thailinh_se7en

New Member
Download Tiểu luận miễn phí



“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một cuộc vận động lớn về đạo đức, với mục đích là nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; hình thành, phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam XHCN có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ. Như vậy, nội dung cốt lõi của cuộc vận động là giáo dục và rèn luyện cho cán bộ, đảng viên và cho mọi thành viên trong xã hội là đạo đức cách mạng, đạo đức của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

NỘI DUNG
Từ chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, “văn hoá không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị”, “văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”, “dân tộc Việt Nam phải trở thành một dân tộc thông thái”, và “xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội văn hoá cao”...do đó, chúng ta cần tiếp tục nhận thức ý thức sâu xa vai trò của khoa học trong xây dựng văn hoá để phát triển xã hội. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo đó phải rất chú trọng giáo dục nhận thức, nâng cao trình độ tư tưởng, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho toàn Đảng, toàn dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người chứa đựng trong đó sức mạnh của trí tuệ, động cơ và mục đích cao thượng của hoạt động sống và tranh đấu của Người, tình yêu thương vô hạn và không bao giờ thay đổi của người đối với đồng bào dân tộc mình và nhân dân các dân tộc trên toàn thế giới. Đó là ngọn nguồn mãnh liệt và bền bì dẫn tới nghị lực phi thường, tình cảm trong sáng, chân thành của người. Nó thấm đượm chất nhân văn vị tha và khoan dung, biểu hiện một tâm hồn tinh tế và phong phú, lộng gió thời đại. Lối sống giản dị, tự nhiên của Hồ Chí Minh được tạo nên từ những giá trị đó, là sự kết tinh và thể hiện một bản lĩnh văn hoá. Đạo đức và đời sống đạo đức của Hồ Chí Minh đã đạt tới sự mẫu mực của văn hoá đạo đức, hài hoà Chân -Thiện - Mỹ, ở đó quyện chặt truyền thống, bản sắc dân tộc với tinh hoa văn hoá thế giới và tinh thần thời đại.
Vì vậy, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được nhìn nhận là một quá trình công phu giáo dục và thực hành văn hoá đạo đức đối với từng người, từng tổ chức và cả cộng đồng. Mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải đi đầu và làm gương mẫu trong công cuộc vận động đó.
Nói và làm phải đi đôi với nhau, đã nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, cái chủ yếu là hành động, cái gì tốt cho dân, có lợi cho dân, cho nước, cái đó là chân lý. Phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý một cách cao cả nhất. Làm “công bộc” trung thành tận tuỵ của dân là thực hành một lẽ sống cao thượng nhất. Cái gì có lợi cho dân thì quyết làm cho bằng được, cái gì có hại tới dân thì quyết tránh cho bằng được. Cái nên làm thì không đợi ai thúc giục, cái phải tránh thì không đợi ai nhắc nhở. Tính tự giác đó trở thành lý trí sáng suốt và hành động tự giác đó phải trở thành một nhu cầu thường trực, thôi thúc từ nội tâm. Đó là sự gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau từ ý thức đạo đức tới hành vi đạo đức, mà niềm tin và tình cảm là những động lực quan trọng của đời sống đạo đức.
Đó là những chỉ dẫn rất quý báu của Hồ Chí Minh đối với chúng ta. Sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, sự nhất quán giữa nói và làm là thước đo quan trọng nhất của tính trung thực đạo đức, của sự trưởng thành đạo đức và nhân cách ở mỗi con người. Đó cũng chính là thước đo văn hoá mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh coi như triết lý nhân sinh và hành động - ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính tâm.
Cuộc vận động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư theo gương sáng Hồ Chí Minh. Nhận thức đúng là cơ sở của hành động tích cực, tự giác và sáng tạo. Hành động phải thiết thực, cụ thể ,hữu ích, chống hình thức, phù phiếm, khoa trương, phải hướng đích vào kết quả, hiệu quả. Mỗi cá nhân, tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể trong hệ thống chính trị cần đạt tới qua cuộc vận động này là, phát huy tác dụng thúc đẩy của những tấm gương “người tốt, việc tốt”, làm cho cái tốt, cái tích cực và tiến bộ trở thành chủ đạo trong đời sống xã hội, đẩy lùi được cái xấu, cái tiêu cực và lạc hậu, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức mà còn về đạo đức, lối sống, thực sự xứng đáng là một đảng cách mạng chân chính, có đủ năng lực và phẩm chất của một đảng cầm quyền.
Cùng với luật pháp, Nhà nước phải được bảo đảm bởi đạo đức, trước hết là đạo đức công chức và kỷ luật công vụ trong hoạt động của bộ máy và trong hành vi của những người được dân ủy quyền, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm để Nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các tổ chức đoàn thể góp sức cùng với Đảng và Nhà nước làm lành mạnh đời sống xã hội, đẩy mạnh giáo dục truyền thống đạo đức dân tộc để chấn hưng đạo đức xã hội. Làm được như vậy chính là chúng ta thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”. Tâm nguyện này của Người còn được nói rõ trong Di chúc một cách thiết tha và cảm động, nhất là những lời căn dặn toàn Đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, thật sự trau dồi đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tình trạng nói nhiều làm ít, lời nói không đi đối với việc làm, thậm chí nói mà không làm vẫn còn trong không ít cán bộ, đảng viên, mà đại hội X của Đảng đã nghiêm khắc phê bình và phải được nhanh chóng khắc phục. Đó là đòi hỏi rất bức xúc của Đảng mà cũng là đòi hỏi của nhân dân đối với Đảng lúc này. Hơn nữa đòi hỏi đó vô cùng hệ trọng, nó liên quan đến sự sinh tồn của Đảng, sự thành bại của cách mạng, sự mất còn của chế độ.
Hồ Chí Minh suốt đời nêu gương tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng, dành không ít nỗ lực và tinh lực của đời mình vào việc giáo dục, đào tạo cán bộ, cả đức lẫn tài, mà đức là “gốc”.
Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần quan trọng nhất chính là bảo đảm đạo đức cho sự thành công của phát triển kinh tế thị trường của đổi mới hệ thống chính trị với xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân, tạo dựng một nền tảng văn hoá đủ sức vượt qua mọi thách thức, nguy cơ cả trong lẫn ngoài, để phát triển bền vững trong xu thế hiện nay. Cách tốt nhất và có ý nghĩa nhất lúc này tiếp tục làm cho tốt hơn những gì đã làm được, sửa chữa những gì làm chưa đúng, chưa tốt trước đây, khắc phục những gì đã làm sai, làm hỏng để đưa sự nghiệp cách mạng tiến tới mục tiêu cuối cùng.
Cách mạng phải biết tự bảo vệ. Một trong những nguồn sức mạnh không thể thiếu để cách mạng có thể tự bảo vệ, đó là sức mạnh của đạo đức, cốt lõi của văn hoá mà chúng ta không bao giờ được xa rời. Hơn nữa, sức mạnh của cách mạng là lòng dân, là mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Xem thêm
BÀI DỰ THI CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Ý nghĩa và mục đích của việc tổ chức cuộc họp như một nhiệm vụ của người thư ký văn phòng Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát trường từ vựng, ngữ nghĩa về quê hương và thời cuộc trong Tuyển tập Mười năm của nhà báo Phan Quang Văn học 1
T Khái quát sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Khái quát công cuộc cải cách ở Trung Lịch sử Việt Nam 0
N Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do triết học Mac thực hiện và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển khoa học Tài liệu chưa phân loại 0
B Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và ý nghĩa của nó trong công cuộc xây dựng CNXH Tài liệu chưa phân loại 0
M Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Luận văn Kinh tế 2
H Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa cuộc sống. Văn học thiếu nhi 0
T Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người? Văn học 0
T Dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống Văn học 1
N Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và ý nghĩa của nó trong công cuộc xây dựng CNXH Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top