Download miễn phí Luận văn Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010





Giáo dục phổ thông là nền tảng của hệ thống giáo dục, hướng dẫn, giáo dục các em có một phương pháp, tư duy học tập khoa học, chủ động, sáng tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp thu kiến thức được truyền đạt.

Phương pháp dạy và học trong hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng học vẹt, đọc thuộc lòng, tập nhắc lại và làm bài tập không giúp các em hình thành một cách học tư duy, chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, nó kìm hãm, làm thui chột khả năng sáng tạo, năng lực sẵn có của mỗi học sinh.

Do đó việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước là rất quan trọng nhằm khơi dậy tiềm năng trong mỗi học sinh, hình thành một tư duy phân tích sáng tạo, tổng hợp, thích nghi với những biến đổi của cuộc sống. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng đó, để phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2006-2010 thì việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông là một giải pháp cần thiết. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông như:

+ Giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học và THCS.

+ Cung cấp kịp thời và đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt quan tâm đến các vùng sâu, vùng khó khăn và có các biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Số lớp học phổ thông
Đơn vị: lớp
Tiểu học
THCS
THPT
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2001-2002
2002-2003
2003-2004
Cả nước
315070
308807
299418
153700
161329
165650
48684
52131
55784
ĐBS Hồng
51381
49242
47442
34690
35051
35082
11921
12438
12959
Đông Bắc
48410
47480
45810
21322
22977
23023
5763
6348
7011
Tây Bắc
15218
14961
15037
5187
5386
5722
992
1204
1349
Bắc Trung Bộ
46631
44996
41863
25022
26232
26795
7344
7999
8737
DHNTrungBộ
27034
26326
25514
13025
13916
14542
4513
4640
4889
Tây Nguyên
22527
22722
22763
8628
9365
10202
2476
2766
3146
Đông Nam Bộ
29599
39444
39372
19208
20358
21114
7198
7582
7998
ĐBSCửu Long
64270
63636
61617
26618
28044
29170
8324
9004
9684
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003
Qua bảng trên cho thấy số lớp học bậc học tiểu học giảm qua các năm học, số lớp học bậc học THCS và THPT đều tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng số lớp học THPT nhanh hơn tốc độ tăng lớp học THCS. Năm học 2003-2004 số lớp học THPT tăng 7.100 lớp so với năm học 2001-2002, tương ứng 2,9%/năm, số lớp học THCS tăng là 11.950 lớp, trung bình khoảng 1,6%/năm, số lớp tiểu học giảm 15.652 lớp tương ứng giảm khoảng 1%/năm. Nguyên nhân do quy mô học sinh tiểu học giảm, quy mô học sinh THCS và THPT tăng qua các năm, nhu cầu tăng dẫn đến số lớp tăng để đáp ứng nhu cầu học tập.
Trong bậc học tiểu học, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số lớp nhiều nhất là 61.617, nhưng trong bậc học THCS và THPT vùng Đồng bằng sông Hồng lại có số lớp nhiều nhất tương ứng là 35.082 lớp và 12.959 lớp. Đáng chú ý trong đó tốc độ tăng số lớp của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nhanh hơn các vùng khác, năm học 2003-2004 số lớp THPT của vùng Tây Bắc tăng 357 lớp so với năm học 2001-2002, trung bình khoảng 7,2%/năm cao hơn tốc độ trung bình cả nước, vùng Tây Nguyên số lớp THCS tăng 670 lớp, tốc độ tăng trung bình khoảng 5,4%/năm. Các vùng khác mức tăng ổn định hơn do đã đi vào ổn định.
Từ bảng số liệu trên và quy mô học sinh thực tế sẽ xác định mức độ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh thông qua việc đánh giá chỉ tiêu số học sinh/ lớp học của các cấp học qua bảng sau:
Bảng 13: Số học sinh/lớp học của các cấp học
Đơn vị: học sinh/lớp
Tiểu học
THCS
THPT
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2001-2002
2002-2003
2003-2004
Cả nước
29,6
28,5
27,9
40,7
40,7
39,7
47,9
47,1
46,4
ĐBS Hồng
32,5
31,6
31,2
41,5
41,5
40,6
51,2
50,2
49,3
Đông Bắc
23,9
22,6
21,5
37,6
37,6
36
47,5
46,6
45,9
Tây Bắc
22,2
21,3
21,2
33,7
33,7
34,2
45,6
42,6
46,6
Bắc Trung Bộ
29,7
28,4
28,1
41
41
39,8
50,6
49
47,7
DHNTrung Bộ
31,6
30,9
30,2
41,3
41,3
41,6
47,4
46,4
47,4
Tây Nguyên
30,4
29,5
28,9
40,6
40,6
39,4
44,7
43,4
45,1
Đông Nam Bộ
44,6
32,5
31,8
43,3
43,3
41,7
46,8
45,6
45,4
ĐBSCửu Long
29,6
28,6
27,6
41
41
40
43,8
44,8
42,1
Nguồn: Tổng hợp các tài liệu
Nhìn chung so với chuẩn về số học sinh/lớp học theo văn bản 7977/TT_TB ngày 7/12/1993 chuẩn số học sinh/lớp học của bậc tiểu học thấp hơn chuẩn nhiều nhất 27,9 (chuẩn là 35), còn bậc học THCS và THPT đều gần đến chuẩn trong đó THCS là 39,7 (chuẩn là 40), THPT là 46,4 (chuẩn là 47). Chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong thời gian qua ở cả 3 cấp tiểu học, THCS và THPT, cụ thể tiểu học từ 29,6 xuống 27,9; THCS từ 40,7 (năm học 2001-2002) xuống 39,7 (năm học 2003-2004) còn THPT giảm từ 47,9 (năm học 2001-2002) xuống 46,4 vào năm học 2003-2004.
Nguyên nhân chủ yếu do số lượng học sinh THCS và THPT tăng chậm hơn tốc độ tăng số lớp học, còn bậc tiểu học mặc dù quy mô học sinh giảm nhưng số lớp học cũng giảm theo với tốc độ giảm nhanh hơn làm cho chỉ tiêu này giảm. Chỉ tiêu này giảm sẽ tạo điều kiện cho giáo viên quan tâm tới học sinh nhiều hơn, tạo thuận lợi cho giảng dạy, chất lượng sẽ được nâng cao hơn.
Về bậc học tiểu học: tất cả các vùng đều thấp hơn so với chuẩn, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ là 31,8 học sinh/lớp học, vùng Đông Bắc, Tây Bắc là vùng cao nên chỉ tiêu về chuẩn chỉ là 25 học sinh/lớp học. Qua 3 năm học hầu hết các vùng đều có số học sinh/lớp học giảm dần.
Về giáo dục THCS: hầu hết các vùng đều đạt chuẩn, cũng như bậc học tiểu học, số học sinh/lớp học cũng giảm dần qua các năm học. Đặc biệt, nếu tính theo chuẩn cho các vùng khác nhau thì Tây Bắc, Đông Bắc vượt chuẩn cho vùng cao tương ứng là 34,2 và 39,8 (chuẩn là 30).
Về giáo dục THPT: Các vùng hầu hết đều đạt gần đến chuẩn, tuy nhiên chỉ tiêu này biến động khác nhau qua các năm ở các vùng khác nhau, hầu hết các vùng giảm dần, một số vùng biến động đôi chút như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long
2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông:
* Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp:
Chỉ tiêu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp cho biết số học sinh thi đỗ kỳ thi hết cấp của một cấp học trong tổng số học sinh dự thi vào cuối năm học. Nó phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông, cho biết khả năng hoàn thành một bậc học nhất định của học sinh là bao nhiêu.
Bảng 8: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp
Đơn vị: %
Tiểu học
THCS
THPT
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Cả nước
99,26
99,42
99,58
95,24
96,88
96,25
93,32
89,84
92,13
Đb sông Hồng
99,87
99,80
99,92
98,49
99,33
99,27
97,95
97,34
97,82
Đông Bắc
99,58
99,57
99,79
96,03
96,43
98,01
95,66
92,31
94,13
Tây Bắc
98,78
99,05
98,88
94,27
96,84
97,27
93,85
90,83
94,78
Bắc Trung Bộ
99,29
99,30
99,33
95,26
95,14
93,11
98,13
95,78
95,40
DhNTrung Bộ
99,73
99,62
99,79
91,62
96,37
94,99
90,22
84,03
89,85
Tây Nguyên
98,56
98,40
98,66
89,99
94,43
91,89
87,70
77,82
82,01
Đông Nam Bộ
98,85
99,56
99,68
94,05
96,83
96,97
89,02
85,96
89,14
ĐbS Cửu Long
98,72
99,21
99,60
93,52
96,10
95,05
85,16
77,81
83,88
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông là rất cao, rất khả quan. Tính trong cả nước tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đều trên 90%, cao nhất là ở bậc tiểu học, qua các năm đều đạt trên 99%, bậc THCS đạt khoảng 96% và thấp nhất là bậc THPT với tỷ lệ khoảng 90%. Tỷ lệ tốt nghiệp trong cả nước ở bậc tiểu học và THCS tương đối ổn định qua các năm, chỉ có bậc học THPT là biến động đôi chút (giảm xuống 89,84% vào năm học 2001-2002 nhưng đã tăng trở lại lên 92,13% vào năm học sau). Điều này thể hiện thành quả của việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 2000 và công tác đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS được thực hiện trong giai đoạn 2001-2005.
Về giáo dục tiểu học: Nhìn chung các vùng đều duy trì và củng cố được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã đạt được từ năm 2000. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học đều giữ ở mức ổn định khoảng 99% qua các năm, giữa các vùng không có sự chênh lệch nhau.
Về giáo dục THCS: đại bộ phận các vùng tỷ lệ tốt nghiệp THCS đều đạt trên 90% và đều tăng qua các năm học chứng tỏ sự chỉ đạo điều hành tốt của Ban chỉ đạo quốc gia phổ cập THCS và sự nỗ lực cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn của các vùng để đẩy mạnh công tác phổ cập THCS. Tuy nhiên giữa các vùng cũng có sự...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Một số vấn đề còn tồn tại và một số kiến nghị về chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình Luận văn Kinh tế 0
D Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng, các đề xuất, kiến nghị của nhóm Luận văn Kinh tế 0
C Kiến thức thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường (nghiên cứu trường hợp 3 xã huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) Văn hóa, Xã hội 0
B Vấn đề tiến tới tự do hóa lãi suất và đề xuất kiến nghị về định hướng tự do hoá lãi suất Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định Luận văn Kinh tế 4
C ý kiến về căn cứ và giải pháp cho quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH NN một thành viên dệt 19/5 Hà nội Luận văn Kinh tế 0
P kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch 1 - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây Tài liệu chưa phân loại 0
N Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top