Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên “cá chuối đắm đuối vì con”, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ, con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội.Từ những ngày còn xa xưa thì mối quan hệ giữa cha, mẹ, con đã là mối quan hệ thiêng liêng và cao cả, và cho đến ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt thì con người lại càng chú trọng và đề cao mối quan hệ trong gia đình. Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con, về thừa kế tài sản... Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ. Đồng thời khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
Đối với xã hội, việc xác định quan hệ cha, mẹ, con sẽ tạo lập được đơn vị là gia đình, gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò sản xuất ra con người duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, đồng thời giáo dục xã hội hóa con người. Cá nhân là thành viên của gia đình đồng thời là công dân của xã hội, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và phát triển mọi mặt.
Bên cạnh ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và về mặt xã hội thì hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Pháp luật việt nam quy định chưa thực sự rõ ràng, còn tản mạn và chưa đầy đủ, thủ tục chưa nhất quán, còn nhiều chồng chéo, vướng mắc dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Từ thực tế đó dễ dẫn đến tình trạng không tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân khi xác định quan hệ cha, mẹ, con. Ví dụ như thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thủ tục và vấn đề giải quyết tranh chấp về vấn đề nuôi con nuôi cung chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.
Hiện nay, cả nước nói chung và tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng thực trạng về xác định quan hệ, cha, mẹ, con còn phức tạp và có xu hướng tăng cao.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài niên luận này nghiên cứu vấn đề “xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An”. Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo các tài liệu Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000; Bộ luật tố tụng dân sự 2004; các nghị định, nghị quyết, thông tư… và nhiều tài liệu liên quan khác đến vấn đề xác đinh quan hệ cha, mẹ và con.
3. Phuong phap nghien cuu

4. Cơ cấu của niên luận:
Cơ cấu của niên luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì niên luận phần nội dung được chia ra làm hai chương:
Chương 1: Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.


Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Chương 1 : Cơ sở pháp lý về xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quết tâm giúp dỡ nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ.
Quyền làm cha, mẹ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, giáo dục, tạo điều kiện cho con được phát triển lành mạnh, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con:
Quan hệ cha,mẹ,con là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên ,nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con:
Xác định quan hệ cha, mẹ, con là một hành vi pháp lý do các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hay không thừa nhận quan hệ cha - con, mẹ - con về mặt pháp lý, nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái và ngược lại.
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, để xác định quan hệ cha, mẹ và con pháp luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) thời kỳ này đã dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con của Bộ Luật Dân Sự nước cộng hòa Pháp.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa dự liệu về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giá thú cũng như con ngoài giá thú mà chỉ quy định quyền được xác nhận cha mẹ của con ngoài giá thú.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đưa ra được phương pháp suy đoán pháp lý xác định quan hệ cha, mẹ và con Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng.”. Đối với việc xác định cha cho con ngoài giá thú, Điều 29, 31 LHNGĐ năm 1986 và Điều 72, 73, 74, 75 Dự thảo LHNGĐ mới chỉ quy định phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu xác định mối quan hệ cha mẹ và con mà chưa quy định cụ thể những bằng chứng để xác định quan hệ đó.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định khá chi tiết và cụ thể so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ và con. Vấn đề này được quy định tại chương VII. Đồng thời cũng có nhiều nghị định, nghị quyết hướng dẫn thi hành các điều luật liên quan đến vấn đề này.
Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở mơi trú quán của người nuôi hay của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi.
Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý.
Với các quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 như trên đã dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký việc nuôi con nuôi như quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000.
1.3.Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con : Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên những sự kiện pháp lý nhất định do luật hôn nhân và gia đình quy định , đó là sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận nuôi con nuôi.
1.3.1.1. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ.
Trong đời sống xã hội ,việc một người phụ nữ sinh con ,cho dù là kết quả của hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp với một người đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha,mẹ và con .Ðó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học .Quan hệ cha ,mẹ và con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp .Nhà nước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đóan pháp lý xác định cha mẹ con .Vì đó là cơ sở nhằm xác thự mối quan hệ mẹ-con, cha-con , từ đó mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ mẹ-con ,cha-con .Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định quan hệ cha ,me,con trong thực tế ,bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha ,mẹ ,con .Ví dụ : Các tranh chấp về nuôi dưỡng ,cấp dưỡng , thừa kế giữa cha,mẹ và con , cũng như các thành viên khác trong gia đình được bảo đảm bằng pháp luật khi quan hệ pháp luật giữa cha ,mẹ và con được xác định .Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết các loại án kiện cha ,me, con rất phức tạp .
1.3.1.2. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi :
Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội ,một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha ,mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi …; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Trước đây ,pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam quy định chế định nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa các con :con đẻ và con nuôi, con trai và con gái, con trong giá thú với con ngoài giá thú... việc nhận nuôi con nuôi nhằm nhiều mục đích bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi (như nuôi con nuôi để có người thừa tự, nuôi con nuôi để có “người hầu kẻ hạ” trong gia đình; để có người làm công không phải trả tiền hay để “gánh vạ cho gia đình”)...
Chế định nuôi con nuôi được xác lập trong luật hôn nhân và gia đình nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986; Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Việc nuôi con nuôi được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đồng thời giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây trước đây. Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi theo điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 200 quy định:
“1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội...
2. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi .
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hay vì mục đích trục lợi khác”.
Như vậy, quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này được hình thành bằng con đường nuôi dưỡng để phân biệt với quan hệ giữa cha mẹ và con hình thành do quan hệ sinh đẻ. Nuôi con nuôi nhằm mục đích gắn bó, xác lập quan hệ gia đình giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, đảm bảo cho đứa trẻ chưa thành niên được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình, hay nói cách khác là tạo cho trẻ em “một mái ấm gia đình” để phát triển hài hòa thể chất và nhân cách. Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi cha, mẹ nuôi). Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ con, Luật hôn nhân và gia đình năm 200 quy định cụ thể các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp cũng như vè hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp. Trước hết, theo khoản 1 điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi :
Theo quy định tại điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“1. Người được nhân làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống.
Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hay làm con nuôi của người già yếu, cô đơn.
2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hay của cả hai vợ chồng”.
Như vậy về độ tuổi con nuôi phải là người từ dưới mười lăm tuổi trở xuống( trừ trường hợp người được nhận làm con nuôi là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hay làm con nuôi người già yếu, cô đơn). Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hay của hai vợ chồng hay nói cách khác một người không thẻ làm con nuôi của nhiều người cùng một lúc mà chỉ cò thể tham gia vào một quan hệ nuôi con nuôi với tư cách là con nuôi. Giữa con nuôi và ch mẹ nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ nên một người con không thể có hai người bố.
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi :
Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau :
Có năng lực hành vi dân sự đầu đủ ;
Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên ;
Có tư cách đạo đức tốt ;
Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi ;
Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hay bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hay hành hạ ông, ba, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc, hay chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội .
Theo điều 67 và điều 70 của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 một người có thể nhận một người hay nhiều người làm con nuôi.Người nhận con nuôi có thể là một cặp vợ chồng hay một người độc thân. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận con nuôi thì cả hai vợ chồng đều phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu một trong hai người không đủ điều kiện này thì xem như không bảo đảm điều kiện vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi.
Ngoài ra theo quy định tại điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“1. Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha, mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.
2. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Theo các quy định trên thì thông thường việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ (đối với con chưa thành niên hay con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự). Trong trường hợp ch mẹ đẻ của người này đều đã chết, mất năng lục hành vi dân sự hay không xác định được cha mẹ thì phải có sự đòng ý bằng văn bản của người giám hộ.
PHẦN KẾT LUẬN.
Dựa trên sự kiện sinh đẻ, bằng hành vi của cha, mẹ đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch đã hợp thức quan hệ cha, mẹ và con. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân than và tài sản của cha, mẹ và con (được quy định tại chương IV từ Điều 34 đến Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo nguyên tắc: “ Nhà nước và xã hội không phân biệt và đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” (khoản 4 Điều 22 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hay được Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.
Những điều quy định trên đây của nhà nước ta thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh nhân đạo xã hội chủ nghĩa đối với một “hiện tượng xã hội” trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” (khoản 6 Điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Quá trình xây dựng, thảo luận dự án Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có một số ý kiến cho rằng, Luật hôn nhân và gia đình không nên sử dụng thuật ngữ “con ngoài giá thú” vì như vậy vẫn có sự phân biệt giữa con “trong” hay con “ngoài” giá thú; hay thừa nhận “quyền được làm mẹ của người phụ nữ” đơn thân, thừa nhận con ngoài gí thú là khuyến khích quan hệ hôn nhân trái pháp luật, không thực hiện được nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình của nước ta trong nhiều năm qua và hiện nay cho thấy: Luật hôn nhân và gia đình quy định vấn đề xác định cha, mẹ, con (từ Điều 63 đến Điều 66 Luật hôn nhân và gia dình năm 2000) là phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. Vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của nhán nước xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự phân biệt về chế độ pháp lý khắc nghiệt của Nhà nước thực dân phong kiến trước đây đối với hiện tượng “người phụ nữ không có chồng mà sinh con”, hay người phụ nữ có chồng nhưng có hành vi ngoại tình, thông gian và có con với người khác. Đồng thời đảm bảo được quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con của đương sự, xác định được đúng đắn quan hệ tranh chấp, bảo đảm quyền lợi của các đương sự, nhất là quyền lợi của con ngoài giá thú-lợi ích của xã hội, hoàn toàn không phải là khuyến khích “quan hệ nam nữ phi hôn nhân”.
vấn đề nuôi con nuôi ở nước ta cũng đã được pháp luật điều chỉnh từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật, mà quy định lồng ghép trong Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Mặc dù vậy có thể nói, pháp luật về nuôi con nuôi trong những năm qua đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền trẻ em; việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi đã từng bước động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân, giúp cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có được mái ấm gia đình ở trong nước và nước.
Như vậy qua sự phân tích và nghiên cứu trên đây đã cho thấy pháp luật Việt Nam đã đặt ra các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý về xác định quan hệ cha, mẹ, con. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dã quy định khá chi tiết và đầy đủ về vấn đề này, đồng thời còn có những nghị định, nghị quyết hướng dẫn nhằm giúp cho việc thi hành pháp luật vê hôn nhân và gia đình nghiêm túc và đảm bảo hiệu quả.Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện nay quy định về vấn đề này vẫn tồn tại một số điểm bất cập, vướng mắc, thủ tục còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng hiểu sai, hiểu nhầm pháp luật.
Thực tiễn giải quyết các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con đã đạt được những hiệu quả song còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Cấn phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trên góp phần ổn định đời sống gia đình nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
4. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
5. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội, NXB CAND HN-2000.
6. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 3 năm 2000.
7. Nghị định của Chính Phủ số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.
8. Nghị định của Chính Phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
9. Sắc lệnh số 97/ SL ngày 22 thang 5 năm 1950 của chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.
10. Bộ luật dân sự của nước cộng hòa Pháp.



MỤC LỤC:
I: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................................
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................
1.3. Cơ cấu của niên luận: .................................................................................................
II. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: Những quy định của pháp luật về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
1.1. Một số khái niệm cơ bản: ..................................................................................
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ: .......................
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con: ..........................................
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con: ......
1.2. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con: ...............................................................................................................................
1.3. Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành: ............
1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con: ....................................................
1.3.2. Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con: ..............................................
1.3.2.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú: ................................
1.3.2.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú: ................................
1.3.3. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con: .........................
1.3.3.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự: ..........
1.3.3.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính: ...............
1.3.2.3 Việc thu thập chứng cứ để xác định cha, mẹ cho con rất khó khăn vì những lý do sau: ………………………………………………………………………..
1.3.2.4. Để tiến hành việc thu thập chứng cứ được thuận lợi cũng như để giải quyết có hiệu quả việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp:
1.3.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con: ...............
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Nghệ An, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật: ............................................................................................
2.1.Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: ………...
2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An: …………...
2.1.2. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: …..........................................................................................................................................
2.1.2.1. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính: …………………………………………………………………………………………….
2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự: ……………………………………………………………………………………………..
2.1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên: ………………………………………………………………………….
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: ……………………………………..
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật: ……………………………………….
III: PHẦN KẾT LUẬN: …………………………………………………………...........

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổng quan về phương pháp xác định gốc tự do và các dạng hoạt động của chúng Y dược 0
B Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA Địa lý & Du lịch 0
K Nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh Bắc Giang Văn hóa, Xã hội 0
E Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp Văn hóa, Xã hội 0
T Nghiên cứu phương pháp xác định tuổi sinh lí của muỗi (Diptera Culicidae) và ứng dụng trong nghiên cứu sinh thái học, dịch tễ và phòng chống quần thể vector quan trọng ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
I Nâng cao độ chính xác, ổn định cho thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Khoa học Tự nhiên 0
S Xác định khách quan hình thế thời tiết trong các đợt mưa lớn trên khu vực Miền Trung từ số liệu tái phân tích JRA25 Môn đại cương 0
N Chuẩn hóa và xác định mối quan hệ giữa các cụm từ, tìm và lấy thông tin liên quan đến cụm từ Hệ Thống thông tin quản trị 0
K Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top