chuotcong2a_87

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH. 3
2.1.Phương pháp Ditizon. 3
2.2. Phương pháp định lượng bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử . 6
2.3. Phương pháp cực phổ . 7
2.4.Phương pháp Iod. 9
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 11
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 11
4.1.Xác định Chì . 11
4.1.1.phương pháp chiết chuẩn độ. 11
4.1.2.Phương pháp đo màu. 15
4.1.3.Phương pháp cực phổ. 16
4.1.4.Phương pháp định lượng bằng quang phhỏ hấp thụ nguyên tử. 17
4.2. Xác định đồng. 21
4.2.1.Phương pháp chiết chuẩn độ . 21
4.2.2. Phương pháp đo màu. 23
4.2.3.Phương pháp cực phổ. 23
4.3.Xác định thiếc . 24
4.3.1.Phương pháp Iod. 24
4.3.2.Phương pháp cực phổ. 27
4.4.Xác diịnh kẻm bằng phương pháp đo màu. 29
4.5.Xác định Asen. 30
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 38

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG
TRONG THỰC PHẨM

TỔNG QUAN
Kim loại nặng là những kim lọai có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật, chúng được xem là nguyên tố vi lượng. Một số không cần thiết cho sự sống, khi đi vào cơ thể sinh vật có thể không gây độc hại gì. Kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Xã hội càng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường càng đặt lên hàng đầu, ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác nhau đây là mối nguy cơ đe dọa sự sống của muôn loài. Quá trình đô thị hóa nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước phát triển là nguy cơ gây ô nhiễm kim loại nặng cho nước, đất và không khí. Sự nhiễm độc bởi các kim loại nặng như Zn, Cd, Pb, Cu…gây ra những bệnh âm ỉ và nguy hại đối với con người và động vật.
Các kim loại này được hấp thụ vào cơ thể qua lương thực - thực phẩm, nước uống cũng có thể qua bát đĩa, đồ chơi. Lương thực thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng thì các kim loại này sẽ thúc đẩy quá trình hư hỏng thực phẩm, làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị cảm quan của thực phẩm. Thực phẩm có thể bị nhiễm các kim loại nặng từ nhiều nguồn khác nhau: Nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm, trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, quá trình chuyên chở thực phẩm..
Trong thời đại ngày nay việc sử dụng hoá chất đưa vào sản xuất khá phổ biến nên nguy cơ nhiễm các kim loại nặng vào thực phẩm ngày càng tăng do đó tình trạng ngộ độc do các kim loại nặng đang gia tăng.
Vì vậy việc tìm ra “ Các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng” có trong thực phẩm là vấn đề cần quan tâm hàng đầu để bảo vệ sức khoẻ và môi trường.




Phần I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
MỘT SỐ KIM LOẠI Cu, Zn, Pb, Cd

I. Phương pháp trắc quang
Phương pháp phân tích đo quang là phương pháp phân tích công cụ dựa trên việc đo những tín hiệu bức xạ điện từ và tương tác của bức xạ điện từ với chất nghiên cứu. Phương pháp này chuyển các chất phân tích thành năng lượng ánh sáng để suy ra lượng chất cần phân tích.
Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên khả năng tạo phức màu của chất phân tích với một thuốc thử nào đó. Đo độ hấp thụ quang của phức màu ta sẽ biết được nồng độ chất phân tích.
Phương pháp có ưu điểm là tiến hành nhanh, thuận lợi. Có độ nhạy cao, độ chính xác được tới 10-6mol/l. tuỳ từng trường hợp vào hàm lượng chất cần xác định mà có độ chính xác từ 0,2 tới 20%.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

sanji

New Member
Re: [Free] Đồ án Xác định hàm lượng kim loại nặng có trong thực phẩm

admin cho e xin link tải tài liệu này vs ạ . e Thank nhiều :D :D
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top