white_rose_yesterday
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của xét xử phúc thẩm: bản chất của phúc thẩm, thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm. Khái quát lịch sử phát triển của chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm. Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của ngành Tòa án Hà Nội. Phân tích những tồn tại trong các quy định của chế định này và xác định nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Đưa ra kiến nghị, giải pháp để khắc phục và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", công cuộc cải cách tư pháp
đã được tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, đạt được nhiều kết
quả. Nhận thức về công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực,
chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát
triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp
với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính.
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một chế định quan trọng được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Việc nghiên cứu, làm rõ những
vấn đề xung quanh chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là quan trọng và
cần thiết. Đây là một công việc rất có ích về mặt lâu dài vì nó đóng vai trò căn
bản giúp cho các nhà lập pháp mỗi khi xây dựng hay sửa đổi nhằm hoàn thiện
luật, sẽ đưa ra những quyết định thực sự phù hợp và thiết thực đến quyền lợi
của nhà nước và của nhân dân, đó cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu
của chúng ta vào tiến trình đi đến một Nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh và phát
triển; đồng thời cũng giúp cho các nhà áp dụng pháp luật có tính thực thi cao.
Chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự chính là sự thể hiện nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc
xác định sự thật của vụ án. Sự tồn tại của chế định này là cơ sở cho những
người làm công tác pháp luật đưa ra một quyết định đúng đắn, đó là một bản
án công minh, đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Đồng thời, chế định
xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong luật hình sự góp phần đảm bảo cho việc
thực hiện các nguyên tắc của luật hình sự một cách toàn diện.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, nhà làm luật nước ta đã
chính thức ghi nhận chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự bằng việc quy
định tại Phần thứ tư, Chương 23 (từ Điều 230 đến Điều 254) của Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003. Vì vậy, việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác
các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, thêm vào đó sẽ góp phần hoàn
chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Tác giả cho rằng nghiên cứu chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
là vấn đề đặc biệt cần thiết.
Về mặt lập pháp: Những quy định về xét xử phúc thẩm đã được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Bên
cạnh đó, cũng đã có các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị quyết
05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thị hành một số quy định trong Phần thứ tư "Xét xử
phúc thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) nhưng cũng chưa đầy đủ.
Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có quy định cụ thể cũng như văn bản
hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng thực
tiễn áp dụng các quy định về xét xử phúc thẩm còn nhiều vướng mắc. Trong
các báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Tòa án nhân dân mấy năm gần
đây, khi đề cập đến các vụ án hình sự, quyết định của Tòa án bị sửa, hủy (đại
đa số là do thiếu kỹ năng và chuyên nghiệp trong các giai đoạn chuẩn bị xét
xử, nghiên cứu hồ sơ vụ án) nên dẫn đến tình trạng hủy, sửa án, bồi thường
oan sai cho người vô tội. Như vậy, để tránh tình trạng sửa, hủy án thì Thẩm
phán phải là những người có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao.
Vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được quan tâm nghiên cứu những vẫn còn
những vấn đề chưa thống nhất, còn bỏ ngỏ và cần tiếp tục nghiên cứu tiếp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, do yêu cầu của cải cách tư pháp thì việc tiếp tục
hoàn thiện các quy định về xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự là
điều cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ở các mức độ
khác nhau đã được một số nhà khoa học, luật gia quan tâm, nghiên cứu và
được đề cập trong các công trình, trong các tạp chí, trong một số sách chuyên
khảo và giáo trình.
Trong các công trình, tạp chí, sách chuyên khảo và giáo trình này
bước đầu phân tích và làm rõ những vấn đề xung quanh chế định xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra
mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về các quy phạm của chế định này
trong hệ thống Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chúng ta có thể kể đến như:
Các công trình mang tính đại cương: Giáo trình Luật tố tụng hình sự,
của Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2009; Giáo trình Luật
tố tụng hình sự Việt Nam, của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, của Võ Khánh Vinh 2009;…
Các công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, liên quan trực tiếp
về Phúc thẩm trong tố tụng hình sự: Luận văn thạc sĩ luật học như "Thủ tục
xét xử phúc thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Gia
Cương năm 1998; "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam" của Phan Thị
Thanh Mai, 1998; Luận án tiến sĩ "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự" của
Nguyễn Đức Mai;…
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phúc thẩm
trong Tố tụng hình sự: "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
về xét xử phúc thẩm" của Nguyễn Đức Mai, 2002; Tạp chí Tòa án nhân dân; Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân liên quan về giai đoạn Xét xử phúc thẩm;
Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự của Học viện Tư pháp, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu được nghiên cứu trước khi Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003 ban hành, chưa thực sự toàn diện và đầy đủ về xét xử
phúc thẩm trong tố tụng hình sự theo đúng tinh thần cải cách tư pháp hiện
nay.
Tất cả những luận điểm trên là lý do để tác giả lựa chọn "Xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự" làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ một cách có hệ thống
về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và việc áp dụng chế định này trong
thực tiễn cũng như xác định những bất cập và nguyên nhân của nó nhằm đề
xuất kiến giải pháp hoàn thiện và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng chế định này trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của xét xử phúc
thẩm: Bản chất của phúc thẩm, thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và thủ
tục xét xử phúc thẩm…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của xét xử phúc thẩm: bản chất của phúc thẩm, thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm. Khái quát lịch sử phát triển của chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm. Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của ngành Tòa án Hà Nội. Phân tích những tồn tại trong các quy định của chế định này và xác định nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Đưa ra kiến nghị, giải pháp để khắc phục và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", công cuộc cải cách tư pháp
đã được tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, đạt được nhiều kết
quả. Nhận thức về công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực,
chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát
triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp
với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính.
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một chế định quan trọng được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Việc nghiên cứu, làm rõ những
vấn đề xung quanh chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là quan trọng và
cần thiết. Đây là một công việc rất có ích về mặt lâu dài vì nó đóng vai trò căn
bản giúp cho các nhà lập pháp mỗi khi xây dựng hay sửa đổi nhằm hoàn thiện
luật, sẽ đưa ra những quyết định thực sự phù hợp và thiết thực đến quyền lợi
của nhà nước và của nhân dân, đó cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu
của chúng ta vào tiến trình đi đến một Nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh và phát
triển; đồng thời cũng giúp cho các nhà áp dụng pháp luật có tính thực thi cao.
Chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự chính là sự thể hiện nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc
xác định sự thật của vụ án. Sự tồn tại của chế định này là cơ sở cho những
người làm công tác pháp luật đưa ra một quyết định đúng đắn, đó là một bản
án công minh, đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Đồng thời, chế định
xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong luật hình sự góp phần đảm bảo cho việc
thực hiện các nguyên tắc của luật hình sự một cách toàn diện.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, nhà làm luật nước ta đã
chính thức ghi nhận chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự bằng việc quy
định tại Phần thứ tư, Chương 23 (từ Điều 230 đến Điều 254) của Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003. Vì vậy, việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác
các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, thêm vào đó sẽ góp phần hoàn
chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Tác giả cho rằng nghiên cứu chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
là vấn đề đặc biệt cần thiết.
Về mặt lập pháp: Những quy định về xét xử phúc thẩm đã được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Bên
cạnh đó, cũng đã có các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị quyết
05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thị hành một số quy định trong Phần thứ tư "Xét xử
phúc thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) nhưng cũng chưa đầy đủ.
Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có quy định cụ thể cũng như văn bản
hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng thực
tiễn áp dụng các quy định về xét xử phúc thẩm còn nhiều vướng mắc. Trong
các báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Tòa án nhân dân mấy năm gần
đây, khi đề cập đến các vụ án hình sự, quyết định của Tòa án bị sửa, hủy (đại
đa số là do thiếu kỹ năng và chuyên nghiệp trong các giai đoạn chuẩn bị xét
xử, nghiên cứu hồ sơ vụ án) nên dẫn đến tình trạng hủy, sửa án, bồi thường
oan sai cho người vô tội. Như vậy, để tránh tình trạng sửa, hủy án thì Thẩm
phán phải là những người có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao.
Vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được quan tâm nghiên cứu những vẫn còn
những vấn đề chưa thống nhất, còn bỏ ngỏ và cần tiếp tục nghiên cứu tiếp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, do yêu cầu của cải cách tư pháp thì việc tiếp tục
hoàn thiện các quy định về xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự là
điều cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ở các mức độ
khác nhau đã được một số nhà khoa học, luật gia quan tâm, nghiên cứu và
được đề cập trong các công trình, trong các tạp chí, trong một số sách chuyên
khảo và giáo trình.
Trong các công trình, tạp chí, sách chuyên khảo và giáo trình này
bước đầu phân tích và làm rõ những vấn đề xung quanh chế định xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra
mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về các quy phạm của chế định này
trong hệ thống Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chúng ta có thể kể đến như:
Các công trình mang tính đại cương: Giáo trình Luật tố tụng hình sự,
của Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2009; Giáo trình Luật
tố tụng hình sự Việt Nam, của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, của Võ Khánh Vinh 2009;…
Các công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, liên quan trực tiếp
về Phúc thẩm trong tố tụng hình sự: Luận văn thạc sĩ luật học như "Thủ tục
xét xử phúc thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Gia
Cương năm 1998; "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam" của Phan Thị
Thanh Mai, 1998; Luận án tiến sĩ "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự" của
Nguyễn Đức Mai;…
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phúc thẩm
trong Tố tụng hình sự: "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
về xét xử phúc thẩm" của Nguyễn Đức Mai, 2002; Tạp chí Tòa án nhân dân; Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân liên quan về giai đoạn Xét xử phúc thẩm;
Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự của Học viện Tư pháp, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu được nghiên cứu trước khi Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003 ban hành, chưa thực sự toàn diện và đầy đủ về xét xử
phúc thẩm trong tố tụng hình sự theo đúng tinh thần cải cách tư pháp hiện
nay.
Tất cả những luận điểm trên là lý do để tác giả lựa chọn "Xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự" làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ một cách có hệ thống
về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và việc áp dụng chế định này trong
thực tiễn cũng như xác định những bất cập và nguyên nhân của nó nhằm đề
xuất kiến giải pháp hoàn thiện và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng chế định này trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của xét xử phúc
thẩm: Bản chất của phúc thẩm, thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và thủ
tục xét xử phúc thẩm…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links