Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Văn hoá là sơi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó
làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua
biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để
không ngừng phát triển và lớn mạmh”.
(Phạm Văn Đồng)
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn có một truyền thống văn
hoá lâu đời, đậm đà bản sắ- phong vị quê hương. Mỗi miền quê, mỗi vùng
đất đều tự nó mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa có những
nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân
tộc Việt Nam. Đo dọc dải đất hình tia chớp, ở nơi nào chúng ta cũng bắt
gặp bản sắc, phong vị văn hoá của mỗi địa danh. Việt Nam là một trong
những vùng đất của quê hương- một không gian văn hoá có nhiều nét đặc
sắc, tiêu biểu. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vùng văn hoá Việt Bắc,
chúng ta hãy xét đến một số khái niệm liên quan.
* Không gian văn hoá Việt Nam dùng để chỉ chỗ ở của người Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Không gian văn hoá liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất
với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở
đó dân tộc ta đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hoá bao
giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ, không gian văn hoá của 2 dân tộc
ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.
Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hoá Việt Nam nằm
trong khu vực cư trú của người Bách Việt mà có thể hình dung nó như
một hình tam giác, cạnh đáy là sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Trung
Bộ Việt Nam.
* Lãnh thổ văn hoá dùng để chỉ chỗ ở cụ thể của từng nhóm tộc
người trên dải đất hình chữ S. Lãnh thổ văn hoá liên quan đến chủ quyền
lãnh thổ, được xác định bằng cột mốc, hải phận rõ ràng.
* Vùng văn hoá: Là vùng lãnh thổ nhỏ của một tộc người cư trú.
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
* Tiểu vùng văn hoá: Phạm vi nhỏ hơn vùng văn hoá là nơi đẹp nhất
của vùng văn hoá.
Hiện nay, việc phân vùng văn hoá trong lãnh thổ Việt Nam được
nhiều học giả bàn đến với nhiều cách phân chia. Tuy nhiên, hợp lý và
khách quan hơn cả là cách phân chia thành 6 vùng văn hoá của giáo sư
Trần Quốc Vượng.
Vùng văn hoá Việt Bắc là một trong số 6 vùng văn hoá nói trên.
I. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng
đất gắn bó với một thời gian khổ và oanh liệt của quân và dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng: Là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu
bao chiến công anh hùng của quân và dân toa như bài thơ “Việt Bắc” của
Tố Hữu mô tả.
Nói tới Việt Bắc là nới tới địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Tuy nhiên ranh giới
vùng văn hoá Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này. Nó bao gồm cả phần đồi
núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam
Đảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, phần hướng lồi
quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc,
Bắc Sơn, Đông Triều.
Toàn vùng có 5 hệ thông sông chính: Sông Thao, sông Lô, hệ thống
sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Với nét đặc trưng là độ dốc lòng
sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất. Mặt khác, trong vùng
còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen v.v..
Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng;
Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô,
Sán chay. Trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc và chủ yếu là cư dân
Tày- Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi trong thời kỳ
đánh giặc cứu nước.
Doc.edu.vn3
Dù hiện tại là 2 dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng có những
nét gần gũi tương đối. Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chịu
ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng
văn hoá Việt nhiều hơn.
Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày- Nùng chủ yếu sống ở
các bản ven đường; Bản là một công xã nông thôn đường lối lấy đơn vị
nhà làm cơ sở. Nó không làm chức năng về mặt sản xuất mà chỉ là một
cộng đồng về mặt xã hội.
Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày- Nùng là gia đình, lại là gia
đình phụ hệ, người đàn ông làm chủ tài sản và quyết định mọi việc trong
nhà, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng
đồng.
II. Đặc điểm vùng văn hoá Việt Nam
Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội
của vùng Việt Bắc sẽ tác động đến văn hoá của vùng này.
a. Văn hoá vật chất:
- Ở
- Mặc
- Ăn
Văn hoá ở:
* Người Tày- Nùng có 2 loại nhà chính:
- Nhà sàn: Dạng nhà phổ biến, gồm 2 loại là: Sàn 2 mái và sàn 4
mái. Nếu là nhà sàn 4 mái thì 2 mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn 2 mái
chính. Cầu thang lên xuống bằng tre, số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng
bậc chẵn.
Nhà đất: Loại nhà xuất hiện nhiều, về qui mô, kết cấu, bố cục có
nhiều thay đổi so với nhà sàn.
* Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo
giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
- Y phục của nam giới Tày theo một kiểu: Áo cánh 4 thân, áo dài 5
thân, khăn đội đầu và giày vải. Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ
Doc.edu.vn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
ngực, cổ áo tròn, cao, khong có cầu vai, tà áo xẻ cao, co hàng cúc vải
trước ngực và hai túi.
Quần của nam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quân lẫn áo
của nam giới Tày may bằng vải chàm. Họ ít dùng đồ trang sức, trang phục
của đàn ông Tày khá giản dị.
Giữa nam giới Tày và Nùng khác đôi chút về kích thước trang phục.
- Y phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú hơn.
Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ
Tay mặc chiếc áo lót trong màu trắng. Y phục của phụ nữ Tày- Nùng gồm
áo cánh, áo dài 5 thân, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Đồ trang
sức cũng đơn giản, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạc. Chiếc
khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông. Phụ nữ Nùng có khác đôi chút là họ
thường bịt răng vàng, ưa thích vòng chân, vòng tay, khuyên tai bằng bạc.
* Về ăn uống, tuỳ theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức
ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng. Việc chế biến món
ăn của cư dân Tày Nùng một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kỹ
thuật chế biến của tộc lân cận như Hoa, Việt.v.v…. Thức ăn chính là gạo
tẻ, nhưng việc chế biến món ăn từ gạo nếp được chú trọng hơn. Trong
ngày tết, cốm và các loại xôi màu là những món ăn đặc biệt hấp dẫn.
Ngoài ra còn có thịt lợn quay Lạng sơn, vịt quay Thất Khê. Bữa ăn của cư
dân Việt Bắc mang tính bình đẳng, nhân ái.
* Ngoài ra, điểm đáng chú ý trong văn hoá vùng Việt Bắc là tầng
lớp tri thức Tày- Nùng hình thành từ rất sớm. Ban đầu là các tri thức dân
gian: Thầy Mo, Then, Tào, Pụt. Sau này, giáo dục càng được chú trọng,
phát triển, đẩy mạnh đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc.
b. Văn hoá tinh thần.
Đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ
bản giống với các khu vực khác.
Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày- Nùng
hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời- đất, tổ tiên. Các
thần linh của họ rất đa dạng, có khi là nhiều thần như thần núi, thần sông,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top