Link tải luận văn miễn phí cho ae
Ngày:2015
Miêu tả:Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, ngành du lịch ngày càng trở nên lớn
mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Số lượng
du khách và thu nhập từ ngành du lịch không ngừng tăng thêm qua các năm.
Điều này không chỉ thúc đẩy việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của
nhân dân mà còn giúp du khách hiểu hơn về các giá trị văn hóa – lịch sử của
những điểm đến cũng như thu hút sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức cũng
như cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.
Cùng với những ý nghĩa đó, nhiều điểm, tuyến du lịch đã được hình
thành với quy mô, mức độ thu hút khách du lịch và chất lượng dịch vụ khác
nhau, từ quốc tế đến quốc gia và địa phương. Nếu những điểm du lịch được
khai thác hiệu quả và sự kết nối giữa các điểm trong hệ thống du lịch tốt thì
tính hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của các điểm, tuyến du lịch sẽ được nâng
cao, bền vững hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
về xác định hệ thống các điểm, tuyến du lịch là một việc làm rất quan trọng,
là cơ sở để đa dạng hóa các điểm tuyến tham quan và khai thác tiềm năng du
lịch có hiệu quả, bền vững.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, là một
trong những tỉnh có hoạt động du lịch phát triển khá mạnh bởi vì nơi đây có
nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, trong đó, nổi bật nhất là tài
nguyên nhân văn, đặc biệt là văn hóa-lịch sử. Huế đã từng là thủ phủ của
Đàng Trong, là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam –
triều Nguyễn. Trong công cuộc kháng chiến, bảo vệ chủ quyền dân tộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những chiến trường ác liệt nhất. Nơi đây
đã chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước ta. Chính vì thế,
hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điểm du lịch văn hóa – lịch sử đặc
sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc khai thác của các điểm,
tuyến du lịch văn hóa – lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa xứng với tiềm
năng của địa phương và vẫn còn nhiều bất cập. Sự liên kết giữa các điểm,
tuyến du lịch trên địa bàn và các loại tài nguyên du lịch trên địa bàn còn thiếu
tính chặt chẽ. Chính vì thế, việc xác định các điểm, tuyến du lịch văn hóa –
lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một việc làm cấp thiết nhằm đưa tỉnh Thừa
Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng
như quốc tế.
Đề tài “Xác định điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử tại tỉnh Thừa
Thiên Huế” nhằm vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa vào địa bàn cụ
thể, góp phần khai thác hiệu quả TNDL nói chung và TNDL nhân văn nói
riêng, đưa ngành du lịch phát triển có hiệu quả và bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác định các điểm, tuyến du lịch văn hóa - lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên
Huế một cách khoa học trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch, về tiêu chí và phương pháp xây dựng điểm, tuyến du lịch. Từ đó, đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tính bền vững trong khai
thác các điểm, tuyến trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về điểm, tuyến du
lịch để vận dụng vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động du lịch văn
hóa – lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để khai thác các điểm, tuyến du lịch
có hiệu quả trong tương lai.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xác định các điểm tuyến du lịch
văn hóa - lịch sử. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch, với điểm nhấn là du
lịch văn hóa – lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do khó khăn về số
liệu không thể bóc tách được nên ở một số dữ liệu, đề tài sử dụng số liệu
chung cho du lịch.
+ Xác định các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên
Huế ở 2 quy mô khác nhau: quốc gia và địa phương dựa trên các tiêu chí đã
lựa chọn.
- Về thời gian:
Tập trung từ năm 2001 đến 2013 và định hướng đến năm 2020.
- Về không gian:
+ Các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử trong ranh giới hành chính
tỉnh Thừa Thiên Huế,
+ Bên cạnh đó, còn xét đến tính kết nối giữa du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế các tỉnh phụ cận trong khu vực Duyên hải miền Trung (gồm cả Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ).
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Nghiên cứu về điểm, tuyến du lịch
Việc nghiên cứu các điểm, tuyến du lịch là một trong những nội dung
quan trọng của du lịch học nói chung và địa lý du lịch nói riêng phục vụ cho
quy hoạch và tổ chức không gian du lịch. Chính vì thế, trên thế giới cũng như
ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp liên quan
đến điểm, tuyến du lịch.
Ở Mỹ, từ những năm 1970, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu
về quy hoạch du lịch. Tiêu biểu biểu là Gunn với cuốn Quy hoạch du lịch
(1979). Cuốn sách này là kim chỉ nam cho những nhà nghiên cứu về du lịch,
đặc biệt là ở Mỹ, trong việc quy hoạch du lịch. Gunn đã khẳng định: Du lịch
phải được quy hoạch với mục tiêu nâng cao sự hài lòng khách hàng, hòa nhập
cộng đồng và trên tất cả là việc bảo vệ các tài nguyên. Ngoài ra, ở các nước
Mỹ, Anh, Úc,... còn có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như Getz –
Quản lý du lịch (1986), Hall – Quy hoạch du lịch (2000), Dredge & Jenkins –
Quy hoạch và chính sách du lịch (2007) . Những công trình này nghiên cứu
quy hoạch và phát triển du lịch ở các khu vực và quốc gia trên cả cơ sở lý
luận và thực tiễn. [35,36]
Ở Liên Xô, từ năm 1969, tác giả V. X. Tauxkat với công trình Nghiên
cứu các chỉ tiêu đánh giá phục vụ mục đích quy hoạch du lịch đã tập trung
nghiên cứu các điều kiện phục vụ cho công tác quy hoạch lãnh thổ du lịch.
Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973) với công trình Nghiên cứu sức chứa và sự
ổn định của điểm du lịch đã đề cập đến vấn đề sức chứa và sự phát triển bền
vững của một điểm du lịch. Một số nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học
Tổng hợp Matxcơva như E.D. Xmiarnova, V.B. Nhefedova, L.V. Xvittrenco
cũng đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghĩ dưỡng
trên lãnh thổ Liên Xô trước đây.[8]
Ngoài ra, ở các nước có du lịch phát triển như Đức, Pháp, Trung Quốc,
Tây Ban Nha,… đều đã xây dựng những mô hình đánh giá tài nguyên tự
nhiên phục vụ cho mục đích du lịch cũng như lập quy hoạch, phân vùng du
lịch cho toàn bộ lãnh thổ đất nước. [14,19]
Ở Việt Nam, năm 1986, đã thành lập Sơ đồ phát triển và phân bố ngành
du lịch Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, việc nghiên cứu về địa lý du lịch
ngày càng sâu rộng. Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) – Địa lý du lịch Việt
Nam (2011) đã đề cập các vấn đề về lý luận cơ bản của địa lý du lịch và thực
tiến các vùng du lịch Việt Nam với các điểm, tuyến du lịch quốc gia. Tác giả
Lê Thông (chủ biên) – Việt Nam đất nước và con người (2007) đề cập đến các

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamkimcuongpro

New Member
Mod ơi cảm phiền Mod fix mình link tài liệu này với nhé. Mình kiếm bên trang này cũng có:

Nhưng không có acc nên không tải được. Mong Mod giúp nhé. Thanks Mod nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
M Nghiên cứu giải pháp chống nhiễu và xác định toạ độ điểm đứt ứng dụng vào chế tạo thiết bị bảo vệ an ninh đường cáp thông tin Luận văn Sư phạm 0
B Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA Địa lý & Du lịch 0
D Nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - Đông Anh TP Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
M Công ty kiểm toán A ký hợp đồng xác định giá trị DN của DNNN B, thời điểm xác định giá trị DN là ngà Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
V Xác định vùng đáy và thời điểm tham gia thị trường Tài chính, Chứng khoán 8
V ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP PHẦN MỀM QUẢNG ÍCH Tài liệu chưa phân loại 0
H Xác định thời điểm mở khí quản trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng thở máy ở hậu phẫu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top