hoalanhe2005
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính
*Theo nội dung trên thì TAND thành phố N.T đã nhận đơn và thụ lý vụ án, như vậy có nghĩa là TAND thành phố N.T đã xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ( 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án) phải ra một trong những quyết định sau đây:
+ Đưa vụ án ra xét xử
+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-tieu_luan_xu_ly_nhu_the_nao_doi_voi_quyet_dinh_gia.7uTJJVVVyy.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56542/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
số 02/QĐPT với nội dung : “ Huỷ Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính số 01 ngày 15/01/2001 của Tòa án nhân dân thành phố N.T đối với vụ án hành chính “ Khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai” . Giao hồ sơ vụ án nói trên cho TAND thành phố N.T thụ lý, giải quyết lại theo thủ tục chung. Quyết định này là chung thẩm có hiệu lực thi hành”.Ngày 05/3/2001, TAND tỉnh K.H đã có công văn số 19/TA về việc : “ trả lời đơn” cho bà Nguyễn Thị Kim Khánh có nội dung : “ TAND tỉnh K.H nhận được đơn khiếu nại Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H. Qua nghiên cứu, TAND tỉnh K.H nhận thấy : Việc bà khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án vì đây là quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Căn cứ khoản 8 điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung) . TAND tỉnh K.H trả lời đơn cho bà”.
PHẦN THỨ HAI
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở Hiếp pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiếp pháp, pháp luật. Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp nhu cầu, nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn, khả năng quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định hành chính, các cơ quan hành chính Nhà nước phải bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.
* Tính hợp pháp của quyết định hành chính phải bảo đảm 4 yếu tố :
- Phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.
- Tất cả các quyết định quản lý hành chính Nhà nước phải ban hành đúng thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
- Quyết định hành chính đều phải bảo đảm lý do sát thực, xuất phát từ pháp luật Nhà nước, đường lối chủ trương của Đảng, từ ý nguyện của nhân dân.
- Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.
* Tính hợp lý của quyết định hành chính : Quyết định hành chính hợp lý mới có khả năng thực thi cao. Quyết định hành chính chỉ hợp lý khi nó hợp pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lý do hợp lý, phù hợp với nhu cầu địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của quyết định. Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải bảo đảm tính hài hoà các mặt lợi ích của Nhà nước, tập thể cộng đồng và lợi ích cá nhân người lao động.
- Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện.
- Quyết định hành chính phải bảo đảm tính hệ thống, tính toàn diện.
- Quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy đã đề ra.
Với những nội dung nêu trên, mục tiêu xử lý tình huống này là xác định xem việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của TAND thành phố N.T như đã nêu ở trên có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Và việc Tòa án đang thụ lý vụ kiện hành chính mà Uỷ ban nhân dân tỉnh lại ra quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền thì xử lý như thế nào?
PHẦN THỨ BA
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
* Việc thứ nhất : Về Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính của Tòa án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không ?
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định “đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm...” Vậy quyết định chuyển hồ sơ vụ án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không?
Tại Điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định rõ: “ Nếu có nhiều người, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại tiếp theo. Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngay sau khi phát hiện việc giải quyết không thuộc thẩm quyền của mình”.
ở vụ việc trên, quyết định của UBND thành phố N.T có liên quan đến hai người là ông Ngữ và bà Khánh. Trong mọi trường hợp, sau khi nhận được đơn khởi kiện án hành chính, Tòa án cần có văn bản gửi đến UBND tỉnh K.H là cơ quan cấp trên trực tiếp của UBND thành phố N.T, nơi đã ra Quyết định hành chính 2468/QĐ-UB, yêu cầu cho Tòa biết bằng văn bản có người nào trong số những người có liên quan khiếu nại lên UBND tỉnh K.H không? Nếu có người khiếu nại, Tòa án trả lại đơn kiện cho người khởi kiện hay chuyển đơn kiện cho UBND tỉnh K.H là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và thông báo cho người khởi kiện biết. Trong trường hợp đã xác định rõ không có người nào khiếu nại, thì Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
Trên thực tế TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ kiện hành chính của bà Khánh. Theo nội dung công văn số 3268 ngày 17/12/1999, UBND tỉnh K.H gửi cho UBND thành phố N.T nói rõ : “ UBND tỉnh không nhận được đơn khiếu nại của bà Khánh, ông Ngữ chỉ yêu cầu thi hành quyết định chứ không khiếu nại quyết định này” . Như vậy bà Khánh, ông Ngữ đâu có khiếu kiện nhầm về thẩm quyền để áp dụng điều luật nêu trên?
Việc TAND thành phố N.T cho rằng có hai bên đương sự cùng khiếu kiện Quyết định 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh K.H và vận dụng điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.
Hiện nay có hai ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau trong việc giải quyết vụ khiếu kiện quyết định hành chính này, như sau :
* ý kiến thứ nhất cho rằng, căn cứ Điều 55 Pháp lệnh quy định : “ Đương sự hay người thay mặt của đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hay trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm”. Do đó, quyết định chuyển hồ sơ vụ án không thuộc đối tượng để kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực thi hành ngay. Đây chính là quan điểm của TAND thành phố N.T, nên sau khi ban hành quyết định chuyển vụ án, Toà án đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến UBND tỉnh giải quyết?. Vì thế đương sự không được thực hiện quyền kháng cáo.
* ý kiến thứ hai cho rằng, quyết địn...