cobelovely0706
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại công ty tnhh phần mềm trí tuệ Isoftco
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẦN MÊM TRÍ TUỆ ISOFTCO VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TRÍ TUỆ ISOFTCO 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập 3
1.1.1.1. Sơ lược về công ty. 3
1.1.1.2. Quá trình phát triển. 4
1.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại cơ sở thực tập. 5
1.1.3. Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của cơ sở thực tập. 6
1.1.3.1. Kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua. 6
1.1.3.2. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. 11
1.1.4. Thực trạng ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động quản lý và nghiệp vụ tại cơ sở thực tập. 11
1.1.4.1. Tình hình trang thiết bị tin học tại công ty. 11
1.1.4.2. Ứng dụng các phần mềm quản lý hiện thời tại công ty. 13
1.2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ DỰ ĐỊNH SẼ CHỌN, TÊN ĐỀ TÀI CỦA CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 13
1.2.1. Tổng quan về vấn đề dự định sẽ chọn. 13
1.2.2 Nghiên cứu tổng quan về đề tài 13
CHƯƠNG II: MỘT SỐ CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ 18
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM VÀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 18
2.1.1.Khái niệm phần mềm. 18
2.1.2 Công nghệ phần mềm. 18
2.1.3 . Lịch sử phát triển của phần mềm. 20
2.1.4. Các đặc trưng của phần mềm và phân loại phần mềm. 21
2.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm. 24
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHẦN MỀM 25
2.3. CÁC QUY TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 28
2.3.1 Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm 29
2.3.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm 30
2.3.3 Quy trình thiết kế phần mềm 31
2.3.4 Quy trình lập trình 33
2.3.5 Quy trinh test 34
2.3.6 Quy trình triển khai 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HTTT 38
2.4.1. Các Phương pháp thu thập thông tin. 38
2.4.2. Các công cụ mô mình hóa HTTT. 38
2.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ THIẾT KẾ HTTT 42
2.5.1. Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài. 42
2.5.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình. 43
2.5.3. Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu. 44
2.5.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa. 44
2.6. CÔNG CỤ XÂY DỰNG 44
2.6.1. Cơ sở dữ liệu Microsoft Access( MS Access) 44
2.6.2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 45
2.6.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ lập trình ViusualBasic 45
2.6.2.2. Các tính năng của Visual Basic 46
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TRÍ TUỆ ISOFTCO 47
3.1. Khảo sát sơ bộ 47
3.2. Mô hình hóa các yêu cầu 48
3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IDF) 48
3.2.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD 49
3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD 50
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 55
3.3.1. Cấu trúc các thực thể: 55
3.3.2 Mô hình quan hệ 62
3.4. Thiết kế giải thuật 62
3.4.1 Định nghĩa 62
3.4.2. Các phương pháp thiết kế giải thuật 62
3.4.3. Vai trò của thiết kế giải thuật 63
3.4.4. Nguyên tắc thiết kế giải thuật 63
3.4.5. Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối 64
3.4.6 Các thuật toán điển hình 64
3.5 Thiết kế giao diện 72
KẾT LUẬN 79
Phụ lục 82
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_xay_dung_phan_mem_quan_ly_nhan_su_tai_co.St4EKZcWBf.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71399/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tức là các bước từ khi đặt kế hoạch phát triển cho đến giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển phần mềm và được gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Nó thường dùng mô hình thác nước.Phân tích
Thiết kế
Kiểm thử
Khởi tạo và lập kế hoạch
Vận hành, bảo trì
Thời gian
Mô hình thác nước của vòng đời phát triển của phần mềm
Mục đích của mô hình là phân đoạn toàn bộ quá trình phát triển phần mềm thành các giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhất cho từng giai đoạn. Ta dùng hình ảnh dốc từ thác nước xuống để biểu diễn. Các công đoạn dưới càng chịu nhiều tác động của các công đoạn trên.
Công nghệ hệ thống: là nền tảng của tất cả các công đoạn tiếp theo. Vì bản thân phần mềm chỉ là một phần của hoạt động quản lý, do đó khi xây dựng phần mềm ta phải đặt nó trong các ràng buộc với các yếu tố như phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu,…
Phân tích: giai đoạn này chịu tác động của công nghệ hệ thống nhưng bản thân nó lại tác động đến tất cả các công đoạn còn lại vì phân tích là nền tảng để chuyển giao tới quy trình thiết kế.
Thiết kế: bao gồm thiết kế kiến trúc hệ thống và thiết kế kiến trúc kỹ thuật (thiết kế dữ liệu, thiết kế chương trình, thiết kế giao diện, thiết kế xử lý).
Kiểm thử: giai đoạn kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào.
Vận hành, bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế (sự thay đổi của OS hay các thiết bị ngoại vi) cần có giai đoạn bảo trì. Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng hay hiệu năng. Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển nói trên cho chưuơng trình hiện tại chứ không phải chương trình mới.
Ngoài mô hình thác nước, người ta còn cải tiến thành các mô hình lặp, tức là không chỉ vận động theo một chiều từ trên xuống mà còn có sự vận động theo chiều ngược lại, người ta cần hoàn chỉnh các bước đã trải qua.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHẦN MỀM
Có hai phương pháp để thiết kế phần mềm là thiết kế từ đỉnh xuống và thiết kế từ dưới lên.
Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top Down Design – TDD)
Phương pháp này áp dụng để thiết kế phần mềm cho những đơn vị chưa có phần mềm hỗ trợ bất cứ nghiệp vụ nào tức là bắt đầu tiến hành tin học hoá. Nó được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới.
Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Buttom Up Design – BTU)
Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị mà trong tổ chức trước đó đã ứng dụng tin học ở một số bộ phận . Tư tưởng của phương pháp này là: Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Tiếp đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh.
Để minh hoạ cho tư tưởng thiết kế này ta xem xét ví dụ sau đây:
Giả sử trong một doanh nghiệp, công việc ứng dụng tin học trong quản lý đã được triển khai ở các bộ phận khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Kết quả là người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng một số chương trình quản lý trong các phòng ban (phòng Tài vụ, phòng cung ứng vật tư, phòng Tổ chức hành chính,…). Danh sách các chương trình như sau:
Prog 1: Vào số liệu cho tệp hồ sơ cán bộ.
Prog 2: Sửa chữa, bổ sung, cập nhật hồ sơ.
Prog 3: Vào số liệu cho tệp quản lý vật tư.
Prog 4: Vào số liệu cho tệp hoá đơn bán sản phẩm.
Prog 5: Tính lương cán bộ quản lý.
Prog 6: Lập bảng dự toán sử dụng vật tư.
Prog 7: Quản lý cán bộ.
Prog 8: Lập bảng tính giá trị sản phẩm bán ra.
Các chương trình này đã được sử dụng và có kết quả trong sản xuất kinh doanh đã được thực tế kiểm nghiệm. Bây giờ trên cơ sở các chương trình cụ thể này, lãnh đạo công ty có nhu cầu thiết kế một hệ thống chương trình thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chúng ta phải vận dụng phương pháp thiết kế từ dưới lên. Ta lần lượt được các phác thảo sau đây:
√ Phác thảo thứ nhất: Gộp các module 1, 2, 5, 7 thành phân hệ quản lý nhân sự:
√ Phác thảo thứ hai: Gộp các module 4, 8 thành phân hệ quản lý bán hàng:
√ Phác thảo thứ ba: Gộp các module 3, 6 thành các chức năng quản lý kho hàng:
√ Phác thảo thứ 4: Trên cơ sở chức năng của các phân hệ quản lý trên đây, chúng ta có thể tiến hành thiết kế thêm một số chương trình khác làm phong phú thêm các vấn đề mà hệ thống quản lý (Prog 9 - dự báo mức tiêu thụ hàng hoá, Prog 10 - lập bảng tổng hợp hàng tồn kho). Các chương trình đựơc thiết kế bổ sung phải đảm bảo được yêu cầu phù hợp về mặt chức năng với các chương trình đã được thiết kế bà cài đặt trước đó. Đồng thời phải có sự tương thích với các chương trình đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trong ví dụ trên đây ta co thể thiết kế thêm nhiều chương trình trong mỗi phân hệ làm cho khả năng của các phân hệ ngày càng đa dạng, giải quyết được ngày càng hiệu quả các vấn đề mà thực tế quản lý của doanh nghiệp đặt ra. Ở đây là gộp ba phân hệ vừa thiết kế thành một hệ tin học quản lý thống nhất của doanh nghiệp dưới dạng mô hình sau:
2.3. CÁC QUY TRÌNH TRONG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Xây dựng một phần mềm quản lý gồm 6 quy trình:
Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm.
Quy trình 2: Xác định yêu cầu.
Quy trình 3: Phân tích thiết kế phần mềm
Quy trình 4: Lập trình.
Quy trình 5: Test
Quy trình 6: Triển khai
2.3.1 Quy trình 1: Xây dựng hợp đồng phần mềm
Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm.
Dấu hiệu:
Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng.
Theo dõi thực hiện hợp đồng với khách hàng.
Thanh toán thanh lý hợp đồng phần mềm.
2.3.2. Quy trình 2: Xác định yêu cầu phần mềm
Mục đích: Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai. Yêu cầu đặt ra là phải lượng hoá các...