anhkiethoalan
New Member
Download miễn phí Đề tài Xây dựng phần mềm giáo trình điện tử dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT
Phần lớn vẫn là hình thức dạy học chay, nếu có sử dụng chủ yếu là các tranh, ảnh với mục đích minh hoạ cho các kiến thức trong SGK. Tranh ảnh về phần Di truyền học chương III, IV, V không có hay rất hiếm, đa số GV tự tìm kiếm và tự thiết kế lấy để phục vụ cho từng tiết học theo ý đồ sư phạm của mình. Một số GV sử dụng ngay hình vẽ trong SGK để cho HS quan sát nờn tớnh trực quan và tính tích cực trong dạy - học còn rất hạn chế.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy, lí do GV không thường xuyên sử dụng các PTTQ trong dạy học, mà đặc biệt là sử dụng các phương tiện đa truyền thông theo hướng ứng dụng CNTT là do các PTTQ ở các trường còn hạn chế cả về chất lượng cũng như số lượng, các tư liệu sinh học (movie, flash) hầu như không có, nếu có là những file ảnh nguyên bản tiếng Anh rất khó sử dụng, các mô hình phục vụ cho dạy bài mới thỡ quỏ nhỏ, có nhiều màu không phù hợp đối với khả năng quan sát từ xa của học sinh.
+ Loại PTDH thường được GV sử dụng nhiều nhất là tranh ảnh vì loại này tiện lợi trong việc di chuyển và sử dụng.
+ Loại PTDH dạng kỹ thuật số đang ngày càng được sử dụng nhiều và ai cũng cho rằng có hiệu quả, tuy nhiên để sử dụng được lại gặp phải một số khó khăn: Đòi hỏi sự chuẩn bị trước và phải có kỹ năng về CNTT. Nên loại này chỉ hay được sử dụng vào các giờ thao giảng, thi GV giỏi,.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-01-de_tai_xay_dung_phan_mem_giao_trinh_dien_tu_day_ho.UVncGo2T1W.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52740/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
khi cần thiết làm cho bài giảng thêm sinh động, tập trung sự chú ý, tăng hiệu quả dạy học …1.1.8. Mô hình cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
1.1.8.1. Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện và vai trò[32]
TLHDDH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Sau đây là những yếu tố cấu trúc chính của tài liệu hướng dẫn theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
Kênh hình
Phim
Kênh chữ
Âm thanh
Hình 1.11. Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học
theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện
Các yếu tố cấu trúc
Đặc điểm
Vai trò
- Kênh chữ
- gồm nội dung kiến thức các mục, các bài, các chương và các phần trong SGK đã được gia công sư phạm và mã hóa cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH dạy - học.
- là yếu tố không thể thiếu trong tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông. Nó chứa đựng tất cả nội dung, thông tin của từng bài mà GV cần chuyển tải đến cho HS.
- Kênh hình
- gồm hình tĩnh và hình động trong SGK hay sưu tầm, thiết kế, chọn lọc và được gia công sư phạm cho phù hợp với nội dung của bài học.
Vừa là phương tiện minh họa cho kiến thức của bài, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức. Sinh học – là khoa học nghiên cứu thế giới sinh vật, vì vậy cần có những PTTQ như hình ảnh, các đoạn phim để giúp HS quan sát, phát hiện lại những sự kiện, hiện tượng tự nhiên xảy ra trong thế giới sinh vật.
- Các đoạn phim
- các đoạn phim đã được sưu tầm, chọn lọc và đã gia công sư phạm cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH.
- Âm thanh
- Bao gồm lời giảng của GV, tiếng thuyết minh của từng đoạn phim, hình ảnh, nhạc nền của các đoạn phim đã được xử lí cho phù hợp với từng đoạn và với nội dung dạy - học.
- là một yếu tố rất quan trọng trong tài liệu hướng dẫn. Âm thanh có thể gây cảm xúc rất mạnh đối với HS, nó vừa thuyết minh cho các hình ảnh, các đoạn phim, vừa thuyết minh cho kênh chữ.
1.1.8.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.[32]
Các yếu tố cấu trúc tài liệu hướng dẫn dạy - học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau (hình 1.11) Trong lí luận dạy - học, nếu sử dụng tích hợp nhiều tác nhân kích thích cùng tác động vào các giác quan thì quá trình lĩnh hội tiếp thu tri thức của HS sẽ nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu, xây dựng TLHDDH phần Di truyền học chương III, IV, V Sinh lớp 12 THPT (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện.
Chúng tui tập trung vào việc nghiên cứu phân tích cấu trúc nội dung SGK Sinh học 12 phần Di truyền học chương III, IV, V và điều tra cơ bản về tình hình D - H môn Sinh học nói chung và phần Di truyền học chương III, IV, V lớp 12 ở trường THPT hiện nay, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình SGK phần Di truyền học chương III, IV, V Sinh 12 THPT ban cơ bản.
* Chương trình sinh học toàn cấp – ban cơ bản có cấu trúc nội dung như sau:
Lớp
Nội dung
Thời lượng (tiết)
10
Phần I. Giới thiệu chung về cơ thể sống
02
Phần II. Sinh học tế bào
18
Phần III. Sinh học vi sinh vật
11
Ôn tập, kiểm tra
04
Tổng
35
11
Phần IV. Sinh học cơ thể
Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
21
Chương 2: Cảm ứng
11
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển
07
Chương 4: Sinh sản
07
Ôn tập, kiểm tra
06
Tổng
46
12
Phần V. Di truyền học
22
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
07
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
08
Chương III: Di truyền học quần thể
02
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
03
Chương V: Di truyền học người
02
Phần VI. Tiến hóa
11
Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
08
Chương II: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất
03
Phần VII. Sinh thái học
12
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
05
Chương II: Quần xã sinh vật
02
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
05
Ôn tập, kiểm tra
06
Tổng
45
* Chương trình Di truyền học chương III, IV, V Sinh 12 THPT ban cơ bản có cấu trúc nội dung chương trình như sau:
Chương
Thời lượng
(tiết)
Bài
Kiến thức cơ bản
Chương III:
Di truyền học quần thể
02
Bài16 - bài 17
- Các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (cân bằng Hacđi - Vanbec).
Di truyền học quần thể nói lên tính quy luật di truyền diễn ra trong lòng các quần thể, đặc biệt đối với quần thể ngẫu phối là cân bằng, tức là có sự ổn định về thành phần kiểu gen qua các thế hệ.
Chương IV:
Ứng dụng di truyền học
03
Bài 18 - bài 20
- Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
- Tạo giống có ưu thế lai cao.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
- Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
- Tạo giống nhờ công nghệ gen.
Chương 4 trình bày việc vận dụng các kiến thức về di truyền trong lai giống, gây đột biến, công nghệ tế bào và công nghệ gen để tạo ra các giống động vật, thực vật và vi sinh vật có phẩm chất, năng suất cao phục vụ cho đời sống của con người, đồng thời nêu lên những vấn đề liên quan đến các sinh vật biến đổi gen.
Chương V: Di truyền học người
02
Bài 21 - bài 22
- Một số bệnh di truyền ở người (Bệnh di truyền phân tử, hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST); nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người làm cơ sở cho việc chẩn đoán và chữa trị.
- Giới thiệu về tư vấn di truyền và vấn đề chẩn đoán trước sinh, những biện pháp giảm bớt gánh nặng di truyền và bảo vệ vốn gen của loài người.
Bài 23
- Hướng dẫn ôn tập phần Di truyền học thông qua việc tóm tắt lại kiến thức cốt lõi của các chương và sau đó nêu các câu hỏi và bài tập di truyền để HS ôn tập.
1.2.2. Những hạn chế của các loại tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay:
Để thực hiện luận văn này, chúng tui đã nghiên cứu về các loại TLHDDH đang có hiện nay:
- Các TLHDDH hiện nay tập trung vào ba loại:
Bảng 1.3. Các loại TLHDDH
TT
Loại sách
NXB
1
Sách giáo viên (SGV)
NXB giáo dục
2
Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình
NXB giáo dục
3
Thiết kế bài giảng, giới thiệu giáo án,...
Các NXB khác
1.2.2.1. Đối với SGV sinh 12 – TLHDDH chính của giáo viên hiện nay:
- SGV Sinh học 12 Ban cơ bản gồm có 2 phần:
+ Phần 1: Những vấn đề chung giới thiệu tổng quát về chương trình Sinh học ở bậc THPT và chương trình Sinh học 12 chi tiết. Ngoài ra, trong phần này cũng chỉ rõ việc định hướng cách dạy và học cũng như cách đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Phần 2: Những vấn đề cụ thể của các chương, các bài.
SGV đã hướng dẫn cho GV về mục tiêu, những điều cần lưu ý về nội dung, phương pháp, phương tiện và tài liệu tham khảo khi giảng dạy mỗi bài...