ice_heart97

New Member
Download Đề tài Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển

Download Đề tài Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển miễn phí





MỤC LỤC
-----  -----
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Tổng quan về FDI 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm 5
1.1.1 Khái niệm và bản chất 5
1.1.2 Đặc điểm 6
1.2 Phân loại FDI . 7
1.3 Các nhân tố thúc đẩy FDI 9
1.4 Tác động của dòng vốn FDI đến các nước tiếp nhận 9
2.Xu hướng và tác động của FDI đến các nước đang phát triển 11
2.1 Xu hướng của dòng vốn FDI 11
2.1.1 Xu hướng hiện nay 11
2.1.2 Xu hướng theo lĩnh vực và ngành công nghiệp 14
2.1.3 Xu hướng FDI theo hình thức đầu tư 15
2.1.4 Xu hương FDI theo thành phần 16
2.1.5 Xu hướng FDI theo các loại nhà tài trợ 17
2.2 Tác động của FDI đến các nước tiếp nhận 17
2.2.1 Tác động tích cực 17
2.2.2 Tác động tiêu cực 19
3.Tổng quan về FDI ở Việt Nam 22
3.1 Một số đặc điểm FDI ở Việt Nam 25
3.2 Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam 28
3.3 Bất cập FDI ở Việt Nam 30
3.4 Nguyên nhân 34
4.Giải pháp 42
4.1 Xây dựng một môi trường chính sách, pháp luật đầu tư hấp dẫn 42
4.2 Phát triển khả năng hấp thụ luồng vốn FDI 43
5.Dự báo 45
 
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iên, tổng giá trị của dự án đầu tư mới cao hơn so với các thương vụ M&As xuyên biên giới từ sau khủng hoảng. Các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi có xu hướng thích các dự án đầu tư mới hơn. Hơn 2/3 tổng giá trị các dự án đầu tư mới là vào các nền kinh tế này, trong khi chỉ có 25% dự án M&As. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư từ các nền kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường M&As xuyên biên giới, khi mà trước đây chủ yếu từ các nước phát triển.
Trong suốt 5 tháng đầu năm 2011, cả dự án đầu tư mới và dự án M&As đăng kí đều tăng. Các thương vụ M&As tăng 58%, mặc dù ở mức tương đối thấp so với cùng kì năm 2010. Những công ty dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguồn lực tài chính mạnh, chủ yếu ở các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi thực hiện một số vụ mua bán lớn trong khu vực.
Xu hướng FDI theo thành phần
Giữa các thành phần của FDI, đầu tư vốn chủ sở hữu là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất tới các chiến lược đầu tư dài hạn xuyên biên giới (so với thu nhập tái đầu tư và các khoản vay nội bộ công ty). Các khoản vay trong nội bộ công ty bị từ chối, như công ty mẹ rút vốn hay rút các khoản vay từ chi nhánh của họ, đặc biệt là những nước phát triển sở tại, nhằm lấy lại sự cân bằng. Điều này đặc biệt đúng ở châu Âu, các công ty đa quốc gia phải đối mặt với nỗi sợ hãi đối với khoản vấn đề nợ công, vốn đang lan truyền ngày càng nhanh trong các nước khối EU.
Xu hướng FDI theo các nhà tài trợ
Đầu tư tài trợ tư nhân bắt đầu phục hồi trong năm 2010 và hướng đến các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi. Xu hướng tích cực này được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư tài trợ tư nhân từ các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi, 31% FDI từ các công ty cổ phần tư nhân, tương ứng 38 tỷ USD, hướng về các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong năm 2010, tăng từ 26% trong năm 2009. Điều này tăng phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của đầu tư tư nhân trong các thương vụ M&As xuyên biên giới.Tuy nhiên, số vốn đầu tư tư nhân hiện nay vẫn chỉ hơn 70% so với đỉnh điểm năm 2007.
2.2 Tác động của FDI đến các nước tiếp nhận
Nguồn vốn FDI vào một nước thường gắn với hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia. Nguồn vốn này thường là đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy thường sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Theo hướng trên có nhiều quan điểm cho rằng FDI gây ra các tác động tiêu cực cho quốc gia tiếp nhận đầu tư như ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên, cũng không thể không thừa nhận rằng nguồn vốn này đã giúp thúc đẩy chuyển giao các nguồn lực (công nghệ, lao động, trình độ quản lý,…), tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa trong nước từ đó làm tăng xuất khẩu và tác động tích cực đến cán cân thương mại của quốc gia tiếp nhận đầu tư khi mà nội lực của các quốc gia này chưa đủ mạnh. Ngoài ra, sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn trong nước khiến nhà nước tập trung vào đầu tư và chú ý đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.
Tác động tích cực
2.2.1.1 Tác động chuyển giao nguồn lực
Đối với các nước đang phát triển, có thể nói FDI là kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả hơn cả. Chi phí cho việc nghiên cứu và phát minh ra công nghệ mới là rất lớn, không phải bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Nhưng đối với các công ty đa quốc gia, đây là thế mạnh của họ. Các công ty này thực hiện phần lớn hoạt động R&D tạo ra và sở hữu cũng như kiểm soát công nghệ tiên tiến trên thế giới, và thông qua hoạt động đầu tư FDI chuyển giao những công công nghệ này vào các nước. Hiện nay, khoảng hơn 80% lượng FDI toàn cầu phần lớn xuất phát từ các quốc gia chiếm lĩnh hoạt động R&D vì không phải quốc gia nào cũng có đủ năng lực để đầu tư đầy đủ vào hoạt động R&D. Top 10 nước đứng đầu về R&D trong năm 2011 bao gồm: Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ, Phần Lan, Anh, Na Uy, Ireland, Singapore, Icaland, Canada.
FDI sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư cho dù các công ty đa quốc gia nắm quyền sở hữu công nghệ đó. Thông qua quá trình liên doanh hợp tác giữa công ty địa phương với nước ngoài, có thể diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ và các công ty địa phương sẽ bắt chước công nghệ đó để phát triển. Bên cạnh đó, các công ty trong nước có quan hệ cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, gia công… cho những công ty trên sẽ có cơ hội tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực, thúc đẩy sản xuất, tăng xuất khẩu.
FDI góp phần tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cho lao động trong nước. Mục đích của các FDI là khai thác nguồn lực để giảm chi phí, do đó sẽ thuê mướn chủ yếu là lao động địa phương, từ đó tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho một bộ phận cư dân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, lao động sẽ được đào tạo kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và quản lý của các công ty FDI. Điều này giúp tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao không những phục vụ cho công ty FDI ở hiện tại mà còn có thể phục vụ cho các công ty địa phương trong tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các nước đang phát triển có đủ năng lực hấp thụ để đón nhận chuyển giao công nghệ hay không. Năng lực hấp thụ của một quốc gia như: vốn con người, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống tài chính có đủ mạnh để giúp cho những dự án đầu tư FDI được thực hiện và giải ngân đúng tiến trình nhằm đưa dự án sớm vào hoạt động mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Song, hầu hết các nước đang phát triển không hội đủ những yếu tố trên nên thường đưa ra nững chính sách ưu đãi để hấp dẫn nhà đầu tư FDI cũng như ban hành và hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài để hạn chế rủi ro đầu tư.
2.2.1.2 Tác động của FDI đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai
FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước. Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn... nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của hầu hết các nước đang phát triển rất yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủng loại hàng hóa phong phú, từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp.  
FDI giúp cải thiện cán cân thanh toán. Không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, các công ty FDI ngày càn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
N Các kiến nghị và giải pháp hướng tới công tác tạo động lực từ hệ thống trả công cho người lao động tại xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì Luận văn Kinh tế 0
P Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu chi của bhxh tỉnh Yên Bái Luận văn Kinh tế 0
E Các kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2001- 2002- 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2004 của Phòng Đăng ký – Thống kê Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán Lao động - Tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trung tâm phát triển hướng nghiệp cộng đồng Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 1 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top