Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ ở Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam - Petrolimex





Các hoạt động kiểm soát nội bộ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi ban kiểm soát. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Ban kiểm soát tiến hành thẩm tra toàn bộ các hoạt động tài chính của công ty giống như một bộ phận kiểm tra độc lập. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi sổ, các báo cáo được lập trước khi trình lên Hội đồng quản trị đều phải được thẩm tra về tính trung thực hợp lý và hợp pháp, các chính sách, chiến lược đề duyệt đều phải được thẩm tra về tính phù hợp và khả thi.tất cả những công việc này được thực hiện bởi Ban kiểm soát. Nói cách khác, Ban kiểm soát của Tổng công ty giữ vai trò xem xét tính hiệu quả trong hoạt động của các bộ phận chức năng và tính hiệu năng của bộ phận quản lý.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

inh khi đơn vị quyết toán công trình hoàn thành, có biên bản thanh lí hợp đồng với bên A hay báo cáo quyết toán khối lượng công việc hoàn thành. Do đó kiểm soát đối với khoản phải thu phải được thực hiện trong quá trình quyết toán với khách hàng.
Đối với các đơn vị này thì các biện pháp, thủ tục kiểm soát đối với các khoản phải thu bao gồm:
Một là: Thực thi các nguyên tắc quản lí
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:
Cách li trách nhiệm giữa người thu tiền, người ghi sổ thu tiền và người ghi sổ chi tiết các khoản phải thu tránh rủi ro là chuyển các khoản phải thu từ khách hàng này sang khách hàng khác.
Cách li trách nhiệm giữa người ghi sổ khoản phải thu và người phê chuẩn nghiệp vụ chiết khấu.
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Các khoản chiết khấu phải được phê chuẩn đúng đắn.
Hai là: Sổ chi tiết theo dõi công nợ cho từng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên. Những khách hàng ít giao dịch thì có thể theo dõi chung trong 1 quyển sổ. Cuối kì đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Ba là: Gửi thư hay thông báo bằng các cách khác nhau về khoản nợ của khách hàng khi sắp đến hạn trả nợ.
Bốn là: Đối chiếu công nợ cuối kì với Công ty khách hàng.
Năm là: Cuối mỗi kì lập bảng phân tích công nợ với các chỉ tiêu quan trọng như số tiền nợ, thời gian nợ, khả năng thanh toán, số nợ quá hạn, căn cứ vào đó có kế hoạch đòi nợ và lập dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi.
Kiểm soát đối với khoản phải thu phải gắn liền với kiểm soát nghiệp vụ thu tiền.
Biểu 4: Mục tiêu, các quá trình KSNB đối với các khoản phải thu.
Mục tiêu KSNB.
Các quá trình KSNB chủ yếu.
Các khoản phải thu là thức sự hiện hữu.(Hiệu lực)
-Đối chiếu công nợ thường xuyên.
Các khoản chiết khấu được phê chuẩn đúng đắn. (Phê chuẩn)
-Tồn tại một chính sách tín dụng.
-Có sự phê chuẩn đúng đắn theo chính sách.
Các khoản phải thu được phân loại đúng đắn.(Phân loại)
-Sơ đồ tài khoản hướng dẫn việc phân loại.
-Kiểm tra nội bộ việc phân loại.
Các khoản phải thu được ghi sổ theo đúng số hàng hoá hay dịch vụ được cung cấp, theo đúng số phải thu đã thanh toán (Định giá)
-Kiểm tra nội bộ đối với quá trình tính toán.
Mọi khoản phải thu đều được ghi sổ. (Đầy đủ)
-Đối chiếu công nợ.
-Kiểm tra nội bộ việc ghi sổ.
Các khoản phải thu được ghi sổ đúng kì. (Thời kì)
-Kiểm tra nội bộ.
Các khoản phải thu được cộng sổ, chuyển sổ và tổng hợp đúng đắn.(Chuyển sổ và tổng hợp)
-Qui định các loại sổ, thủ tục ghi sổ.
-Kiểm tra nội bộ.
Chương II
Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ ở tổng Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam - petrolimex
2.1. Đặc điểm của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam -Petrolimex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu tại khâu hạ nguồn lớn nhất ở Việt Nam. Là một Tổng công ty mạnh của quốc gia với lực lượng lao động trên 18 ngàn người của trên 100 công ty, chi nhánh, xí nghiệp cùng 9 công ty cổ phần, hai công ty liên doanh trong toàn quốc, với hơn 1500 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tổng công ty có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Hàng năm, Tổng công ty đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các chương trình đầu tư phát triển, mở rộng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra năng lực sản xuất mới và khả năng cạnh tranh, đầu tư vào các công trình trọng điểm để tạo hiệu quả kinh doanh như mua thêm tàu chở dầu, tàu GAS, xây dựng hệ thống cầu cảng, đầu tư mới và mở rộng cải tạo hệ thống kho xăng dầu, nâng câp tuyến ống...Trong quá trình hình thành và phát triển của mình Tổng công ty luôn giữ vững vai trò công ty đầu ngành trong lĩnh vực xăng dầu đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty được bắt đầu từ ngày 12/06/1956, khi mà Tổng công ty xăng dầu mỡ được thành lập theo quyết định số 09/BTN của bộ công nghiệp đánh dấu sự ra đời của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển Tổng công ty đã trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn 1956-1975: Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là phục vụ cho sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân ở miền Bắc. Đồng thời cung cấp đầy đủ xăng dầu cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Giai đoạn 1976-1986: Sau khi đất nước thống nhất, Tổng công ty bắt đầu giai đoàn khôi phục các cơ sở xăng dầu ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tôt chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các cơ sở phía nam để cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và phục vụ đời sồng nhân dân đáp ứng yêu cần hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Trong giai đoạn này Phạm vi và quy mô hoạt động của Tổng công ty đã được mở rộng ra toàn quốc, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã trở thành môt Tổng công ty có tính độc quyền nhà nước, kinh doanh trong sự bao cấp của Nhà nước, theo cơ chế tem phiếu do Nhà nước phân phối cho các đối tượng tiêu dùng theo chỉ tiêu, hạn mức. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu từ Liên Xô cũ theo hiệp định thương mại giữa hai Chính phủ, lưu giữ với trách nhiệm của “người thủ kho” quốc gia tiếp nhận và điều chuyển, cung ứng xăng dầu theo mệnh lệnh của Nhà Nước. Có thể nói, cơ chế bảo đảm nguồn, cơ chế phân phối và định giá được thực hiện tập trung qua nhiều nấc từ đầu vào đến đầu ra trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá. Theo cơ chế đó, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty được đo tính bằng các chỉ tiêu kế hoạch (luôn được điề chỉnh theo tình hình cụ thể).
Giai đoạn 1986 đến nay: Là giai đoạn mà Tổng công ty thực hiền đổi mới và phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động kinh doanh sang cơ chế thị trường. Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Tổng công ty đó là sự kiện Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nguồn hàng nhận theo hiệp định không còn nữa, cân đối cung cầu của Nhà Nước bị phá vỡ, cơ chế kinh doanh không còn hiệu lực, thị trường xăng dầu có những dấu hiệu rối ren, thoát dần khỏi sự kiểm soát của Nhà nước... Ngày 17/4/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 224/TTg về việc thành lập Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bước sang một giai đoạn mới với thử thách mới khó khăn và phức tạp.
Với nhận thức tình thế mới của thị trường xăng dầu vừa là thách thức vừa là cơ hội để tự mình từng bước vươn lên thoát khỏi cơ chế bao cấp, giảm gánh nặng cho Nhà Nước, Tổng công ty đã tích cực tổ chức lại hoạt động kinh doanh và xây dựng cơ chế quản lý đổi mới để thich nghi với điều kiện của nền Kinh tế thị trường có sự quả...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top