Fillmore

New Member

Download miễn phí Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG NÚI CỦA NƯỚC LÀO HIỆN NAY 5
1.1. Quan niệm chung về văn hóa 5
1.2. Vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi Lào ngày nay 10
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở Ở VÙNG NÚI XAY SỔM BUN 28
2.1. Một số đặc điểm của văn hóa vùng miền núi Trung Bộ Lào 28
2.2. Khái quát về vùng núi Xay Sổm Bun 33
2.3. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu Xay Sổm Bun những năm 1990 - 2004 42
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở VÙNG NÚI XAY SỔM BUN 65
3.1. Một số định hướng lớn cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi khu Xay Sổm Bun 65
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi khu Xay Sổm Bun 74
3.3. Một số kiến nghị 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ó nhiều thay đổi song các bản làng khu Xay Sổm Bun ngày nay về mặt hành chính vẫn không thay đổi. Chúng vẫn năm trong 3 huyện của 3 tỉnh trước đây, nay thuộc khu Xay Sổm Bun.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu Xay Sổm Bun từ 1996 - 2003
Cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun nhìn chung trong những năm qua đã có sự chuyển biến quan trọng. Những thay đổi này không chỉ là sự tăng trưởng đơn thuần về số lượng giá trị vật chất mà còn có cả sự thay đổi quan trọng về quan hệ sản xuất ở vùng. Đây là cơ sở thúc đẩy sự chuyển biến về văn hóa của khu.
Hiện nay cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun là nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Nhân dân các bộ tộc ở vùng cao khu Xay Sổm Bun dựa vào tài nguyên thiên nhiên sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và chăn nuôi. Sản xuất lương thực ổn định. Người nông dân bắt đầu quan tâm sử dụng giống mới, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác. Mặc dù mức độ, quy mô áp dụng khoa học, kỹ thuật chưa nhiều nhưng điều này cũng đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực của địa phương. Cơ cấu cây trồng chủ yếu của khu là lúa, chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 3,22898 héc ta. So với hai năm trước đây tăng lên 545 héc ta, vượt kế hoạch 88,12% tính cả 2 vụ lúa được 1023852 tấn thóc. Do giá cả tiêu thụ không ổn định và đường giao thông khó khăn làm cho người nông dân không dám đầu tư phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày như: Ngô, đậu phộng, mía, dừa… Ngành chăn nuôi ở đây có thế mạnh để phát triển đồng đều. Từ năm 1997 cho đến năm 2000 mỗi năm đàn trâu, đàn bò đều tăng lên. Năm 1997 khu Xay Sổm Bun có đàn trâu bò là 164.347 con. Số lượng lợn cũng tăng nhanh. Nhưng nhìn chung chăn nuôi ở khu vẫn theo lỗi cũ. Con giống chưa được lai tạo và thay đổi nên đã thoái hóa, năng suất chưa cao, chất lượng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đầu năm 2003 chuyên gia của Việt Nam về chăn nuôi đã có mặt thử nghiệm nuôi bò sữa và một số giống lợn mới ở một số vùng thành công. Đây là một hy vọng lớn của nông nghiệp vùng miền núi khu Xay Sổm Bun nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Hiện nay có 79 bản sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Trong đó có 2.175 hộ chuyên làm lúa nước, còn 1437 hộ làm vườn trồng các loại rau, cây ngắn ngày và dài ngày; có 738 hộ sống bằng chăn nuôi bò, trâu, dê v.v…
Về lâm nghiệp khu Xay Sổm Bun có thế mạnh về khai thác rừng. Năm 2002 - 2003 riêng khu Xay Sổm Bun được Chính phủ ưu tiên cấp phép để khai thác rừng, số lượng lên tới 34538.539m3. Hiện nay đã khai thác được 16.050.667m3.
Nhờ có sự cố gắng của các ngành và sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài như: Việt Nam, Trung Quốc trong 3 năm qua khuyến nông đã đạt được một số kết quả bước đầu như: Tổ chức được các điểm trình diễn kỹ thuật mới,đưa giống lúa nước kháng rày, giống bắp lai, lúa cạn vào cơ cấu cây trồng, hướng dẫn sử dụng phân bón cho phù hợp với các loại cây trồng như: lúa, đậu phộng, ngô v.v…
Thực hiện quyết định số 010 ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xóa đói giảm cùng kiệt ở vùng miền núi, khu Xay Sổm Bun (3 huyện, 88 bản làng) có 3.133 hộ cùng kiệt vào diện được giúp đỡ của Ngân hàng phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo của khu đã giao cấp giấy phép sử dụng đất vĩnh viễn cho nông dân, đồng thời ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, giúp họ mua máy móc khai thác ruộng đất. Cho đến nay nhiều gia đình đã ổn định đời sống, không còn hộ dân nào, bản làng nào sống du canh du cư như trước đây.
Nhìn chung việc thực hiện chính sách cho hộ nông dân vay vốn là tốt song vẫn còn một số hạn chế. Còn nhiều hộ cùng kiệt không được vay vốn, mạng lưới tín dụng ở nông thôn chưa có, việc mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với hộ cùng kiệt còn ít.
Xay Sổm Bun là khu núi cao đường hẹp, giao thông đi lại khó khăn nên chính quyền khu chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của hàng nông sản lâm sản vừa tạo nguồn hàng hóa kích thích nông nghiệp phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên khâu chế biến còn yếu kém và thiếu nên phần lớn nông sản được tiêu dùng và tiêu thụ ở dạng thô hay chỉ qua chế biến bằng thủ công.
Tình trạng này làm cho sản phẩm hàng hóa chưa đạt yêu cầu về chất lượng, khi vào vụ thu hoạch nhiều sản phẩm bị ứ đọng, cung vượt cầu giá cả thấp, nhiều lúc nông dân phải bán dưới mức giá thành.
Tình hình kinh tế ở khu Xay Sổm Bun trong 3 năm qua có bước phát triển đã góp phần nâng cao mức sống người dân vùng núi, tạo đà cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp ở miền núi khu Xay Sổm Bun trong những năm qua chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống.
Cơ sở hạ tầng ở vùng núi khu Xay Sổm Bun được Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm, coi đây là tiền đề quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt của vùng núi. Nhà nước đã đầu tư 30 tỉ kíp để đưa điện lưới quốc gia về hơn 85% số làng bản ở vùng núi. Hệ thống giao thông cũng đã được làm mới và sửa chữa, nâng cấp như: Thông đường mới 656 km. Sửa chữa nâng cấp đường cũ 936 km và xây dựng 35 chiếc cầu.
Điều đó đã tạo cho giao thông vùng núi này thuận lợi hơn, sản phẩm hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn trước, hạn chế sự chia cắt thị trường giữa các vùng trong khu vực.
Có thể nói, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống của nhân dân miền núi Xay Sổm Bun đã có nhiều chuyển biến tích cực;
Kinh tế nhiều thành phần phát triển. Việc thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ trong kinh tế miền núi. Nhờ đó nông dân gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động để thâm canh, tăng vụ, bố trí sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng và nhu cầu thị trường.
Cơ cấu kinh tế nông lâm có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, sản xuất nông nghiệp, lương thực hàng năm đều tăng và ổn định.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Ngày nay nông dân đã biết tính toán lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì cho phù hợp với đặc điểm của địa phương mình.
Sự thành công trên lĩnh vực kinh tế trong những năm qua đã tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt ở miền núi. Mạng lưới điện, sóng phát thanh truyền hình, báo chí đã về các vùng gần xa. Hoạt động buôn bán đầu tư xây nhà cửa ở các làng bản đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong vùng miền núi phát triển. Đời sống vật chất của dân cư từng bước được cải thiện như ăn, mặc, đi lại mua sắm tư liệu sản xuất tiêu dùng mức hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao ở khu Xay Sổm Bun.
2.3. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu Xay-sổm-bun những năm 1990 - 2004
2.3.1. Giai đoạn 1990 - 1994
Trong những năm trước 1994 khi khu Xay Sổm Bun còn thuộc các tỉnh thì các thiết chế văn hóa không được quan tâm đúng mức, hoạt động không có hiệu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
G Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Kinh tế chính trị 0
C Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
H Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Tài liệu chưa phân loại 0
M Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
M Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
C Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học Cần Thơ Tài liệu chưa phân loại 0
R Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống mạng LAN tại trường THPT Công nghệ thông tin 0
R Pháp luật về giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại Pháp luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top