c0nverse1

New Member
Trên thế giới hiện có hàng trăm ngân hàng sữa mẹ. Không những thế, trên các trang mạng xã hội hiện nay đang ngày càng phổ biến những trường hợp chia sẻ sữa mẹ cho nhau. Tuy nhiên, bạn phải làm gì nếu không thể cho con bú, không có đủ sữa hay có quá nhiều và muốn tặng nó? Bạn cần những thông tin gì để đảm bảo nguồn sữa xin cho con hay tặng cho người khác luôn đảm bảo? Xin, cho sữa mẹ - Liệu có an toàn?
Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé chính là sữa mẹ. (Ảnh: GettyImages)
Ngân hàng sữa của các bệnh viện cộng đồng
Hiện có hàng trăm ngân hàng sữa mẹ trên toàn cầu. Brazil có đến 212 ngân hàng, ở Úc chỉ có 5, ở Mỹ cũng hình thành nhiều ngân hàng sữa mẹ cho cộng đồng. Tại Việt Nam, hiện các bệnh viện nhi lớn trong nước đều có nhu cầu nhận sữa mẹ để dùng cho những trẻ sơ sinh thiếu sữa mẹ hay trẻ bị bệnh hiểm nghèo.

Và cũng như ngân hàng máu, tất cả các ngân hàng sữa mẹ đều kiểm tra điều kiện sức khỏe của những người mẹ cho sữa một cách nghiêm ngặt. Thường là những câu hỏi về sức khỏe, lối sống và làm các xét nghiệm máu cho các bệnh như HIV, viêm gan B và C. Tại ngân hàng sữa bệnh viện Mercy, Úc, sữa mẹ thu vào ngân hàng hầu hết chỉ nhận của chính các sản phụ đã sinh nở tại bệnh viện đó và người được cho sữa phải đủ điều kiện là sinh con dưới 32 tuần với cân nặng ít hơn 1,5kg. "Đó là tiêu chí ngân hàng sữa khá chuẩn vì hai lý do" bà Kerri, người quản lý ở đây, nói. "Về mặt y tế, trẻ ra đời ở độ tháng đó rất dễ bị viêm ruột hoại tử. Đây là một tình trạng bệnh nghiêm trọng phổ biến ở trẻ sinh non cần được cho ăn bằng sữa mẹ để hỗ trợ”, bà giải thích. "Một lý do khác nữa là những trẻ sinh trên 34 thì khả năng tiêu thụ một khối lượng sữa nhiều hơn mà hầu hết các ngân hàng sữa đều không đủ để đáp ứng."

"Nhiều người mẹ cảm giác thất vọng khi họ không có sữa cho nhu cầu của con mình, nhưng khi có sự tài trợ của ngân hàng sữa mẹ, những người mẹ này cảm giác bớt áp lực vì thế họ lại có thể tập trung vào tập cho con bú để chờ sữa về. Họ cảm giác rất biết ơn những người đã cho sữa”, bà Kerri cho biết thêm.

Cộng đồng chia sẻ
sữa trực tuyến

Xin, cho sữa mẹ - Liệu có an toàn?
Sữa mẹ dư được người mẹ vắt ra, trữ vào túi chuyên dụng và ghi ngày tháng để biết hạn sử dụng. Ảnh: Internet Từ rất lâu, mạng lưới chia sẻ sữa trực tuyến giữa các bà mẹ đã hình thành. Trong đó nổi tiếng nhất là blog của nữ diễn viên Alicia Silverstone. Cô bắt đầu kêu gọi việc này khi một người bạn vẫn tìm mọi cách để được cho con bú sữa mẹ sau khi phẫu thuật bị phẫu thuật cắt bỏ vú. "Không có lý do nào để ngăn cản những người mẹ mang đến cho em bé của họ một sự khởi đầu tuyệt vời nhất trong cuộc sống bằng dòng sữa mẹ sạch sẽ, nhiều dưỡng chất", blog này viết. "Chúng tui sẽ hỗ trợ những người mẹ và trẻ sơ sinh của họ khi họ cần một bàn tay trong một trong những thời điểm quan trọng nhất trong cuộc sống của họ”.

Có rất nhiều lý do để gia đình đi xin sữa mẹ, sữa mẹ không đủ, mẹ bị mất sữa, trở ngại khi cho con bú, nhận con nuôi hay thuê sinh đẻ, mẹ bị bệnh, hoặc, thật đáng tiếc là cái chết đột ngột của mẹ... Nhưng lo ngại lớn nhất của việc chia sẻ sữa trực tuyến là nguy cơ lây bệnh cho trẻ sơ sinh. "Hầu hết những người cho và nhận sữa trên các mạng xã hội tìm hiểu nhau thông qua những thông tin sơ sài về nhau, sự tham gia cùng nhau nên đã tạo ra mối quan hệ giữa họ, từ đó họ cảm giác tin tưởng. Tuy nhiên, sự tin cậy này không đủ để bảo đảm rằng nguồn sữa cho bé là an toàn.

Người cho sữa nên trưng ra những giấy tờ xét nghiệm máu cho thấy sức khỏe mình tốt. Người xin sữa cũng cần mạnh dạn, đòi hỏi được xem những kết quả xét nghiệm đó. Đó là điều kiện tối thiểu. Ngoài ra, người xin sữa cũng cần lưu tâm đến việc người cho sữa đã bảo quản sữa như thế nào? Hạn sử dụng, môi trường bảo quản sữa có an toàn theo đúng các khuyến cáo của ngành y tế hay không… Thậm chí, người xin sữa cũng cần đến thăm nhà và mục sở thị quá trình bảo quản sữa của người cho.

"Nói chung, nếu một người phụ nữ khỏe mạnh cho con bú sữa trực tiếp từ vú mình thì không có gì đáng lo lắng. Nhưng, ngỏ ý tặng, lưu trữ và tặng sữa đến tay người mẹ cần thì thực sự cần có thời gian và công sức, và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hầu hết sữa mẹ được chia sẻ trong một mạng xã hội trực tuyến rộng rãi đa dạng đều dựa vào cái tâm của người cho, tình yêu và niềm tin rằng tất cả trẻ em đều được xứng đáng được bú sữa mẹ.", quản lý của một mạng lưới sữa mẹ trực tuyến cho biết.

Cho bú nhờ

Xin, cho sữa mẹ - Liệu có an toàn?
Nhiều bà mẹ rất vui khi được giúp đỡ một người bạn hay người thân khi họ có dư điều kiện. (Ảnh: GettyImages) Đây là một hình thức khá phổ biến từ thời xa xưa khi vì một lý do nào đó mà mẹ không thể cho con bú, trong khi trong gia đình, anh chị em họ hay thậm chí hàng xóm của người mẹ có người đang dư sữa cho con bú. Nhiều bà mẹ rất vui khi được giúp đỡ một người bạn hay người thân khi họ có dư điều kiện. Với trường hợp này, hầu hết người cho và nhận đều biết rõ về nhau nên mức độ an tâm rất cao. Vì thế, nếu thiếu sữa cho con mà một người thân quen nào đó của bạn đang cho con bú và có dư sữa, bạn có thể áp dụng cách này.

Theo Th.s BS chuyên khoa II Vũ Ngọc Khanh (Khoa phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): “Việc lấy sữa của bà mẹ có sữa thừa cho con mình bú là điều không nên. Vì bản thân bà mẹ muốn xin sữa đó cũng không kiểm soát được và cũng không biết được hết những bệnh tật của bà mẹ cho sữa đang mang trong người. Hơn nữa, khi xin sữa của người khác cho con, nếu không hiểu rõ về sức khỏe hay trong người cho sữa có bệnh gì thì rất đáng lo. Bởi qua sữa có thể truyền bệnh HIV, viêm gan B, cảm cúm… vì quá trình vắt, hút sữa có thể làm đầu vú nứt, chảy máu, mầm bệnh theo đó vào sữa và lây nhiễm sang trẻ được cho sữa…”
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top