Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” Lỗ Tấn
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Mẫu 2
Bài làm
Chữ Thuốc ở đây không phải là thuốc tây, hay nam, bắc của Y học mà chữ thuốc hiểu theo nghĩa bóng, đế chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc đương thời. Lúc bấy giờ, khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các đế quốc Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận cam chịu nhục nhã. Lỗ Tấn đã viết “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cải nhà hộp bằng sắt, không có cửa so Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tôn Trung Sơn cũng coi Trung Quốc lúc bấy giờ “là một con bệnh trầm trọng”. Do đó, rất cần một phương thuốc chữa trị. Và, vì thế, nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Thuốc.
Tên truyện ít nhất có ba nghĩa:
Thứ nhất là thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (lấy máu người đế chữa bệnh lao!), hậu quả là con bệnh chết oan uổng, cần chữa căn bệnh u mê, lạc hậu này.
Thứ hai là thuốc chữa căn bệnh gia trưởng phong kiến của người dân Trung Quốc, trên bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào? Lỗ Tấn đã yêu cầu các thế hệ trước phải biết tôn trọng các thế hệ sau, giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Trong tác phẩm Thuốc, nhà văn đã đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trị bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đúng thằng cháu làm cách mạng, mà lão cả Khang giết hại Hạ Du, đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái thứ gọi là thuốc phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc và phải đi tìm một thứ thuốc khác.
Thứ ba là thuốc chữa căn bệnh hò’ hững, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (Trong truyện Thuốc, những người cách mạng như Hạ Du là những người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết nhưng họ sống cô đon, không ai hiếu họ và không ai ủng hộ họ).
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Mẫu 2
Bài làm
Chữ Thuốc ở đây không phải là thuốc tây, hay nam, bắc của Y học mà chữ thuốc hiểu theo nghĩa bóng, đế chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc đương thời. Lúc bấy giờ, khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các đế quốc Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận cam chịu nhục nhã. Lỗ Tấn đã viết “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cải nhà hộp bằng sắt, không có cửa so Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tôn Trung Sơn cũng coi Trung Quốc lúc bấy giờ “là một con bệnh trầm trọng”. Do đó, rất cần một phương thuốc chữa trị. Và, vì thế, nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Thuốc.
Tên truyện ít nhất có ba nghĩa:
Thứ nhất là thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (lấy máu người đế chữa bệnh lao!), hậu quả là con bệnh chết oan uổng, cần chữa căn bệnh u mê, lạc hậu này.
Thứ hai là thuốc chữa căn bệnh gia trưởng phong kiến của người dân Trung Quốc, trên bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào? Lỗ Tấn đã yêu cầu các thế hệ trước phải biết tôn trọng các thế hệ sau, giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Trong tác phẩm Thuốc, nhà văn đã đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trị bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đúng thằng cháu làm cách mạng, mà lão cả Khang giết hại Hạ Du, đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái thứ gọi là thuốc phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc và phải đi tìm một thứ thuốc khác.
Thứ ba là thuốc chữa căn bệnh hò’ hững, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (Trong truyện Thuốc, những người cách mạng như Hạ Du là những người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết nhưng họ sống cô đon, không ai hiếu họ và không ai ủng hộ họ).