Download Tiểu luận Xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó
Mục lục
1. Xây dựng tình huống .1
2.Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích .1
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích .1
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
trang
1. Xây dựng tình huống………………………………………….1
2.Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc
tuyên bố cá nhân mất tích………………………………………..1
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích…………………………………...1
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.…………………………3
Đề số 4: Xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó.
BÀI LÀM:
1. Xây dựng tình huống:
Ông Hưng có vợ là bà Hân, có con trai là Minh (20 tuổi). Ngày 1/4/2005 ông Hưng đi khỏi nơi cư trú và nói với bà Hân là đi làm ăn xa kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống nhưng gần một năm trôi qua bà Hân và gia đình không nhận được tin tức xác thực về ông Hưng. Đến ngày 25/5/2006 bà Hân yêu cầu Tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời bà Hân đã cho đăng báo, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân, nhờ người quen biết hỏi thăm. Sau một thời gian dài tìm kiếm mà vẫn không có tin tức gì về ông Hưng, ngày 20/6/2008, theo yêu cầu của bà Hân, ông Hưng bị Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên bố mất tích. Tòa án ra quyết định trong đó có nội dung “cho bà Hân được ly hôn với ông Hưng; giao tài sản của ông Hưng cho con ruột là Minh quản lý”.
2. Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích.
Khoản 1 Điều 78 Bộ luật dân sự quy định: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.
Từ ngày 1/4/2005 đến ngày 25/5/2006 là hơn một năm bà Hân và gia đình không nhận được bất kì tin tức xác thực nào về việc ông Hưng còn sống hay đã chết, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự, bà có quyền “Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó”. Trong thời gian không có tin tức xác thực về việc ông Hưng còn sống hay đã chết, bà Hân đã nhờ sự giúp đỡ từ nhiều phía để tìm chồng, cụ thể là: “ngày 25/5/2006 bà Hân yêu cầu Tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời bà Hân đã cho đăng báo, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân, nhờ người quen biết hỏi thăm”. Nhưng vẫn không nhận được bất kì tin tức nào về ông Hưng. Và tính đến ngày 20/6/2008, là hơn ba năm ông Hưng không có một tin tức nào xác thực về việc ông còn sống hay đã chết.
Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích gồm: người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó (theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hay các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của người mất tích là ông Hưng. Trong trường hợp này, bà Hân là vợ của ông Hưng đã làm đúng theo luật định và bà Hân có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bà mất tích.
Có thể nói chế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết” trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quan khác. Các quy định trong chế định này, nhằm giúp cho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ được quyền và lợi ích của những người liên quan và của chính người vắng mặt.
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.
· Ông Hưng tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể , tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của ông Hưng.
Trong trường hợp trên, vợ (bà Hân) của người bị tuyên bố mất tích (ông Hưng) xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của ông Hưng sẽ được quản lý theo Điều 79 Bộ luật dân sự:
“Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và điều 77 của Bộ luật này.
Trong trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hay chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hay cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”.
Căn cứ theo Điều 79 Bộ luật dân sự thì tài sản của ông Hưng sẽ được giao cho con trai là Minh (20 tuổi) quản lý.
Như vậy, việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như của các chủ thể có liên quan. Việc xác định đúng điều kiện, và hậu quả pháp lý của các tuyên bố này là cơ sở để đảm bảo công bằng quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật trong việc tuyên bố cá nhân mất tích.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005.
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1.
Trường Đại học Luật Hà Nội.
NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2006.
4. Các trang web:
·
·
·
...
Download miễn phí Tiểu luận Xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó
Mục lục
1. Xây dựng tình huống .1
2.Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích .1
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích .1
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Mục lụctrang
1. Xây dựng tình huống………………………………………….1
2.Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc
tuyên bố cá nhân mất tích………………………………………..1
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích…………………………………...1
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.…………………………3
Đề số 4: Xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó.
BÀI LÀM:
1. Xây dựng tình huống:
Ông Hưng có vợ là bà Hân, có con trai là Minh (20 tuổi). Ngày 1/4/2005 ông Hưng đi khỏi nơi cư trú và nói với bà Hân là đi làm ăn xa kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống nhưng gần một năm trôi qua bà Hân và gia đình không nhận được tin tức xác thực về ông Hưng. Đến ngày 25/5/2006 bà Hân yêu cầu Tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời bà Hân đã cho đăng báo, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân, nhờ người quen biết hỏi thăm. Sau một thời gian dài tìm kiếm mà vẫn không có tin tức gì về ông Hưng, ngày 20/6/2008, theo yêu cầu của bà Hân, ông Hưng bị Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y tuyên bố mất tích. Tòa án ra quyết định trong đó có nội dung “cho bà Hân được ly hôn với ông Hưng; giao tài sản của ông Hưng cho con ruột là Minh quản lý”.
2. Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích.
Khoản 1 Điều 78 Bộ luật dân sự quy định: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.
Từ ngày 1/4/2005 đến ngày 25/5/2006 là hơn một năm bà Hân và gia đình không nhận được bất kì tin tức xác thực nào về việc ông Hưng còn sống hay đã chết, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự, bà có quyền “Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó”. Trong thời gian không có tin tức xác thực về việc ông Hưng còn sống hay đã chết, bà Hân đã nhờ sự giúp đỡ từ nhiều phía để tìm chồng, cụ thể là: “ngày 25/5/2006 bà Hân yêu cầu Tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời bà Hân đã cho đăng báo, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân, nhờ người quen biết hỏi thăm”. Nhưng vẫn không nhận được bất kì tin tức nào về ông Hưng. Và tính đến ngày 20/6/2008, là hơn ba năm ông Hưng không có một tin tức nào xác thực về việc ông còn sống hay đã chết.
Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích gồm: người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó (theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hay các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của người mất tích là ông Hưng. Trong trường hợp này, bà Hân là vợ của ông Hưng đã làm đúng theo luật định và bà Hân có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bà mất tích.
Có thể nói chế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết” trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quan khác. Các quy định trong chế định này, nhằm giúp cho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ được quyền và lợi ích của những người liên quan và của chính người vắng mặt.
2.2 Hậu quả của việc tuyên bố mất tích.
· Ông Hưng tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể , tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của ông Hưng.
Trong trường hợp trên, vợ (bà Hân) của người bị tuyên bố mất tích (ông Hưng) xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của ông Hưng sẽ được quản lý theo Điều 79 Bộ luật dân sự:
“Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và điều 77 của Bộ luật này.
Trong trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hay chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hay cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”.
Căn cứ theo Điều 79 Bộ luật dân sự thì tài sản của ông Hưng sẽ được giao cho con trai là Minh (20 tuổi) quản lý.
Như vậy, việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như của các chủ thể có liên quan. Việc xác định đúng điều kiện, và hậu quả pháp lý của các tuyên bố này là cơ sở để đảm bảo công bằng quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật trong việc tuyên bố cá nhân mất tích.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005.
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1.
Trường Đại học Luật Hà Nội.
NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2006.
4. Các trang web:
·
·
·
...