Download miễn phí Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
CHƯƠNG 1 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1
1.2 Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu 2
1.2.1 Sự cần thiết của việc quản lý nguyên vật liệu. 2
1.2.2 Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu. 2
1.3 Vai trò, sự cần thiết và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 4
1.3.1 Vai trò, sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu. 4
1.3.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu 5
1.4. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 6
1.4.1 phân loại nguyên vật liệu. 6
1. 4.2 Đánh giá nguyên vật liệu. 7
1.4.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: 7
1.4.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu. 8
1.4.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 11
1.4.3.1 Chứng từ sử dụng: 11
1.4.3.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 12
1.4.4 Tổ chức kế toán NVL trong điều kiện kế toán máy. 17
1.4.4.1 Nguyên tắc: 17
1.4.4.2 Các đối tượng cần quản lý thông tin trong tổ chức kế toán nvl: 17
1.4.3.3 Nội dung tổ chức kế toán NVL trên máy vi tính: 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG XUÂN HOÀ 23
2.1. Đặc điểm chung của công ty gốm xây dựng Xuân Hoà 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 23
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của công ty. 25
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 25
2.1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: 25
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. 28
2.1.4 Cơ cấu bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 30
2.1.4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán: 30
2.1.4.2 Hình thức kế toán của công ty: 32
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán NVL ở Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà. 34
2.2.1. Đặc điểm NVL của Công ty. 34
2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 35
2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu: 35
2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu: 36
2.2.3. Các đối tượng cần quản lý thông tin liên quan đến tổ chức công tác kế toán NVL của Công ty. 37
2.2.4. Kế toán nhập NVL. 40
2.2.5. Tổ chức kế toán xuất NVL. 46
2.2.6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 53
CHƯƠNG 3 56
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG XUÂN HOÀ. 56
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán NVL tại Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 56
3.1.1 Những ưu điểm: 56
3.1.1.2 Công tác quản lý NVL nói chung của Công ty: 57
3.1.1.2 Công tác kế toán NVL: 57
3.1.2. Những hạn chế: 58
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 60
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-vi_tri_vai_tro_cua_nguyen_vat_lieu_trong_cac_doanh_nghiep_sa.uu55We1Zmy.swf /tai-lieu/vi-tri-vai-tro-cua-nguyen-vat-lieu-trong-cac-doanh-nghiep-san-xuat-82978/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
4 - Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
5 - Phân hệ kế toán tiền mặt và công nợ phải trả.
6 - Phân hệ kế toán hàng tồn kho
7 - Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành.
8 - Phân hệ kế toán tài sản cố định.
9 - Phân hệ báo cáo thuế.
10 - Phân hệ báo cáo tài chính.
Số liệu cập nhật ở phân hệ nào sẽ được lưu ở phân hệ đó, ngoài ra còn được chuyển sang các phân hệ khác những nghiệp vụ, thông tin có liên quan, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để lên các sổ sách kế toán báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành.
Sơ đồ 04: kế toán nguyên vật liệu theo hình thức
nhật ký chung trên máy
Báo cáo kế toán liên quan
Bảng cân đối sổ phát sinh
Sổ cái TK
152, 111,112,331...
Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá
Sổ nhật ký chung
Các lệnh xử lý các thao tác trên máy
Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu trên máy tính
Nhập dữ liệu vào máy tính
Chứng từ gốc xuất, nhập nguyên vật liệu
Bảng tổng hợp
nhập, xuất, tồn NVL
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán NVL ở Công ty cổ phần xuân hoà viglacera:
2.2.1. Đặc điểm NVL của Công ty.
Công ty cổ phần Xuân Hoà là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, sản phẩm của công ty sản xuất ra phục vụ cho ngành xây dựng như: Gạch xây các loại, các sản phẩm mỏng, một số loại ngói...Chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm của công ty. Hơn nữa khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm của Công ty là rất lớn, nên đòi hỏi về vốn đáp ứng cho nhu cầu NVL không phải là nhỏ. Để sản xuất một sản phẩm thì doanh nghiệp cần sử dụng khá nhiều chủng loại NVL khác nhau như đất than dầu mỡ... Do khối lượng sử dụng lớn và chủng loại đa dạng, phong phú nguyên vật liệu có một vai trò rất quan trọng của quá trình của công ty nó không chỉ ảnh tới mẫu mã, chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm của công ty. Với vị trí vai trò như trên thì việc quản lý, phân loại, đánh giá NVL của công ty có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đất, than, dầu, mỡ... là những loại NVL sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với những loại nguyên vật liệu này, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn nguồn mua do hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các mặt hàng này với mẫu mã, giá cả, chủng loại khá phong phú. Đặc biệt đối với NVL chính là đất, ngay từ khi chưa sáp nhập 3 nhà máy gạch XH, Bá Hiến, Cầu Xây, các nhà máy này do đã được nhà nước giao cho vùng nguyên liệu sản xuất nên bên cạnh việc nhập mua ngoài doanh nghiệp có thể tự khai thác với chi phí thấp, tiền thuế GTGT đầu vào của những NVL này cũng khá thấp (thường là 5%). Công ty thường mua những NVL này dưới hình thức trọn gói (trong giá mua đã bao gồm cả chi phí vận chuyển, bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến đúng địa điểm đã thoả thuận, công ty chỉ phải kiểm nhận và cho nhập kho) và thông qua việc ký kết hợp đồng mua hàng quý, năm trong đó có thoả thuận rõ, thời gian, địa điểm của các đợt cung cấp hàng.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, do khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nên để đảm bảo cung ứng đủ NVL của công ty đã gặp không ít khó khăn, trở ngại về vấn đề vốn. Ngoài ra do có rất nhiều loại NVL, trong mỗi loại NVL lại có nhiều nhóm, thứ NVL với chức năng lý, hoá khác nhau nên công tác quản lý NVL trở nên hết sức phức tạp. Từ đó, ta có thể thấy rằng NVL cũng như công tác kế toán NVL có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu.
2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu:
Phân loại NVL là việc phân chia, sắp xếp nguyên vật liệu thành từng thứ, nhóm, loại dựa trên những tiêu thức nhất định.
Mỗi loại NVL có đặc điểm, chức năng hoá, lý và công dụng khác nhau. Do đó, để đảm bảo công tác quản lý và hạch toán NVL được thuận lợi, chính xác thì việc phân loại NVL là rất cần thiết. Căn cứ vào đặc điểm NVL và yêu cầu quản lý, công ty đã tiến hành phân loại NVL như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm đất, than, dầu Diezen và các loại xăng dầu khác phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm và chạy máy móc thiết bị.
Trong đó:
+ Đất bao gồm 2 loại: đất dùng để sản xuất các loại gạch xây và đất sét có chất lượng cao để sản xuất các sản phẩm mỏng
+ Than bao gồm than dùng để pha trực tiếp vào đất để tạo hình sản phẩm (loại than này phải là than cám đã được kiểm tra chất lượng) và than dùng để đốt lò
- Nhóm curoa: nhóm này bao gồm tất cả các loại curoa được sử dụng trong doanh nghiệp phục vụ cho việc thay thế phụ tùng, máy móc
- Nhóm hành chính: bao gồm các loại thuốc phục vụ cho công tác y tế, sổ sách và một số nguyên VL khác phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Nhóm máy móc thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng cho việc gia công chế tạo, sửa chữa máy móc và công tác xây dựng cơ bản như các loại côn, dao, bánh răng...
- Nhóm thiết bị điện như: dây điện, bóng điện, đồng hồ áp suất...
- Nhóm vòng bi: gồm các loại vòng bi với đủ các loại kích cỡ khác nhau.
- Nhóm phế phẩm: là các loại phế phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất như các loại gạch ngói vỡ loại ra trong quá trình sản xuất.
- Nhóm vật tư khác: bao gồm các loại vật tư còn lại chưa phân nhóm và một số loại vật tư tự gia công.
2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu:
Công ty đánh giá NVL căn cứ vào từng nguồn nhập (đối với NVL nhập kho) và mục đích sử dụng của từng loại NVL (đối với NVL xuất kho).
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
Nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là mua ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhập kho do sử dụng không hết...tuỳ từng trường hợp vào nguồn nhập nguyên vật liệu mà công ty hạch toán như sau:
+ Nếu nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
=
Giá mua ghi trên hoá đơn (giá chưa có thuế)
+
Chi phí thu mua (Nếu có).
Trong đó:
- Giá mua ghi trên hoá đơn là (giá mua không có thuế GTGT – chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán).
- Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có).
Ví dụ 1: Theo hoá đơn số: 012080 ( Biểu Số 01) ngày 11/06, công ty mua than của Công ty Than Hà Nội.
Số lượng 270.8 tấn, đơn giá: 420.000 đồng, thành tiền: 113.736.000 đ.
Như vậy, giá vốn thực tế của than nhập kho theo hoá đơn trên là 113.736.000 đồng (trong trường hợp này do công ty mua theo hình thức trọn gói cho nên giá mua ghi trên hoá đơn chính là giá thực tế vật liệu nhập kho).
Ví dụ 2: Theo hoá đơn số: 0083160 ( Biểu Số 02) ngày 20/06, doanh nghiệp mua đất của Công ty TNHH Mạnh Cường.
Số lượng 22.982m3, đơn giá: 45.238,28 đồng, thành tiền: 1.039.666.320đồng.
Như vậy, giá vốn thực tế của đất nhập kho theo hoá đơn trên là 1.039.666.320.
*Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
Hiện nay doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định (cả kỳ).
Đơn giá bình quân xuất kho
=
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế...