hadohai1985
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước chúng ta đang tiến hành hội nhập kinh tế, văn hóa, điều này mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong đó có hiện tượng nam, nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân hay tình trạng “ sống thử” dẫn đến trường hợp những đứa trẻ sinh ra lại không biết cha, mẹ mình là ai mà chính cha, mẹ lại chối từ hay vì lý do nào đó thất lạc con mình thì việc để đứa trẻ tìm lại được cha, mẹ là rất khó khăn. Theo thuyết tự nhiên mỗi con người sinh ra đều có cha và có mẹ nên quyền có cha, mẹ là một quyền không thể chối bỏ của con người, phù hợp với quy luật của tự nhiên, đạo đức, xã hội. Để bảo vệ cho quyền thiêng liêng ấy Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã dành hẳn chương VII để quy định về vấn đề này. Tuy vậy, thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh cãi và cần có sự nghiên cứu cụ thể hơn. Trong phạm vi bài chúng em sẽ đi tìm hiểu vấn đề “ Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính, lí luận và thực tiễn”.
NỘI DUNG CHI TIẾT
I. Khái quát chung về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Dưới góc độ sinh học - xã hội: Xác định cha, mẹ, con là dựa trên cơ sở huyết thống, nó được hiểu là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ.
Dưới góc độ luật học việc xác định cha, mẹ, con trong từ điển Luật học lại đưa ra khái niệm “ xác định cha, mẹ cho con” là: “ định rõ một người là cha hay một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”.
Dưới góc độ pháp lý thì xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục và nghĩa vụ theo luật định.
Như vậy đứng trên nhiều góc độ ta có thể có nhiều cách hiểu về khái niệm xác định cha, mẹ, con
2. Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con
Xác định cha, mẹ, con đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi, là trẻ mồ côi... được chăm sóc tốt nhất, đảm bảo cho chúng có một gia đình thực sự giúp chúng hoàn thiện nhân cách, trí lực và thể lực. Nó xóa bỏ tư tưởng kỳ thị không bình đẳng giữa con sinh trong giá thú và ngoài giá thú.
Xác định cha, mẹ cho con là cơ sở để xác định mối quan hê mẹ - con, cha – con, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản trong quan hệ mẹ - con, cha – con. Đây cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định cha, mẹ và con trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và con.
II. Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính
Theo luật định, thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ và con bao gồm thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Trong phạm vi đề bài nên chúng tui xin đi sâu phân tích thủ tục hành chính của việc xác định cha mẹ cho con.
1. Căn cứ xác định cha, mẹ , con theo thủ tục hành chính
a. Xác định cha mẹ con trong giá thú
Con trong giá thú, là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (cha mẹ của người con đó có đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, hay có quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận). Trên thực tế cho thấy, ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn. Do đó, nhiều trường hợp nam nữ đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, người phụ nữ thụ thai trước khi kết hôn. Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.”
Theo khoản 1 điều 63 và khoản 2 điều 21 nghị định 70/2001/NĐ-CP thì con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hay kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật (trong trường hợp người vợ chưa kết hôn với người khác), thì được xác định là con chung của hai người. Tức là người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết hay đã ly hôn sẽ được suy đoán là cha của đứa trẻ đó. Con sinh ra trong thời kỳ hôn hân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung trong giá thú của hai vợ chồng.
Theo tinh thần của điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, thực tế cho thấy, có những tình huống quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật, người vợ, trong thời gian 300 ngày đã kết hôn với người khác, nếu sau này người vợ sinh con thì con đó được xác định là “con chung của vợ chồng sau” (theo nguyên tắc suy đoán).
Cũng theo nguyên tắc suy đoán này, pháp luật coi sự có mặt của người chồng khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ do vợ mình sinh ra tại cơ quan hộ tịch là sự mặc nhiên công nhận đứa trẻ đó là “con chung của hai vợ chồng”.
Đặc biệt, đối với trường hợp xác định cha, mẹ con khi con sinh ra theo phương pháp khoa học sẽ được áp dụng theo nghị định số 12/2003/NĐ-CP của chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học
b. Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hay tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Bao gồm:
- Mẹ không có chồng mà có con
- Mẹ có chồng nhưng ngoại tình và có con với người khác
- Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian chung sống, hai người có con chung, nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn (kể cả vợ chồng đã ly hôn và phán quyết ly hôn của toà án có hiệu lực pháp lực, sau đó họ tái hợp, sống chung nhưng không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định. Nếu người mẹ sinh con trong trường hợp này là con chung ngoài giá thú)
1. Thủ tục đăng ký khai sinh
Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường là do người cha, người mẹ hay cả hai bên đều tự nguyện nhận con; dù cho quan hệ hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp thì thông qua thủ tục đăng kí khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch để xác thực về mặt pháp lý quan hệ cha mẹ và con. Ở đây có thể thấy Nhà nước ta không quy định bắt buộc cha, mẹ phải là những người có hôn nhân hợp pháp để bảo vệ quyền của đứa trẻ khi sinh ra.
• Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ được quy định tại điều 13 định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005:
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hay nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
• Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
Theo Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005:
Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
“Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hay những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.”
Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, ủy ban nhân dân cơ sở ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn là cha, mẹ của đứa trẻ; hay ghi rõ họ tên của người mẹ sinh con ngoài giá thú, hay họ tên của người đàn ông được khai là cha
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước chúng ta đang tiến hành hội nhập kinh tế, văn hóa, điều này mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong đó có hiện tượng nam, nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân hay tình trạng “ sống thử” dẫn đến trường hợp những đứa trẻ sinh ra lại không biết cha, mẹ mình là ai mà chính cha, mẹ lại chối từ hay vì lý do nào đó thất lạc con mình thì việc để đứa trẻ tìm lại được cha, mẹ là rất khó khăn. Theo thuyết tự nhiên mỗi con người sinh ra đều có cha và có mẹ nên quyền có cha, mẹ là một quyền không thể chối bỏ của con người, phù hợp với quy luật của tự nhiên, đạo đức, xã hội. Để bảo vệ cho quyền thiêng liêng ấy Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã dành hẳn chương VII để quy định về vấn đề này. Tuy vậy, thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh cãi và cần có sự nghiên cứu cụ thể hơn. Trong phạm vi bài chúng em sẽ đi tìm hiểu vấn đề “ Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính, lí luận và thực tiễn”.
NỘI DUNG CHI TIẾT
I. Khái quát chung về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Dưới góc độ sinh học - xã hội: Xác định cha, mẹ, con là dựa trên cơ sở huyết thống, nó được hiểu là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ.
Dưới góc độ luật học việc xác định cha, mẹ, con trong từ điển Luật học lại đưa ra khái niệm “ xác định cha, mẹ cho con” là: “ định rõ một người là cha hay một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”.
Dưới góc độ pháp lý thì xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục và nghĩa vụ theo luật định.
Như vậy đứng trên nhiều góc độ ta có thể có nhiều cách hiểu về khái niệm xác định cha, mẹ, con
2. Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con
Xác định cha, mẹ, con đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi, là trẻ mồ côi... được chăm sóc tốt nhất, đảm bảo cho chúng có một gia đình thực sự giúp chúng hoàn thiện nhân cách, trí lực và thể lực. Nó xóa bỏ tư tưởng kỳ thị không bình đẳng giữa con sinh trong giá thú và ngoài giá thú.
Xác định cha, mẹ cho con là cơ sở để xác định mối quan hê mẹ - con, cha – con, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản trong quan hệ mẹ - con, cha – con. Đây cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định cha, mẹ và con trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và con.
II. Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính
Theo luật định, thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ và con bao gồm thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Trong phạm vi đề bài nên chúng tui xin đi sâu phân tích thủ tục hành chính của việc xác định cha mẹ cho con.
1. Căn cứ xác định cha, mẹ , con theo thủ tục hành chính
a. Xác định cha mẹ con trong giá thú
Con trong giá thú, là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (cha mẹ của người con đó có đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, hay có quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận). Trên thực tế cho thấy, ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn. Do đó, nhiều trường hợp nam nữ đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, người phụ nữ thụ thai trước khi kết hôn. Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.”
Theo khoản 1 điều 63 và khoản 2 điều 21 nghị định 70/2001/NĐ-CP thì con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hay kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật (trong trường hợp người vợ chưa kết hôn với người khác), thì được xác định là con chung của hai người. Tức là người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết hay đã ly hôn sẽ được suy đoán là cha của đứa trẻ đó. Con sinh ra trong thời kỳ hôn hân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung trong giá thú của hai vợ chồng.
Theo tinh thần của điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, thực tế cho thấy, có những tình huống quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật, người vợ, trong thời gian 300 ngày đã kết hôn với người khác, nếu sau này người vợ sinh con thì con đó được xác định là “con chung của vợ chồng sau” (theo nguyên tắc suy đoán).
Cũng theo nguyên tắc suy đoán này, pháp luật coi sự có mặt của người chồng khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ do vợ mình sinh ra tại cơ quan hộ tịch là sự mặc nhiên công nhận đứa trẻ đó là “con chung của hai vợ chồng”.
Đặc biệt, đối với trường hợp xác định cha, mẹ con khi con sinh ra theo phương pháp khoa học sẽ được áp dụng theo nghị định số 12/2003/NĐ-CP của chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học
b. Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hay tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Bao gồm:
- Mẹ không có chồng mà có con
- Mẹ có chồng nhưng ngoại tình và có con với người khác
- Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian chung sống, hai người có con chung, nhưng cha mẹ không có đăng ký kết hôn (kể cả vợ chồng đã ly hôn và phán quyết ly hôn của toà án có hiệu lực pháp lực, sau đó họ tái hợp, sống chung nhưng không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định. Nếu người mẹ sinh con trong trường hợp này là con chung ngoài giá thú)
1. Thủ tục đăng ký khai sinh
Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường là do người cha, người mẹ hay cả hai bên đều tự nguyện nhận con; dù cho quan hệ hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp thì thông qua thủ tục đăng kí khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch để xác thực về mặt pháp lý quan hệ cha mẹ và con. Ở đây có thể thấy Nhà nước ta không quy định bắt buộc cha, mẹ phải là những người có hôn nhân hợp pháp để bảo vệ quyền của đứa trẻ khi sinh ra.
• Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ được quy định tại điều 13 định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005:
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hay nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
• Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
Theo Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005:
Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
“Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hay những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.”
Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, ủy ban nhân dân cơ sở ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn là cha, mẹ của đứa trẻ; hay ghi rõ họ tên của người mẹ sinh con ngoài giá thú, hay họ tên của người đàn ông được khai là cha
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Ttiểu luận về một tình huống thực tế về đăng ký nhận cha mẹ con, pháp luật về xác định cha mẹ con tại cơ quan hành chính, bất cập xác định cha mẹ con thủ tục hành chính, xác định cha mẹ con theo thủ tục hành hính, tiểu luận xác định cha mẹ cho con theo pháp luật việt nam, xác định cha mẹ con theo thủ tục hành chính