Angelo

New Member
Download Luận văn Xây dựng đường cơ sở (Baseline) và ước chức năng lực hấp thụ CO2 của rừng thường xanh tỉnh Đăk Nông

Download miễn phí Luận văn Xây dựng đường cơ sở (Baseline) và ước chức năng lực hấp thụ CO2 của rừng thường xanh tỉnh Đăk Nông





Mục lục
Trang
Lời cam đoan . iii
Lời Thank .iv
Danh mục từ viết tắt . viii
Danh lục các bảng biểu: .ix
Danh lục các hình: . x
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
1.1 Trên thế giới . 4
1.1.1 Những nghiên cứu về ảnh hưởng và biến động khí CO2trong khí
quyển đối với sự thay đổi khí hậu: . 4
1.1.2 Nghiên cứu về sự tích lũy Carbon trong các hệ sinh thái rừng: . 5
1.1.3 Những nghiên cứu về phương pháp xác định Carbon trong sinh khối:. 10
1.1.4 Sự hình thành thị trường CO2trên cơ sở Baseline hay REL: . 12
1.2 Trong nước . 15
1.2.1 Một số hoạt động có liên quan đến Cơ chế phát triển sạch - CDM: . 15
1.2.2 Điểm qua tình hình triển khai chương trình REDD ở Việt Nam: . 19
1.2.3 Nghiên cứu sinh khối, hấp thụ Carbon của rừng và xây dựng baseline để tham gia REDD: . 23
1.3 Thảo luận về vấn đề nghiên cứu: . 25
CHưƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: . 28
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: . 28
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: . 28
2.2. Giả định nghiên cứu: . 28
2.3. Phạm vi, đối tượng và đặc điểm của khu vực nghiên cứu: . 28
2.3.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: . 28
2.3.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu: . 29
2.4. Nội dung nghiên cứu: . 33
2.5. Phương pháp nghiên cứu: . 34
2.5.1. Phương pháp luận tổng quát: . 34
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: . 34
CHưƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 45
3.1. Xây dựng đường cơ sở biến đổi tài nguyên rừng (Baseline): . 45
3.2. Lập mô hình ước tính trữ lượng Carbon trong các trạng thái rừng . 52
3.2.1. Quan hệ giữa sinh khối và Carbon tích lũy trong cây rừng với nhân tố điều tra . 52
3.2.2. Ước lượng Carbon trong đất rừng . 55
3.2.3. Cấu trúc trữ lượng Carbon tích lũy trong 6 bể chứa và mô hình ước
lượng Carbon trong toàn lâm phần . 57
3.3. ước tính lượng CO2giảm phát thải từ giảm mất rừng theo các kịch
bản và giá trị của nó khi tham gia REDD . 62
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên rừng để tham gia REED . 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 70
Kết luận: . 70
Kiến nghị . 71
Tài liệu tham khảo . 73
PHỤ LỤC . 77
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:


Đây sẽ là cơ sở để phát triển phương pháp nghiên cứu các bể chứa Carbon ở các
hệ sinh thái rừng tự nhiên trong cả nước [6, 15]
Vì vậy đối với trong nước để tham gia chương trình REDD, Việt Nam cần
có nghiên cứu để cung cấp thông tin, dữ liệu có cơ sở khoa học và đáng tin cậy
về sự thay đổi của các bể chứa Carbon trong các hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên
cứu này là rất cần thiết và sẽ làm cơ sở để tham gia vào chương trình REDD. Tác
động gián tiếp của nó là đem lại cơ hội được chi trả dịch vụ hấp thụ CO2 của
25
rừng thông qua quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng cùng kiệt sống phụ thuộc
vào rừng.
Ngoài ra chương trình REDD còn đòi hỏi xây dựng được đường baseline
cho quốc gia, khu vực hay vùng dự án; vì đây là cơ sở để dự báo phát thải CO2
từ rừng thông qua dữ liệu quá khứ, từ đó xác định được nổ lực của từng nước,
tỉnh, dự án trong việc quản lý bảo vệ rừng để giảm phát thải từ suy thoái và mất
rừng; lượng giảm phát thải này sẽ biến thành tín chỉ Carbon và được chi trả. Về
phương pháp xây dựng đường Rel, baseline đã được tổ chức IPCC đưa ra và đã
được giới thiệu vào Việt Nam thông qua hàng loạt các hội nghị, hội thảo, tập
huấn khởi động REDD [4,6, 27]. Ngoài yếu tố xã hội có tính thử thách khi tham
gia REDD là làm thế nào để cải thiện quy hoạch sử dụng rừng, đất rừng, sinh kế;
thì yếu tố kỹ thuật cũng chứa đựng nhiều khó khăn, trong đó việc ước tính
Carbon trong sinh khối rừng có thể tiến hành qua nghiên cứu, nhưng xây dựng
baseline hay Rel đòi hỏi có số liệu về diễn biến rừng trong quá khứ 5 – 10 năm
và các yếu tố kinh tế xã hội, chính sách liên quan để thiết lập được mô hình mất
rừng trong quá khứ khách quan, làm cơ sở dự báo; điều này có nhiều thử thách
về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của chúng ta cũng như tính khách quan trong
xác định các nhân tố ảnh hưởng; vì dữ liệu quá khứ mất rừng sẽ làm cơ sở cho
dự báo và tính toán lượng giảm phát thải nhờ bảo vệ và phát triển rừng trong
tương lai, và nó phải khách quan, có cơ sở khoa học và cần được IPCC chấp
nhận mới được chi trả.
1.3 Thảo luận về vấn đề nghiên cứu:
Điểm qua một số thông tin và kết quả nghiên cứu những vấn đề có liên
quan đến phát thải, hấp thụ CO2 của rừng, các yếu tố kỹ thuật cần thiết để tham
gia REDD và thị trường Carbon trên thế giới & trong nước, chúng tui nhận thấy
rằng:
Nạn phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất từ rừng là hai nguyên
nhân “đóng góp đáng kể” vào hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nếu chúng ta không
giữ lại các cánh rừng nhiệt đới còn lại của thế giới, thì cũng chính là đang thu
hẹp nghiêm trọng các quyền chọn lựa đối với việc giảm phát thải khí nhà kính –
26
REDD vừa là giải pháp, vừa là cơ hội cho chúng ta vượt qua thử thách này. Tuy
nhiên:
– Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng thực hiện giảm phát thải,
Việt Nam đã tham gia nghị định thư Kyoto và hiện nay đang bước đầu tiến
hành thực hiện dự án REDD. Đã có những dự kiến đạt được song sẽ còn gặp
nhiều khó khăn vì chưa có những nghiên cứu cụ thể nào ở Việt Nam về việc
thu hồi CO2, thị trường CO2 ở Việt Nam cũng chưa được mở rộng mà vẫn
đang trong giai đoạn vận động và thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào
dự án này.
– Việc định lượng CO2 mà rừng hấp thụ là vấn đề khá phức tạp, liên quan đến
quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật cũng như phụ thuộc vào việc xác định
tăng trưởng và sự đào thải của cây rừng theo thời gian. Trên thế giới đã có
nhiều phương pháp được đưa ra nhưng trong thực tế chưa được áp dụng
nhiều vì vẫn còn những hạn chế nhất định. Đa số các phương pháp chủ yếu
tập trung vào việc đánh giá CO2 hấp thụ của cây xanh trên mặt đất và dưới
mặt đất, xác định lượng Carbon tích lũy trong thực vật tại thời điểm nghiên
cứu và sử dụng hệ số quy đổi là 0,5 từ sinh khối khô sang Carbon tích lũy,
đánh giá lượng Carbon lưu trữ trong một số kiểu sử dụng đất, một số loài cây
rừng trồng; còn cụ thể đối với rừng tự nhiên thì chưa nhiều lắm. Ở Việt Nam
đã có nghiên cứu về hấp thụ CO2 của các loài cây trồng rừng, riêng đối với
rừng tự nhiên thì mới chỉ là những nghiên cứu thăm dò về phương pháp.
– Kỹ thuật xác lập đường Baseline (Rel) vẫn đang bỏ ngỏ ở trong nước và đối
mặt với nhiều thử thách về quản lý cơ sở dữ liệu, trong khi đó baseline là tiền
đề để giám sát phát thải từ suy thoái và mất rừng để tham gia REDD.
– Vấn đề mua bán Carbon đã và đang diễn ra rất sôi động trên thị trường thế
giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Tuy nhiên việc mua bán này vẫn đang dựa trên
cơ sở chi phí hạn chế khí phát thải mà chưa có cơ sở trong việc tính toán năng
lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên.
27
– Trong nước, mặc dù Việt Nam đã tham gia Nghị định thư Kyoto, là thành
viên của FCPF, các Bộ, ngành liên quan đã vào cuộc để xúc tiến, khởi động
tiến trình này nhưng hầu như chỉ mới dừng lại ở chủ trương, chính sách
chung; về kĩ thuật vẫn còn như đang bỏ ngỏ vì thiếu các thông tin cũng như
cơ sở khoa học, phương pháp tính toán, dự báo lượng CO2 hấp thụ bởi thảm
phủ của quốc gia, rel. MRV làm cơ sở tham gia thị trường Carbon toàn cầu.
– Các doanh nghiệp trong nước chưa tích cực tham gia thị trường Carbon bởi
nhiều lí do: thiếu thông tin, thiếu cơ sở khoa học cũng như hành lang pháp lí,
cơ chế cho hoạt động này.
Vì vậy góp phần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các phương pháp ước tính
lượng CO2 hấp thụ của rừng tự nhiên cũng như xây dựng Baseline là điều cần
làm ngay để Việt Nam có thể sớm tham gia chương trình REDD vào năm đầu
năm 2013.
28
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Góp phần phát triển phương pháp xây dựng đường cơ sở (Baseline/REL)
để giám sát quá trình phát thải CO2 từ suy thoái và mất rừng tự nhiên và phương
pháp ước tính biến động Carbon lưu giữ trong các trạng thái rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Đề tài xác định đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
i. Xây dựng được đường cơ sở (Baseline) về quá trình biến đổi tài
nguyên rừng và lưu giữ Carbon ở tỉnh Đăk Nông.
ii. Cung cấp các mô hình để ước tính CO2 hấp thụ trong kiểu rừng thường
xanh thuộc tỉnh Đăk Nông.
iii. Ước tính được khả năng kinh tế về dịch vụ hấp thụ CO2 của rừng
thường xanh khu vực huyện Tuy Đức.
2.2. Giả định nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đặt ra các giả định quan trọng
như sau:
– Có cơ sở dữ liệu về diễn biến tài nguyên rừng trong 5 năm vừa qua ở tỉnh
Đăk Nông..
– Có mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ với các nhân tố điều tra rừng, làm
cơ sở xây dựng các mô hình ước tính, dự báo.
2.3. Phạm vi, đối tƣợng và đặc điểm của khu vực nghiên cứu:
2.3.1. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu:
– Thay đổi diễn biến tài nguyên rừng để lập...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với văn hóa học đường trong quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đến môi trường trong giai đoạn thi công dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ Kiến trúc, xây dựng 0
L Xây dựng mặt đường - Đoàn Thế Trí Luận văn Kinh tế 2
R Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ K3 _ J6 tỉnh Bắc Giang. Kiến trúc, xây dựng 0
C Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường T17 – T18 thuộc Huyện Nghĩa Đàn Tỉnh Nghệ An Kiến trúc, xây dựng 0
S Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường A-B huyện Tân Kỳ Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top