penhox_codon
New Member
Download miễn phí Luận văn Xác định tỷ lệ Lysine /ME thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn 18 – 50 kg nuôi tại Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Đặt vấn đề . 8
2. Mục tiêu của đề tài . 10
CHưƠNG 1 Tổng quan tài liệu . 11
1.1. Cơ sở lý luận . 11
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn . 11
1.1.2. Dinh dưỡng axit amin ở lợn . 13
1.1.3. Cân bằng axit amin . 25
1.1.4. Nhu cầu protein và Lysine của lợn choai . 29
1.1.5. Mối quan hệ giữa Protein và năng lượng trong dinh dưỡng lợn . 36
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt . 37
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng cho thịt . 38
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 39
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 39
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 41
CHưƠNG 2 Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương phap nghiên cứu . 44
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 44
2.2. Nội dung nghiên cứu . 44
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 44
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. 47
2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: . 47
2.4.2. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu . 48
2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 50
CHưƠNG 3 Kết quả và thảo luận . 51
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/năng lượng trao đổi đến sinh trưởng, khả năng
sử dụng thức ăn của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg. . 51
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/ME đến năng suất và thành phần hoá học của
thịt lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg . 63
3.3 Xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn sinh trưởng .70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 79
1. Kết luận . 79
2. Tồn tại . 79
3 . Đề nghị . 79
LIỆU THAM KHẢO . 81
Phụ lục 1 GIÁ TRỊ DINH DưỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 1 . 89
Phụ lục 2 GIÁ TRỊ DINH DưỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 2 . 89
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỢN THÍ NGHIỆM . 90
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-10-luan_van_xac_dinh_ty_le_lysine_me_thich_hop_trong.b0j2MYHg73.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49354/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
học mô cơ, mô mỡ của lợn chủ yếu xảy ratrong giai đoạn trƣớc 4 tháng tuổi trên cơ sở quy luật sinh trƣởng tích lũy các
chất dinh dƣỡng trong cơ thể lợn từ đó đƣa ra các phƣơng thức nuôi dƣỡng.
- Yếu tố chăm sóc quản lý
Các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ chiếu sáng, diện tích chuồng
nuôi … đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trƣởng tích lũy của lợn
thịt. Khi chăm sóc quản lý tốt sẽ giúp lợn tăng trọng nhanh và giảm giá thành
trên một đơn vị chăn nuôi.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và Cs, 2001 [7] đã nghiên cứu ảnh
hƣởng của tỷ lệ lysine/năng lƣợng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất
của lợn thịt giống Yorkshire và con lai Yorkshire x Thuộc Nhiêu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đối với lợn Yorkshire có tiềm năng nạc cao, tỷ lệ lysine/
năng lƣợng của khẩu phần ảnh hƣởng có ý nghĩa đối với các tính trạng sinh
trƣởng nhƣ mức độ tăng khối lƣợng, lƣợng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức
ăn/1kg tăng khối lƣợng. Đối với tính trạng thân thịt mặc dù có ảnh hƣởng
nhƣng không có sự khác biệt. Ở cả hai đối tƣợng nghiên cứu trên, mức tăng
trọng và tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ tăng lên đạt giá trị cao nhất ở mức 0,65 – 0,55 g
lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa và sau đó tăng chậm hay có xu hƣớng giảm ở
mức cao hơn là 0,75 – 0,65 lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa. Từ kết quả này
các tác giả đề nghị tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa thích hợp cho lợn
Yorkshire là 0,65 – 0,55 gam lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa, của lợn lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Yorkshire x Thuộc Nhiêu là 0,55 – 0,45 g lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa cho
2 giai đoạn 20 – 50 và 50 – 85 kg khối lƣợng cơ thể. Đồng thời các tác giả
cũng cho biết không nhận thấy sự tƣơng tác giữa lysine và năng lƣợng đối với
các tính trạng sinh trƣởng và chất lƣợng thịt ở cả hai đối tƣợng đối tƣợng lợn
là Yorkshire và Yorkshire x Thuộc Nhiêu.
Các tác giả Vũ Thị Lan Phƣơng và Đỗ Văn Quang (2001) [11] đã xác
định tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích hợp cho lợn sinh trƣởng và lợn vỗ béo
giống Yorkshire cho thấy: với các mức lysine khác nhau có ảnh hƣởng đáng
kể đến các chỉ tiêu nhƣ tiêu tốn thức ăn của lợn trong giai đoạn từ sơ sinh – 8
tuần tuổi, khả năng thu nhận thức ăn và tốc độ tăng trọng của lợn giai đoạn
cuối (8 – 16 tuần). Mức lysine là 0,65 g/MJDE đã làm giảm đáng kể tiêu tốn
thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95 g/MJDE. Ở giai đoạn từ 8 – 16 tuần tuổi, với
mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng là 12,5 MJDE/kg thức ăn cho
khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tƣơng ứng 2,31
kg/con/ngày; 680 g/con/ngày). Mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng
12,50 MJ/kg thức ăn cho kết quả thấp nhất về các chỉ tiêu trên (1,96
kg/con/ngày; 585 g/con/ngày). Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không
ảnh hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng, da
và tỷ lệ thịt xẻ. Các tác giả cũng xác định đƣợc khẩu phần ăn có năng lƣợng là
13,5 – 12,5 MJDE với tỷ lệ lysine/MJDE từ 0,65 – 0,55 g tƣơng ứng với hai
giai đoạn vỗ béo có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Lã Văn Kính và Cs, 1999 [8] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung
L – threonine vào khẩu phần cơ sở là tấm – cám hay ngô cho lợn thịt thu
đƣợc kết quả: mức tăng trọng đƣợc cải thiện đáng kể, hiệu quả sử dụng thức
ăn cho lợn ở giai đoạn sinh trƣởng (20 – 50 kg) đƣợc nâng cao nhƣng ít có
tác dụng đối với lợn ở giai đoạn vỗ béo (50 – 100 kg). Bổ sung L- threonine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
vào khẩu phần đã nâng cao phẩm chất thịt xẻ, giảm độ dày mỡ lƣng, tăng tỷ
lệ nạc có giá trị trong thân thịt xẻ.
Hoàng Nghĩa Duyệt và Cs (2002) [3] nghiên cứu tỷ lệ lysine/năng
lƣợng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1 (Yorkshire x Móng Cái) tại miền
Trung cho biết: ở giai đoạn nhỡ và lớn (31 – 90 kg), ME trung bình 3.000
Kcal/kg. Tỷ lệ lysine là 0,75 – 0,90% và 0,55 – 0,70% hay nuôi với mức
năng lƣợng trao đổi thấp (2.750 – 3.000) nhƣng lysine cao 0,9 – 0,7%, lợn có
tốc độ sinh trƣởng cao nhất đạt trung bình 572 – 616 g/ngày, tƣơng đƣơng với
tốc độ tăng trọng của lợn ngoại, rút ngắn thời gian nuôi 12 ngày. Khi nuôi lợn
với mức năng lƣợng và lysine cao trong khẩu phần đã giảm đƣợc tiêu tốn thức
ăn cho một kg tăng trọng (từ 3,8 – 3,25 kg thức ăn), nâng tỷ lệ nạc trong thân
thịt (từ 39 lên 45%) và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mỗi giống lợn hay loại lợn đƣợc nuôi bằng các khẩu phần ăn khác
nhau, tại mỗi địa phƣơng khác nhau đều cho kết quả tăng trọng khác nhau,
bởi tác động của các yếu tố trong thức ăn đến kiểu gen ở các môi trƣờng nuôi
dƣỡng khác nhau. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi lợn tại nhiều địa phƣơng
cần có những nghiên cứu phù hợp với giống lợn đƣợc nuôi phổ biến, nguồn
thức ăn ở địa phƣơng đó.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Batterham và Cs, 1990 [25];
Bikker.P và Cs, 1994 [27,28] cho biết: tỷ lệ giữa axit amin dùng cho duy trì
và tích luỹ chịu ảnh hƣởng bởi tuổi, khối lƣợng cơ thể, tính biệt, kiểu gen và
thành phần dinh dƣỡng của khẩu phần.
Campbell và Cs, 1985 [31] cho rằng lợn từ 20 – 45 kg đạt tích luỹ
protein tối đa khi trong khẩu phần chứa 3,39 g lysine/Mcal DE, tỷ lệ trên cao
hơn khuyến cáo của NRC, 1988 [49] là: lợn từ 20 – 50 kg cần 2,21 g
lysine/Mcal DE nhƣng thấp hơn khuyến cáo của ARC, 1981 [24] với lợn từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
15 – 50 kg cần 3,51 g lysine/Mcal DE, tƣơng đƣơng 16 g lysine/ngày để đạt
đƣợc tăng trọng cao nhất.
Các tác giả Van Luen và Cole (1996) [63] khi nghiên cứu về ảnh hƣởng
của tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa đến sinh trƣởng và tích lũy nitơ của lợn
đực, cái lai hybrid và lợn đực thiến cho thấy: tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa
tối ƣu đối với tất cả các loại lợn trên từ 0,95 – 1,0 g/MJ. Lƣợng nitơ tích lũy
tối đa cho các loại lợn thí nghiệm từ 28 – 30 g/con/ngày (tƣơng đƣơng với
175 – 187g protein/ngày).
Mối quan hệ tƣơng tác giữa các axit amin trong khẩu phần và năng
lƣợng tiêu hóa đối với lợn có khối lƣợng từ 20 – 50 kg đƣợc Chiba và Cs
(1991) [34] nghiên cứu trên hai thí nghiệm. Trong thí nghiệm 1 tác giả sử
dụng 3 tỷ lệ lysine khác nhau là : 1,50; 2,35; 3,20 g/McalDE, đƣợc điều chỉnh
với 5 mức năng lƣợng tiêu hóa từ 3,0 đến 4,0 Mcal/kg. Trong thí nghiệm 2,
tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của mức lysine/năng lƣợng tiêu hóa (từ 1,90
đến 3,90 g/Mcal) ở hai mức năng lƣợng tiêu hóa là 3,25 và 3,75 Mcal/kg. Thí
nghiệm chỉ ra rằng, khi tăng tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần thì cần
tăng mức năng lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy tăng trọng của lợn thí
nghiệm và hệ số giữa tăng trọng/năng lƣợng tiêu hóa ở mức 3,0 g/Mcal.
Các tác giả Bikker.P (1994) [28] nghiên cứu trên 95 lợn cái có khối
lƣợng từ 20 – 45 kg để xác định ảnh hƣởng của mức năng lƣợng v...