nuocmatcuada_89
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá, thương mại quốc tế ngày càng trở nên phát triển và đi cùng với nó là những mặt trái, trong đó có vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Sự khốc liệt trong thương mại đã khiến các doanh nghiệp, các cá nhân khi tham gia thương mại áp dụng nhiều biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trong đó có việc bán phá giá hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Để đối phó với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó, các quốc gia đã dựa trên các quy định của GATT về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá để ban hành luật chống bán phá giá của mình. Luật chống bán phá giá đã thực sự là một biện pháp hữu hiệu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên có một vấn đề là luật chống bán phá giá khi bị lạm dụng lại trở thành một biện pháp bảo hộ đi ngược lại những quy tắc cơ bản của thương mại thế giới. Có thể nói vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá đang là một vấn đề phức tạp, gây nhiều bàn cãi trong các chương trình nghị sự của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Thế nhưng đây lại là vấn đề hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết đều không hiểu những tác động có thể có của nó đối với mình. Chỉ đến khi các doanh nghiệp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa thì họ mới thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về vấn đề bán phá giá và luật bán phá giá của các quốc gia. Sự kiện này đặt ra tính cấp thiết của việc hiểu rõ về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam" với mong muốn làm sáng tỏ thêm về vấn đề vốn rất phức tạp này.
2. Mục đích của đề tài.
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá cùng với những mặt tích cực và hạn chế của chúng. Dựa trên cơ sở lý luận cùng với thực tế của vụ kiện sẽ đề xuất một số bài học cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế tình hình bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế hiện nay cũng như diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa đang diễn ra.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê học đơn giản.
- Phương pháp lý luận biện chứng.
5. Bố cục đề tài.
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần:
- Chương I: Những lý luận cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá.
- Chương II: Diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ.
- Chương III: Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
Do thời gian và trình độ hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thày cô.
Em xin chân thành Thank Th.S. Nguyễn Xuân Nữ, giảng viên khoa KTNT đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sinh viên: Trịnh Thị Vân Anh.
chương I
Những lí luận cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá.
I. Những lí luận cơ bản về bán phá giá.
Vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá bát đầu được đưa ra thảo luận tại Hiệp Kenedy (1964-1967) và Hiệp Tokyo (1973-1979) thuộc Các vòng đàm phán của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch). Đây là giai đoạn mà thương mại quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ, các quốc gia phát triển tăng cường xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Họ thường sử dụng các biện pháp trợ cấp, trợ giá đối với các sản phẩm, nhất là những sản phẩm nông nghiệp của mình để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá khi tham gia vào thương mại thế giới. Hàng hoá của những nước này ồ ạt đổ vào nước đang phát triển - nơi giờ đây là thị trường lý tưởng cho các nước phát triển cạnh tranh nhau. Để đối phó với tình trạng nay, đến đầu thập kỷ 80, các nước đang phát triển đã bắt đầu ban hành luật điều chỉnh việc bán phá giá cùng những biện pháp chống lại các hoạt động này nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc đánh giá đúng giá thành của sản phẩm, rằng sản phẩm được bán ra với giá không thấp hơn giá thành hay giá bán trên thị trường nội địa và tìm mọi cách để ngăn ngừa những hành vi lẩn tránh các biện pháp chống bán phá giá. Đồng thời họ cũng chú trọng đến việc đảm bảo rằng những biện pháp chống bán phá giá không bị lạm dụng nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước mà chỉ giới hạn ở mức cần thiết (thuế chống bán phá giá không nhất thiết phải cao bằng mức phá giá mà có thể chỉ ở mức được xác định là cần thiết).
Đến hiệp Uruguay (1986-1994), vấn đề về bán phá giá và chống bán phá giá đã được thống nhất lại khi các quốc gia thành viên của GATT cùng nhau đặt bút ký vào “Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994”. Trong đó có nhiều quy định chi tiết và chặt chẽ từ việc xác định vấn đề phá giá, trình tự một cuộc điều tra về bán phá giá đến các biện pháp tạm thời và các biện pháp cuối cùng trong trường hợp xác định có bán phá giá. Những quy định này đuợc rút ra từ thực tiễn thương mại quốc tế giữa các thành viên trong những năm qua. Trên cơ sở Hiệp định này, nhiều nước đã ban hành luật chống bán phá giá của riêng mình, trong đó chủ yếu là các nước đang phát triển để bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi hàng hoá nhập khẩu từ các nước phát triển. Tuy nhiên, do Hiệp định có nhiều quy định không chặt chẽ về vấn đề tự vệ và việc đối phó với việc lẩn tránh các biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia, trong luật của mình, đã biến những quy định đó thành những cơ chế mang tính chất bảo hộ. Luật chống bán phá giá đôi khi đã bị lợi dụng, trở thành biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước. Và trong thực tiễn thương mại hiện nay, các biện pháp chống bán giá không chỉ được các nước đang phát triển áp dụng mà nó đã trở thành một công cụ phổ biến của các nước phát triển, được các nước này triệt để khai thác. Đơn cử như Mỹ, hàng năm các doanh nghiệp nước này đã phát hàng nghìn đơn kiện bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của hàng chục nước trên thế giới. Các biện pháp chống bán phá giá giờ đây đã trở thành quen thuộc trong thương mại quốc tế. Do đó, đối với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu của bất kỳ một quốc gia trên thế giới nào, khi muốn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài thì một vấn đề không thể bỏ qua là phải nghiên cứu về luật chống bán phá giá của các quốc gia, các thị trường mà mình muốn thâm nhập để tránh nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Trong các luật chống bán phá giá thì không thể không nhắc đến Hiệp định thực thi Điều VI của GATT năm 1994 - Hiệp định làm cơ sở cho các luật chống bán phá giá của các quốc gia - và tiếp đó là Luật mẫu về chống bán phá giá của WTO cùng với luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, nước và khu vực thị trường lớn nhất thế giới. Ta sẽ lần lượt nghiên cứu về vấn đề bán phá giá và chống bán phá được đề cập trong các luật nói trên.
có vai trò hết sức quan trọng nhưng vai trò này chỉ nên dừnglại ở mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp để chuẩn bị những hành trang kiến thức nhất định khi hội nhập và đối phó một cách có hiệu quả đối với vụ kiện bán phá giá vì thực ra thì chính là doanh nghiệp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá chứ không phải kiện Chính phủ Việt Nam.
Như vậy là vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng, nó thể hiện trên nhiều khía cạnh trong đó cả ở vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu sao cho sự phối hợp đó vẫn đảm bảo được tính chủ động của các doanh nghiệp. Có vậy thì tính hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên rất nhiều.
Tóm lại, từ vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa xuất khẩu chúng ta có thể thấy được những tác động nặng nề của việc các quốc gia lạm dụng quá mức luật chống bán phá giá của nước mình, biến nó thành một rào cản đối thương mại quốc tế. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta mới chỉ bắt đầu hội nhập vào thương mại quốc tế, vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá vẫn còn là điều mới mẻ với họ và chỉ đến khi có vụ tranh chấp nói trên họ mới nhận thức được tác động của những vấn đề đó tới bản thân họ như thế nào. Và cũng từ đó chúng ta thấy cần thiết phải rút ra những bài học kinh nghiệm để làm thế nào tránh được việc bị kiện - vấn đề gây cho các doanh nghiệp nhiều tốn kém về thời gian, sức lực và tiền của. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình một kiến thức chung về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá, đồng thời phải đoàn kết với nhau trong việc xây dựng các chiến lược giá để tránh việc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng tránh, các doanh nghiệp cũng luôn phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình huống bị kiện vì vấn đề chống bán phá giá hiện nay đã trở thành một thứ hàng rào thương mại quen thuộc được các quốc gia áp dụng. Doanh nghiệp cũng nên nâng cao khả năng tài chính của mình và khả năng quản lý kinh doanh để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị nước ngoài điều tra bán phá giá. Một số bài học kinh nghiệm nêu trên có thể một phần nào giúp các doanh nghiệp trong trường hợp đối mặt với một vụ kiện như vậy.
Lời kết
Từ vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp của thương mại quốc tế. Thực tiễn thương mại yêu cầu các quốc gia cần thiết phải có luật chống bán phá giá thật chặt chẽ, nghiêm ngặt để ngăn chặn những hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng luật chống bán phá giá khi bị lạm dụng lại trở thành thứ rào cản đi ngược lại với xu hướng tự do thương mại. Và còn rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác của thương mại đều thể hiện tính mâu thuẫn của chúng. Vấn đề đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải nhận thức được và chuẩn bị đối phó với những khó khăn đó. Ngay đối với vấn đề bán phá giá, từ sự kiện tranh chấp bán phá giá, bài học đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là phải tìm hiểu kỹ về luật chống bán phá giá của các quốc gia khi muốn thâm nhập vào thị trường các nước đó để tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá. Nhưng như đã phân tích nguy cơ bị kiện bán phá giá khi tham gia vào thương mại thế giới là rất lớn, chính vì vậy các doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng để đối phó với tình huống bị kiện. Trong luận văn này, người viết đã đề ra một số bài học kinh nghiệm trong trường hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá. Tuy nhiên còn rất nhiều các bài học kinh nghiệm khác mà bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tự rút ra từ thực tiễn kinh doanh của mình.
Cũng từ thực tiễn vụ tranh chấp, chúng ta cũng thấy rõ là đã đến lúc Việt Nam phải có một luật chống bán phá giá riêng của mình để bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài và để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng ta cứ liên tiếp bị kiện bán phá giá mà lại không có đủ cơ sở pháp lí cần thiết để kiện nước khác bán phá giá. Thâm nhập các thị trường nước ngoài một cách hiệu quả đồng thời bảo vệ được thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh, đó là hai yếu tố quyết định sự thành công của một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế.
Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và những bài học kinh nghiệm với hàng xuất khẩu Việt Nam
danh mục tài liệu tham khảo.
A. Sách
1. GS.TS Bùi Xuân Lưu - Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương - NXB Giáo Dục 1997
2. PGS.TS Nguyễn Thị Mơ - Hoàng Ngọc Thiết - Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại – NXB Giáo dục 1997
3. Bộ Thương Mại - Những điều cần biết về tổ chức thương mại thế giới
B. Báo chí.
I. Tiếng Việt
1. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Số 3,4,5 – 2002.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời nói Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá, thương mại quốc tế ngày càng trở nên phát triển và đi cùng với nó là những mặt trái, trong đó có vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Sự khốc liệt trong thương mại đã khiến các doanh nghiệp, các cá nhân khi tham gia thương mại áp dụng nhiều biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trong đó có việc bán phá giá hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Để đối phó với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó, các quốc gia đã dựa trên các quy định của GATT về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá để ban hành luật chống bán phá giá của mình. Luật chống bán phá giá đã thực sự là một biện pháp hữu hiệu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên có một vấn đề là luật chống bán phá giá khi bị lạm dụng lại trở thành một biện pháp bảo hộ đi ngược lại những quy tắc cơ bản của thương mại thế giới. Có thể nói vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá đang là một vấn đề phức tạp, gây nhiều bàn cãi trong các chương trình nghị sự của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Thế nhưng đây lại là vấn đề hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết đều không hiểu những tác động có thể có của nó đối với mình. Chỉ đến khi các doanh nghiệp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa thì họ mới thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về vấn đề bán phá giá và luật bán phá giá của các quốc gia. Sự kiện này đặt ra tính cấp thiết của việc hiểu rõ về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam" với mong muốn làm sáng tỏ thêm về vấn đề vốn rất phức tạp này.
2. Mục đích của đề tài.
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá cùng với những mặt tích cực và hạn chế của chúng. Dựa trên cơ sở lý luận cùng với thực tế của vụ kiện sẽ đề xuất một số bài học cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế tình hình bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế hiện nay cũng như diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa đang diễn ra.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê học đơn giản.
- Phương pháp lý luận biện chứng.
5. Bố cục đề tài.
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần:
- Chương I: Những lý luận cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá.
- Chương II: Diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ.
- Chương III: Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
Do thời gian và trình độ hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thày cô.
Em xin chân thành Thank Th.S. Nguyễn Xuân Nữ, giảng viên khoa KTNT đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sinh viên: Trịnh Thị Vân Anh.
chương I
Những lí luận cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá.
I. Những lí luận cơ bản về bán phá giá.
Vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá bát đầu được đưa ra thảo luận tại Hiệp Kenedy (1964-1967) và Hiệp Tokyo (1973-1979) thuộc Các vòng đàm phán của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch). Đây là giai đoạn mà thương mại quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ, các quốc gia phát triển tăng cường xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Họ thường sử dụng các biện pháp trợ cấp, trợ giá đối với các sản phẩm, nhất là những sản phẩm nông nghiệp của mình để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá khi tham gia vào thương mại thế giới. Hàng hoá của những nước này ồ ạt đổ vào nước đang phát triển - nơi giờ đây là thị trường lý tưởng cho các nước phát triển cạnh tranh nhau. Để đối phó với tình trạng nay, đến đầu thập kỷ 80, các nước đang phát triển đã bắt đầu ban hành luật điều chỉnh việc bán phá giá cùng những biện pháp chống lại các hoạt động này nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc đánh giá đúng giá thành của sản phẩm, rằng sản phẩm được bán ra với giá không thấp hơn giá thành hay giá bán trên thị trường nội địa và tìm mọi cách để ngăn ngừa những hành vi lẩn tránh các biện pháp chống bán phá giá. Đồng thời họ cũng chú trọng đến việc đảm bảo rằng những biện pháp chống bán phá giá không bị lạm dụng nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước mà chỉ giới hạn ở mức cần thiết (thuế chống bán phá giá không nhất thiết phải cao bằng mức phá giá mà có thể chỉ ở mức được xác định là cần thiết).
Đến hiệp Uruguay (1986-1994), vấn đề về bán phá giá và chống bán phá giá đã được thống nhất lại khi các quốc gia thành viên của GATT cùng nhau đặt bút ký vào “Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994”. Trong đó có nhiều quy định chi tiết và chặt chẽ từ việc xác định vấn đề phá giá, trình tự một cuộc điều tra về bán phá giá đến các biện pháp tạm thời và các biện pháp cuối cùng trong trường hợp xác định có bán phá giá. Những quy định này đuợc rút ra từ thực tiễn thương mại quốc tế giữa các thành viên trong những năm qua. Trên cơ sở Hiệp định này, nhiều nước đã ban hành luật chống bán phá giá của riêng mình, trong đó chủ yếu là các nước đang phát triển để bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi hàng hoá nhập khẩu từ các nước phát triển. Tuy nhiên, do Hiệp định có nhiều quy định không chặt chẽ về vấn đề tự vệ và việc đối phó với việc lẩn tránh các biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia, trong luật của mình, đã biến những quy định đó thành những cơ chế mang tính chất bảo hộ. Luật chống bán phá giá đôi khi đã bị lợi dụng, trở thành biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước. Và trong thực tiễn thương mại hiện nay, các biện pháp chống bán giá không chỉ được các nước đang phát triển áp dụng mà nó đã trở thành một công cụ phổ biến của các nước phát triển, được các nước này triệt để khai thác. Đơn cử như Mỹ, hàng năm các doanh nghiệp nước này đã phát hàng nghìn đơn kiện bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của hàng chục nước trên thế giới. Các biện pháp chống bán phá giá giờ đây đã trở thành quen thuộc trong thương mại quốc tế. Do đó, đối với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu của bất kỳ một quốc gia trên thế giới nào, khi muốn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài thì một vấn đề không thể bỏ qua là phải nghiên cứu về luật chống bán phá giá của các quốc gia, các thị trường mà mình muốn thâm nhập để tránh nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Trong các luật chống bán phá giá thì không thể không nhắc đến Hiệp định thực thi Điều VI của GATT năm 1994 - Hiệp định làm cơ sở cho các luật chống bán phá giá của các quốc gia - và tiếp đó là Luật mẫu về chống bán phá giá của WTO cùng với luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, nước và khu vực thị trường lớn nhất thế giới. Ta sẽ lần lượt nghiên cứu về vấn đề bán phá giá và chống bán phá được đề cập trong các luật nói trên.
có vai trò hết sức quan trọng nhưng vai trò này chỉ nên dừnglại ở mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp để chuẩn bị những hành trang kiến thức nhất định khi hội nhập và đối phó một cách có hiệu quả đối với vụ kiện bán phá giá vì thực ra thì chính là doanh nghiệp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá chứ không phải kiện Chính phủ Việt Nam.
Như vậy là vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng, nó thể hiện trên nhiều khía cạnh trong đó cả ở vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu sao cho sự phối hợp đó vẫn đảm bảo được tính chủ động của các doanh nghiệp. Có vậy thì tính hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên rất nhiều.
Tóm lại, từ vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa xuất khẩu chúng ta có thể thấy được những tác động nặng nề của việc các quốc gia lạm dụng quá mức luật chống bán phá giá của nước mình, biến nó thành một rào cản đối thương mại quốc tế. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta mới chỉ bắt đầu hội nhập vào thương mại quốc tế, vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá vẫn còn là điều mới mẻ với họ và chỉ đến khi có vụ tranh chấp nói trên họ mới nhận thức được tác động của những vấn đề đó tới bản thân họ như thế nào. Và cũng từ đó chúng ta thấy cần thiết phải rút ra những bài học kinh nghiệm để làm thế nào tránh được việc bị kiện - vấn đề gây cho các doanh nghiệp nhiều tốn kém về thời gian, sức lực và tiền của. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình một kiến thức chung về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá, đồng thời phải đoàn kết với nhau trong việc xây dựng các chiến lược giá để tránh việc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng tránh, các doanh nghiệp cũng luôn phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình huống bị kiện vì vấn đề chống bán phá giá hiện nay đã trở thành một thứ hàng rào thương mại quen thuộc được các quốc gia áp dụng. Doanh nghiệp cũng nên nâng cao khả năng tài chính của mình và khả năng quản lý kinh doanh để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị nước ngoài điều tra bán phá giá. Một số bài học kinh nghiệm nêu trên có thể một phần nào giúp các doanh nghiệp trong trường hợp đối mặt với một vụ kiện như vậy.
Lời kết
Từ vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp của thương mại quốc tế. Thực tiễn thương mại yêu cầu các quốc gia cần thiết phải có luật chống bán phá giá thật chặt chẽ, nghiêm ngặt để ngăn chặn những hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng luật chống bán phá giá khi bị lạm dụng lại trở thành thứ rào cản đi ngược lại với xu hướng tự do thương mại. Và còn rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác của thương mại đều thể hiện tính mâu thuẫn của chúng. Vấn đề đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải nhận thức được và chuẩn bị đối phó với những khó khăn đó. Ngay đối với vấn đề bán phá giá, từ sự kiện tranh chấp bán phá giá, bài học đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là phải tìm hiểu kỹ về luật chống bán phá giá của các quốc gia khi muốn thâm nhập vào thị trường các nước đó để tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá. Nhưng như đã phân tích nguy cơ bị kiện bán phá giá khi tham gia vào thương mại thế giới là rất lớn, chính vì vậy các doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng để đối phó với tình huống bị kiện. Trong luận văn này, người viết đã đề ra một số bài học kinh nghiệm trong trường hợp đối mặt với một vụ kiện bán phá giá. Tuy nhiên còn rất nhiều các bài học kinh nghiệm khác mà bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tự rút ra từ thực tiễn kinh doanh của mình.
Cũng từ thực tiễn vụ tranh chấp, chúng ta cũng thấy rõ là đã đến lúc Việt Nam phải có một luật chống bán phá giá riêng của mình để bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài và để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng ta cứ liên tiếp bị kiện bán phá giá mà lại không có đủ cơ sở pháp lí cần thiết để kiện nước khác bán phá giá. Thâm nhập các thị trường nước ngoài một cách hiệu quả đồng thời bảo vệ được thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh, đó là hai yếu tố quyết định sự thành công của một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế.
Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và những bài học kinh nghiệm với hàng xuất khẩu Việt Nam
danh mục tài liệu tham khảo.
A. Sách
1. GS.TS Bùi Xuân Lưu - Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương - NXB Giáo Dục 1997
2. PGS.TS Nguyễn Thị Mơ - Hoàng Ngọc Thiết - Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại – NXB Giáo dục 1997
3. Bộ Thương Mại - Những điều cần biết về tổ chức thương mại thế giới
B. Báo chí.
I. Tiếng Việt
1. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Số 3,4,5 – 2002.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: