thiết thực đối với việc tăng cường, cải tiến công tác quản lý giá thành, quản lý xí nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác tính giá thành sản phẩm:
1 - Xác định đối tượng tính giá thành trong xí nghiệp: quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp. Lựa phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng và xây dựng quy tắc tính phù hợp với phương pháp kế toán và các chế độ hiện hành.
2. Căn cứ vào quy tắc tính giá thành đã xây dựng để tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị sản phẩm theo khoản mục giá thành quy định đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, chế độ và bảo đảm chính xác.
3. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra nguyên nhân hoàn thành, chưa hoàn thành, các khả năng tiềm tàng có thể khai thác, phương hướng, yêu cầu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm thực tế.
Chương II
Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành, ý nghĩa việc hạ thấp giá thành sản phẩm.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của xí nghiệp. Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, khả năng vận dụng công suất máy móc thiết bị, mức độ trang bị, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; kết quả việc sử dụng hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động, trình độ quản lý tài chính, hạch toán kinh tế của xí nghiệp.
Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ chỉ tính chi phí sản xuất sản phẩm, còn giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí ngoài sản xuất phân bổ cho sản phẩm đó. Giá thành sản xuất dùng để tính trị giá của thành phẩm khi nhập kho thành phẩm hay khi gửi đi tiêu thụ. Còn giá thành toàn bộ được xác định khi tính toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
+ Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanhvà ra quyết định sản xuất kinh doanh. Để quyết định sản xuất loại sản phẩm naò đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu, giá cả thị trường, tất yếu phải biết mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó của bản thân doanh nghiệp bỏ ra. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả sản xuất các loại sản phẩm đó để quyết định khối lượng sản xuất nhằm tối đa hoá lợi nhuận, cần xác định cả giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ đó.
+ Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện ...