lehongtrinh2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã và đang
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ tổ quốc.
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại nhằm “Xây dựng đất nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được
mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nói đến cán
bộ tốt hay kém ở đây chính là nói đến phẩm chất nhân cách hay đó là cái Đức
và cái Tài của họ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâm
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung
phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” [1, tr 90].
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ rõ rằng: “Mục tiêu
chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư
tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ” [1, tr316]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành
Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
yêu cầu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [ 2, tr 26].
1
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
Các quan điểm trên đã thể hiện khái quát những yêu cầu về phẩm chất, nhân

cách của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý trong thời kỳ mới.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đã
chú trọng phát triển và hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa
“hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để
thực hiện được mục tiêu trên, có sự đóng góp rất nhiều của đội ngũ cán bộ các
ngành, các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ ngành Y.
Họ là những tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, họ đã thể hiện tốt
phẩm chất và năng lực của mình, có phong cách lãnh đạo dân chủ, có chuyên
môn và khoa học, không xa dân, sống trong lòng dân, có đạo đức nghề nghiệp
của người thầy thuốc, xứng đáng là những người đảm đương trọng trách lớn
lao của Đảng và Nhà nước giao cho, là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt được thì một số cán bộ trong hệ thống
chính trị các cấp ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những yếu kém. Một phần
chưa được đào tạo đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác, do còn giữ
lại tác phong làm việc chậm chạp, quan liêu, sống quan cách, xa dân, tâm lý
tiểu nông làng xã đang còn chi phối cách nghĩ, cách làm của họ. Hiện vẫn còn
cán bộ chưa được quan thử thách và rèn luyện, phẩm chất và năng lực của họ
chưa thực sự tương xứng với công việc đang đảm nhiệm. Trong thời gian qua,
bên cạnh những thành tựu đạt được và những tấm gương thầy thuốc hết lòng
vì người bệnh còn có một số cá nhân trong ngành Y tế đã vi phạm quy chế
chuyên môn, quy chế dân chủ ở cơ sở gây ra những vụ việc nghiêm trọng, tạo
dư luận xã hội bức xúc ảnh hưởng đến uy tín của ngành Y tế và đạo đức nghề
nghiệp của người thầy thuốc. Do đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, rất cần quan tâm tới rèn luyện bản lĩnh
chính trị, ý chí, đạo đức cách mạng và rèn luyện cả về năng lực trí tuệ và năng
lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh
đạo đất nước trong tình hình mới.
2
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
Bệnh viện phụ sản Hà Nội là bệnh viện loại 1, tuyến đầu về chăm sóc

sức khoẻ sinh sản cho khu vực Hà Nội. Bệnh viện được xây dựng trên mảnh
đất Yên lãng thượng thuộc quận Ba Đình (phía bắc thủ đô Hà Nội). Bệnh viện
là một trong những đơn vị giữ vững truyền thống đoàn kết, phát huy sức
mạnh tập thể, thực hiện tốt 7 chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch, từng bước triển khai, phát triển thành công các mũi nhọn chuyên sâu,
tiếp tục phấn đấu đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc. Tuy nhiên bên cạnh
những thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn thử thách. Đội ngũ cán bộ của
bệnh viện phần lớn là những người có bản lĩnh, có trình độ và năng lực, được
đào tạo cơ bản phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên còn có
những hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu sự đầu tư các kỹ
thuật chuyên sâu, khả năng thích ứng còn hạn chế, đặc biệt trang thiết bị y tế
và sự quá tải diễn biến thường xuyên…
Xuất phát từ những lý do nêu trên và là một cán bộ lãnh đạo, quản lý,
tui chọn vấn đề: “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học lớp Cao cấp Lý luận
Chính trị - Hành chính tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện nhân cách cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện
Phụ sản Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội
giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các đơn vị khoa,
phòng, ban tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
3
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về:
+ Lý luận chung về nhân cách, những quan điểm, những cách tiếp cận
khác nhau về nhân cách và nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
và về tiêu chuẩn người cán bộ thời kỳ mới.
- Khảo sát thực trạng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh
viện Phụ sản Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện nay.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận:
- Cơ sở lý luận của tâm lý học nhân cách và nhân cách người cán bộ
lãnh đạo, quản lý.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tiêu chuẩn người cán bộ.
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
có 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân cách và nhân cách người cán
bộ lãnh đạo, quản lý.
Chương 2: Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng và hoàn
thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện Phụ sản Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.

4
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH
NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1.1. Khái niệm chung về nhân cách và nhân cách người lãnh đạo, quản lý.
1.1.1. Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách.
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Đạo đức học, Giáo dục học, Y
học…Với mỗi ngành khoa học nhân cách lại được nghiên cứu dưới góc độ
tiếp cận khác nhau.
Tâm lý học Mác xít khẳng định bản chất nhân cách dựa trên luận điểm
nổi tiếng của C.Mác: “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [6, tập 3, trang 11].
Trên cơ sở nền tảng lý luận đó, các nhà tâm lý học Mác xít đi sâu
nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, từ đó xác định phạm
trù nhân cách. Nhân cách là vấn đề thuộc về con người và xã hội. Con người
là một thực thể gồm hai mặt sinh học- xã hội, hai mặt này có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Tâm lý học nghiên cứu con người trên cả hai mặt này. Theo
quan niệm của C.Mác, mặt xã hội là bản chất của con người và là mặt sinh
học của con người đã được xã hội hóa. Bản chất của con người được hình
thành nên trong cuộc sống, bằng hoạt động của con người chịu sự tác động
của các quan hệ xã hội, quan đó con người hội nhập, củng cố và phát triển các
mối quan hệ mà họ tham gia và con người là chủ thể trong các mối quan hệ
đó. Khi con người tham gia và thực hiện một hoạt động nhất định có mục
đích, có ý nghĩa nhằm nhận thức hay cải biến hiện thực khách quan thì con
người được coi là chủ thể.
5
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt

Từ những nghiên cứu về nhân cách, các nhà tâm lý học Mác xít đã đi
đến khẳng định bản chất nhân cách với một số nội dung cụ thể sau đây:
- Nhân cách là sản phẩm xã hội - lịch sử của sự tiến hóa nhân loại và
tiến hóa cụ thể, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Ở mỗi hình thức kinh tế xã hội khác nhau thì nhân cách cũng có biểu
hiện những đặc trưng tiêu biểu cho từng hình thức kinh tế xã hôi cụ thể. Nói
nhân cách mang bản chất xã hội, điều đó có nghĩa là cùng với sự vận động,
biến đổi và phát triển của xã hội loài người thì các phẩm chất, giá trị trong
nhân cách cũng biến đổi và phát triển theo. Những phẩm chất, giá trị đó phản
ánh những nội dung, tính chất của mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi con
người đang sống, đang hoạt động. Khi con người tham gia vào các quan hệ xã
hội như: quan hệ chính trị, kinh tế, giai cấp, gia đình, bạn bè, ứng xử giữa
người với người…thì dấu ấn, nội dung của các quan hệ xã hội đó được phản
ánh trong các phẩm chất tâm lý của nhân cách. Mỗi người không chỉ tham gia
vào một mối quan hệ mà tham gia vào nhiều mối quan hệ, những mối quan hệ
đó quy định vị thế của mỗi con người trong xã hội, đồng thời quan hoạt động
của họ cũng quy định nét khác biệt về nhân cách mỗi con người.
Xét về mặt sinh học, thực tế cho thấy con người khi mới sinh ra chưa
phải đã có nhân cách mà chỉ khi đạt tới một trình độ xã hội hóa nhất định, có
ngôn ngữ và biết tự nhận thức được bản thân mình thì nó mới trở thành nhân
cách. Quá trình hình thành nhân cách thường bắt đầu từ 2-3 tuổi; đến tuổi 17-
18 nhân cách đã được định hình và nó tiếp tục được phát triển, hoàn thiện
trong suốt cả cuộc đời. Giai đoạn sau phát triển hoàn thiện hơn giai đoạn
trước và càng về sau nhân cách càng được hoàn thiện. Nhân cách không chết
theo thể xác của con người mà mà được người khác đang sống trong xã hội kế
thừa, chọn lọc, duy trì và phát triển.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít
cho thấy không có sự tách rời cái tự nhiên sinh học với cái xã hội. Nhân cách
6
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt

được coi là sản phẩm của các quan hệ xã hội đồng thời cũng là sản phẩm của
sự tiến hóa, phát triển của cái tự nhiên.
C.Mác đã chỉ rằng: “Chính con người khi phát triển sản xuất vật chất
và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm biến đổi cùng với sự tồn tại hiện thực
của mình, cả tư duy lẫn lẫn sản phẩm tư duy của mình”. [6, tập 3, tr.38]
+ Đối với các nhà tâm lý học Việt Nam, quan niệm về nhân cách được
hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Có quan niệm coi nhân cách: “là tổng hòa
những gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc, cá tính rõ nét
với những đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức và vai trò
xã hội; Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân, đã tự khẳng định
được, giữ được phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi [8, tr.246]. “Nhân
cách là một chủ thể tự ý thức mỗi con người, thể hiện thông qua quá trình tự
khẳng định của chính mình” [8, tr.9].
Có thể nói, đến nay, đã có nhiều định nghĩa về nhân cách, khó có thể
tìm ra một định nghĩa nào có thể khái quát và bao trùm nhất về khái niệm
nhân cách. Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa về nhân cách đều đề cập đến
một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Nói đến nhân cách là nói đến thuộc tính, phẩm chất tâm lý
được hình thành từ trong các quan hệ xã hội, từ những hoạt động có ý thức
của mỗi con người. Những phẩm chất đó quy định hành vi và giá trị xã hội
của mỗi con người.
Thứ hai: Nói đến nhân cách bao giờ cũng gắn liền với tồn tại thân thể
của một con người, nó không phải là một cái gì trừu tượng, mà là sản phẩm
hoạt động có ý thức của con người.
Thứ ba: Nói tới nhân cách là nói tới đặc điểm tâm lý riêng của một cá
thể người. Đó là đơn vị cuối cùng, là cái đơn nhất tạo nên chính nó chứ không
phải là ai khác.
7
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
Thứ tư: Nhân cách biểu hiện giá trị xã hội của mỗi cá nhân con người

trước tác động của hiện thực khách quan và trong quá trình sống, hoạt động.
Nhân cách là “Một cấu tạo tâm lý mới” là “Một sản phẩm mới” của con
người trong hành trình hướng tới lý tưởng cao cả và những giá trị “Chân –
Thiên - Mỹ” của con người.
Con người tự nhiên sinh ra và mất đi theo quy luật sinh học, nhưng
nhân cách không mất đi mà tồn tại mãi mãi, phản ánh bản chất xã hội và trình
độ chinh phục, cải biến đời sống tự nhiên, xã hội và bản thân.
1.1.2. Khái niệm về nhân cách người lãnh đạo, quản lý
Dưới góc độ tâm lý học, nhân cách được xem xét về mặt xã hội lẫn mặt
tâm lý.
+ Về mặt xã hội nó bao gồm những quan hệ xã hội cụ thể của con người
với những đặc điểm riêng của nó. Đó là quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội… Với con người những mối quan hệ này vừa có ý nghĩa khách quan, vừa
mang màu sắc chủ quan. Khách quan ví như Mác nói rằng xét về mặt tự
nhiên con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Khi sinh ra con người đã
mang những mối quan hệ xã hội nhất định. Chủ quan ở chỗ con người chủ
động trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội cho mình, thể hiện là con
người có thể lựa chọn lối sống – trong việc xác định phương hướng tư tưởng
chính trị. Điều này không chỉ nói lên bản chất xã hội của nhân cách mà còn
khẳng định tính tích cực của cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của người đó.
+ Xét về mặt tâm lý thì nhân cách bao gồm những đặc điểm tâm lý
thỏa mãn các điều kiện sau:
♦ Những nét tâm lý điển hình, ổn định và bền vững, chứ không phải là
cái nhất thời, ngẫu nhiên và bất ngờ. Nhờ tính ổn định và bền vững mà chúng
8
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
ta mới nhận xét, đánh giá được nhân cách của từng người và đoán hành vi
của họ trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể nào đó.
♦ Những nét tính cách có liên quan, chặt chẽ với nhau để tạo nên tính

thống nhất của nhân cách.
♦ Những nét tính cách phải được thể hiện trong các hoạt động và giao tiếp,
trong hành vi cử chỉ của cá nhân dưới hính thức này hay hình thức khác. Đồng
thời thông qua hoạt động và giao tiếp nhân cách được nẩy sinh và phát triển.
♦ Giá trị của các nét, các đặc điểm cũng như toàn bộ nhân cách thường
được qui định bởi các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể.
Như vậy nhân cách được xem xét bởi hai mặt xã hội và tâm lý, hai mặt
này có mối liên quan biện chứng với nhau. Đây chính là hai mặt quan trọng
để khẳng định tính người của con người.
Từ những phân tích trên đây chúng tui hiểu: Nhân cách người lãnh
đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân quy định
giá trị địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý.
Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý có những đặc điểm cơ bản
như sau:
Tính thống nhất và bản chất xã hội của nhân cách: Nhân cách là sự
thống nhất nhiều đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân biểu hiện trong hành vi,
hoạt động của con người. Đó là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đức
và tài, giữa bản lĩnh và sự thích ứng, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội,
giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng của chủ thể lãnh đạo,
quản lý có lòng nhân hậu, khoan dung thì dù trong hoàn cảnh nào, quan hệ xã
hội nào cũng phải thể hiện được sự thống nhất của nó trong hành vi và hoạt
động, được xã hội và mọi người đánh giá, thừa nhận sự nhất quán và trung
thực của phẩm chất, nhân cách đó.
9
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
Tính ổn định và phát triển của nhân cách: Một trong những đặc trưng
của nhân cách là ổn định và phát triển. Các phẩm chất của nhân cách, các kiểu
hành vi, phong cách ứng xử hoạt động được hình thành trong một thời gian
dài thường ổn định với các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làm
việc ổn định. Có thể trong cuộc đời và hoạt động thường nhật, đôi khi có

những biến động, có nét tính cách “khác, lạ” xuất hiện, có những thay đổi của
đối tượng hoạt động của môi trường cuộc sống, nhưng nhìn chung thì chúng
vẫn không làm thay đổi được đặc điểm, phẩm chất và thuộc tính của một nhân
cách. Ngược lại, bản lĩnh, phong cách, tư cách tương đối ổn định của một
nhân cách như thế càng trọn vẹn, bền vững có chiều sâu, được thử thách và
càng phát triển, hoàn thiện.
Tính tích cực và chủ động của nhân cách: Nhân cách là của một chủ
thể hoạt động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhân cách được hình thành
nhờ hoạt động tích cực của cá nhân trong các quan hệ xã hội, là sản phẩm của
xã hội. Để được thừa nhận là một nhân cách chủ động và tích cực, con người
phải tích cực quan sát, học tập hành động để nhận thức các chuẩn mực hành
vi xã hội, hoạt động theo các chuẩn mực xã hội góp phần nhận thức và cải tạo
thế giới, cải tạo chính mình. Nhân cách người lãnh đạo, quản lý càng phải thể
hiện rõ tính tích cực và chủ động trong hoạt động nhận thức, cải tạo xã hội.
Đó là một giá trị xã hội, được so sánh lựa chọn và thừa nhận, người lãnh đạo,
quản lý phải là một chủ thể hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, xã hội và hoàn
thiện bản thân theo yêu cầu thực hiện lý tưởng giải phóng con người và công
bằng xã hội.
Tính giao lưu và tự chủ của nhân cách: Nhân cách không thể hình
thành, nếu con người không chung sống quan hệ với mọi người, không giao
tiếp, hiệp tác với người khác. Giao lưu và tiếp xúc với mọi người trở thành
nhu cầu thiết thân của con người. Từ hành vi, ngôn ngữ, trong quan hệ giao
tiếp xã hội, các kiểu hoạt động, tiếp cận với đối tượng, mỗi người học và biết
10
Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính Nguyễn Minh Nguyệt
được cách ứng xử, hành động từ những người xung quanh. Từ quá trình hoạt
động liên nhân cách, L. X. Vưgôtxki, nhà tâm lý học người Nga, cho rằng:
Nhân cách là cái của tui có trong ta và cái ta có trong người khác, đồng thời
là cái người khác có trong ta.
1.1.3. Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo, quản lý:

Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các tính chất, thành phần, thuộc tính
của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong những
mối liên hệ và quan hệ nhất định. Đời sống tâm lý của con người cũng có một
cấu trúc nhất định, nếu tạm loại đi những đặc điểm cá thể về tâm lý của mỗi
người thì chúng ta có thể xác lập được một cấu trúc tâm lý của nhân cách.
Hiện cũng đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách. Quan niệm
tâm lý học cho rằng cấu trúc tâm lý của nhân cách nói chung và của người
lãnh đạo, quản lý nói riêng bao hàm các thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình
là: Xu hướng, tính cách, năng lực, tính khí.
Xu hướng của nhân cách: Xu hướng là chiều hướng hoạt động và phát
triển cuộc đời của một con người, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, trở
thành động cơ thôi thúc hoạt động của con người. Xu hướng nhân cách của
một con người được hình thành và phát triển theo trình độ nhận thức, tình
cảm và ý chí của họ đối với mục đích cuộc đời cần đạt tới. Xu hướng quy
định cách hoạt động và phát triển của cá nhân, xu hướng biểu hiện ở
các mặt nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin, ở ý chí, nghị
lực, quyết tâm của mỗi con người.
Tính cách của nhân cách: Tính cách là thuộc tính tâm lý cá nhân quan
trọng nhất trong nhân cách. Tính cách của con người được thể hiện rõ nét ở cả
xu hướng, năng lực, cảm xúc, tình cảm và ý chí. Tính cách là sự biểu hiện rõ
nét các đặc điểm tâm lý của cá nhân. Những đặc điểm này quy định ý thức,
hành vi của cá nhân trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, thể hiện
11


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Mục đích Đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý cho đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý bệnh viện, lý luận về nhân cách của nhà quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, Lý luận về nhân cách của nhà quản lý giáo dục mầm non trong tâm lý học quản lý, phẩm chất của người lãnh đoạ trong gia đoạn hiện nay, Phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở ngành giáo dục, nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, Liên hệ thực tiến yêu cầu phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, về nhân cách người lãnh đạo quản lý, Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, quản lý ở đơn vị doanh nghiệp;, Đặc điểm, phẩm chất nhân cách của ngườ lãnh đạo thành công, yêu cầu về phẩm chất năng lực của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở liên hệ, nội dung xây dựng nhân cách người lãnh đạo, Tại sao phải xây dựng nhân cách người cán bộ, quản lý, các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, ý nghĩa phương pháp luận vấn đề bản chất con người đối với sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN ở nước ta và hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng hiện nay, noi dung xay dung nhan cach nguoi lanh dao, đặc điểm, cấu trúc nhân cách của người quản lý, mối quan hê giữa đức và tài trong cấu trúc nhân cách người cán bộ, giải pháp xây dựng nhân cách cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục trong thời kỳ hiện nay
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top