no_mi172

New Member
Download miễn phí Đề tài Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005 - 2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam

Lời mở đầu
Chương I : Diễn biến vụ kiện của EU với giày mũ da Việt Nam và động cơ đằng sau vụ kiện.
Kết luận

Qua vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào EU chúng ta cần nhìn nhận đây là vấn đề bình thường trong thương mại toàn cầu. Các doanh nghiệp phải trang bị cho mình sự hiểu biết về luật lệ, hoàn chỉnh hệ thống sổ sách kế toán, không tranh mua tranh bán không lành mạnh với nhau để khách hàng nước ngoài có điều kiện ép giá, còn chúng ta lại rơi vào kiện tụng.
Với thị trường EU, họ vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất giày theo kiểu truyền thống với giá thành rất cao. Vì vậy các doanh nghiệp cần phát huy những gì đã làm sau vụ kiện với EU, đó là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đổi mới thiết bị và công nghệ để thu hút khách hàng nước ngoài…
Đối với chính phủ, chính phủ cần tiếp tục đàm phán với Mỹ và EU để họ công nhận qui chế kinh tế thị trường cho Việt Nam để cho doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tự vệ trong các vụ kiện
Chúng ta cần thực hiện triệt để những điều này để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của ngành da giày nói riêng, để các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với các tranh chấp thương mại tốt hơn.

i. Diễn biến vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam.
Vụ kiện do Liên minh Sản xuất giày da Châu Âu đứng đơn kiện 62 doanh nghiệp Việt Nam về việc bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da xuất khẩu sang EU.
Theo thống kê của EU, so với năm 2003, lượng giày sản xuất của EU năm 2004 giảm 10%, trong khi lượng giày xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng nhưng giá bán lại giảm khoảng 30% và bị đánh giá là đã gây thiệt hại cho nghành công nghiệp da giày của EU.
Ngày 07/07/2005, Uỷ ban Châu Âu đã tuyên bố khởi kiện Việt Nam về việc bán phá giá các sản phẩm giầy dép được làm bằng da tự nhiên vào EU. Việc khởi kiện này do Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Châu Âu thực hiện. Con số bị kiện lên tới 121,7 triệu đôi, xấp xỉ 40% tổng số giày xuất khẩu từ Việt Nam, và chiếm 65% kim nghạch xuất khẩu sang EU.
Vụ kiện sẽ được điều tra trong vòng 15 tháng kể từ ngày thông báo và các biện pháp áp dụng tạm thời có thể được áp dụng không quá 09 tháng kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi có kết luận và biện pháp tạm thời , các doanh nghiệp được quyền khiếu nại trước khi hội đồng ra quyết định cuối cùng.
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc đối mặt với vụ kiện này là EU chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Ngày 14/05/2005 do Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nên EC đã quyết định chọn Brazil là nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính toán. Đại diện Hiệp hội da giày Việt Nam đã có ý kiến đến các chuyên gia của Tổng vụ Thương mại Châu Âu về việc chọn Brazil làm nước thay thế là không hợp lý. Bởi vì các điều kiện sản xuất của Brazil khác xa Việt Nam, các chi phí thường cao hơn rất nhiều. Theo các doanh nghiệp da giày Việt Nam , việc chọn Indonesia-một nước trong khu vực Đông Nam á, có các điều kiện sản xuất gần giống với Việt Nam là phù hợp hơn Brazil. Tuy vậy các doanh nghiệp Indonesia từ chối cộng tác với Hiệp hội da giày Việt Nam. May mắn là 5 doanh nghiệp giày của Thái Lan nhận lời làm tham chiếu trong vụ kiện này. Nhưng EU lại dội một gáo nước lạnh khi phớt lờ ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam chọn Thái Lan là nước tham chiếu.
Ngày 18/07/2005 EU đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam khai thông tin cần thiết về doanh nghiệp như: địa chỉ, doanh số, các hoạt động của doanh nghiệp trong việc sản xuất các sản phẩm có liên quan...Việc cung cấp thông tin là rất cần thiết vì nó cho thấy doanh nghiệp đồng ý về việc có thể được lựa chọn để điều tra mẫu. Nếu không ,EC sẽ dựa vào thông tin có sẵn do nguyên đơn cung cấp để điều tra, điều này sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Tính đến ngày 1/8/2005, đã có 115 doanh nghiệp Việt Nam khai và gửi mẫu điều tra thông tin sang EU .

Quan hệ thương mại Việt Nam-EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách đổi mới mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng trong đó giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU nhiều nhất. Giày mũ da là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành da giày và EU cũng là thị trường chủ lực của mặt hàng này.
Nhưng xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với kiện tụng tăng. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức vào WTO, đã hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp Việt Nam càng phải đối mặt với các tranh chấp thương mại. Có rất nhiều vụ kiện xảy ra cáo buộc hàng hoá Việt Nam bán phá giá như vụ kiện Việt Nam bán phá giá tôm, cá ba sa…và kết thúc thường là thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bị áp thuế chống bán phá giá.
Nhiều thị trường đang trở nên khó khăn bởi hàng rào kỹ thuật thương mại, trong đó có việc áp thuế bán phá giá đối với giày da có mũ da xuất khẩu từ Việt Nam vào EU. Vụ kiện chống phá giá của EU đã đến hồi kết thúc. Nhưng hết vụ kiện này không có nghĩa là không có vụ khác…Chính vụ kiện này đã tiêu biểu cho những chính sách cản trở tự do hoá thương mại, bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, đi ngược lại với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài:
“Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005-2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam “
Đề án của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
Chương I: Diễn biến vụ kiện của EU với giày mũ da Việt Nam và động cơ đằng sau vụ kiện .
Chương II: Phản ứng của các nước đối với vụ kiện và tác động của vụ kiện tới các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam.
Chương III: Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Do thời gian nghiên cứu chưa được lâu và kiến thức còn hạn chế nên đề án của em không tránh khỏi những sai sót mong các thày cô góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank các thày cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đặc biệt là Tiến sĩ Bùi Huy Nhượng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra Tài liệu chưa phân loại 2
C Áp dụng Luật trong Vụ việc Liên Minh Châu Âu (EU) kiện Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày mũ da Luận văn Luật 0
L Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005-2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Luật chống bán phá giá của Mỹ và vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
D Phát triển dịch vụ logistics của Công ty CP Vinalines Logistics – Việt Nam trong điều kiện hội nhập Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank tại thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới Luận văn Kinh tế 0
R Đánh giá điều kiện công trình văn phòng làm việc và dịch vụ cho thuê của công ty San Nam Quận Cầu Giấy - TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top