phmc150809

New Member
Download Chuyên đề Xác định danh mục đầu tư tại Công ty tài chính Bưu điện

Download Chuyên đề Xác định danh mục đầu tư tại Công ty tài chính Bưu điện miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 3
I - TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3
1- Thị trường chứng khoán 3
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 3
1.2. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán 5
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 5
1.3.1. Nhà phát hành 5
1.3.2. Nhà đầu tư 5
1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 6
1.3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 6
1.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 6
1.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán 6
1.5.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn 6
1.5.2. Căn cứ vào cách hoạt động của thị trường 7
1.5.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường 7
2. Các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán 7
2.1. Chứng khoán 7
2.2. Cổ phiếu 8
2.3. Trái phiếu 8
2.4. Chứng chỉ quỹ 8
2.5. Quyền mua cổ phần 9
2.6. Chứng quyền 9
2.7. Quyền chọn mua, quyền chọn bán 9
2.8. Hợp đồng tương lai 9
3. Đầu tư chứng khoán với danh mục đầu tư 9
3.1. Khái niệm danh mục đầu tư 9
3.2. Đặc điểm của danh mục đầu tư chứng khoán 10
3.3. . Hoạt động đầu tư chứng khoán bằng cách xác định danh mục đầu tư 11
3.3.1. Xác định tài sản đầu tư 11
3.3.2. Phân tích tài sản đầu tư 13
3.3.2.1., phân tích vĩ mô chứng khoán 13
3.3.2.2. Phân tích ngành 15
3.3.2.3 Phân tích giá trị công ty 15
3.3.3. Quyết định quy mô đầu tư 17
3.3.4. Quản lý danh mục đầu tư 18
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẦU TƯ THÔNG QUA DANH MỤC ĐẦU TƯ 19
1. Đối với nhà đầu tư trên thị trường 19
2. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán 20
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 22
I. QUY ĐỊNH CỦA VNPT VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 22
1. Quy định chung trong lĩnh vực hoạt động đầu tư 22
1.1 Quy định về số vốn đầu tư đối với Công ty tài chính Bưu Điện 22
1.2 Quy định về lĩnh vực đầu tư 24
1.3 Các hạn chế để đảm bảo an toàn hoạt động của Công ty. 24
2. Quy định trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán 25
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI PHÒNG ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN – CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 26
1. Xây dựng kế hoạch đầu tư 29
2. Phân tích các chỉ số tài chính của các chứng khoán 29
2.1. Tìm hiểu thông tin chung về doanh nghiệp 30
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp phát hành 30
3. Quyết định của công ty về hoạt động đầu tư 31
4. Quản lý danh mục đầu tư của phòng đầu tư 32
CHƯƠNG 3: XẤY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 33
I. MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DÙNG PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 33
1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán 35
2. Nhóm hệ số hoạt động 36
3. Nhóm hệ số nợ của công ty 37
4. Chỉ số P/E 37
5. Chỉ số EPS 38
6. Chỉ số thu nhập 39
II. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ 40
1. Các lý thuyết cơ bản áp dụng trong việc xác định danh mục đầu tư 40
1.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả - EMH (Efficient Market Hypothesis) 40
1.2. Rủi ro của nhà đầu tư, rủi ro của danh mục đầu tư và phân tán rủi ro trong đa dạng hóa danh mục đầu tư 42
1.3. Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư 43
2. Các mô hình xác định danh mục đầu tư 45
2.1. Lý thuyết cơ bản xác định danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz 45
2.1.1. Xác định biên hiệu quả 48
2.2. Mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM) 51
2.2.1. Những giả thuyết kinh tế cho thị trường vốn 51
2.2.2. Danh mục thị trường ( Market Porfolio) 52
2.2.3. Mô hình CAPhần mềm 54
2.2.3.1. Đường thị trường vốn ( The Capital Market Line- CML) 54
2.2.3.2 Đường thị trường chứng khoán 55
2.2.4. Ý nghĩa của CAPhần mềm 56
2.3. Mô hình chỉ số đơn ( mô hình chỉ số thị trường) – SIM 59
2.3.1.Các giả thuyết của mô hình chỉ số đơn 60
2.3.2. Mô hình SIM 61
2.3.3. Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục đầu tư 63
2.3.3.1. Tính một số chỉ số và so sánh với danh mục đối chứng (Bench mark portfolio ) 63
2.2.3.2. Sử dụng hệ số của danh mục 64
III. XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 66
1. Xác định chứng khoán cho danh mục 66
2. Phân tích các chỉ số tài chính của các chứng khoán 67
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ DANH MỤC ĐÃ XÂY DỰNG 82
1. Về lợi nhuận của danh mục 83
2. Rủi ro của danh mục 83
3. Giá của rủi ro 83
4. Các yêu cầu về hoạt động 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.
Hệ số thu nhập trên tổng đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.
ROI = (Thu nhập ròng / Doanh số bán) * (Doanh số bán / Tổng tài sản)
Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của công ty và cách thức sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - PM) và được tính như sau:
P/E = Phần mềm / EPS
Trong đó giá trị thị trường Phần mềm của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán tại thời điểm hiện tại. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Các hệ số tài chính là nội dung quan trọng trong việc phân tích đầu tư chứng khoán. Cùng với quá trình phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán. Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hay các đối thủ cạnh tranh.
Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả cao hơn, và cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi mà các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng.
Việc phân tích các hệ số tài chính bao gồm nhóm các hệ số tài chính sau:
1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán là rất quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ trả nợ của công ty.
Trong thực tế, hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn.
2. Nhóm hệ số hoạt động
Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.
Hệ số thu hồi trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty, cho biết công ty đó phải mất bao nhiêu lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.
Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm / 360 ngày)
Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.
Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm / 360 ngày
Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn đầu vào của các hàng hóa luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi cá mặt hàng kém tính linh hoạt.
Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng hóa lưu kho trung bình.
3. Nhóm hệ số nợ của công ty
Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, hệ số trang trải chung…
Hệ số nợ hay tỷ lệ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.
Hệ số nợ = Tổng số nợ / Tổng tài sản
Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần = (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê) / Vốn cổ phần.
4. Chỉ số P/E
Chỉ số P/E phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.
Chỉ số này là khá phổ biến như một công cụ tài chính để nhà đầu tư xem xét mình xem chưng khoán đắt hay rẻ. P/Ecang cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thất như ví dụ dưới dây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ, P/E là 3,4 ;lợi nhuận 2000 là 14,5 tỷ, P/E là 2,9.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỷ của năm 1999 . Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỷ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và đến năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ.
Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua với giá cao so với lợi nhuận Công ty đạt được.
Mặt khác, mua P/E cao cũng cơ thể rủi ro thấp, vì lúc đó Công ty mua vào có thể là Công ty có giá. Các Công ty này phát triển rất ổn định, từ đó mới hoàn thành biên độ chỉ số P/E cho từng loại Công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng lĩnh vực thị trường.
Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới, thì các lĩnh vực sau đây thường chấp nhận chỉ số P/E cao: ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.
Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Xây dựng danh mục và xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến ở Sở Nội vụ Văn hóa, Xã hội 0
D Đề án Danh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
T Xác định danh mục đầu tư tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
T Xác định danh mục đầu tư và ứng dụng mô hình đối với danh mục đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
V [Free] Tiểu luận Xung đột quan điểm trong việc xác định tội danh Tài liệu chưa phân loại 0
T cách xác định danh tính trên fb như thế nào? InterNet 11
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Xác định tỷ lệ nhiễm một số loại vi khuẩn ở thịt lợn tại thành phố yên bái tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top