thien_su_vo_tinh31
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Qui trình kiểm toán chu trình mua hàng - Thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán luôn được xem là một trong những dịch vụ đòi hỏi người thực hiện phải có tính chuyên nghiệp đồng thời nó góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh có hiệu quả. Tuy dịch vụ kiểm toán đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ sau khi Việt Nam chuyển đổi kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó, ngành kiểm toán của Việt Nam liên tục phát triển cả về lý luận và thực tiễn và đã phát hiện ra nhiều gian lận làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng giúp Nhà nước củng cố lại nề nếp tài chính, đồng thời cũng tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính của đơn vị mình.
Hoạt động dịch vụ kiểm toán là nhu cầu cần thiết cho toàn xã hội vì nó cung cấp các thông tin tài chính chính xác. Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các nhà đầu tư cần thông tin trung thực để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, còn các nhà quản trị doanh nghiệp cần thông tin trung thực để chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp... Do hoạt động kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng nên việc không ngừng hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính là rất cần thiết. Trong đó, chất lượng của kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.
Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC) em đã lựa chọn đề tài “Qui trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong bài viết này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của bài viết bao gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quy kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương II: Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện.
Chương III: Hoàn thiện về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN.
1. Ý nghĩa của chu trình mua hàng và thanh toán.
Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất hay kinh doanh thương mại thì quá trình mua vào và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ của nhà cung cấp (gọi tắt là chu trình mua hàng và thanh toán) là không thể thiếu. Nó là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được cung ứng kịp thời và đầy đủ.
Chúng ta biết rằng, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận và ngược lại lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích đấy thì doanh nghiệp phải thiết kế cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Quá trình kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, các giai đoạn tiến hành kế tiếp nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh sự tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau. Chu trình mua hàng và thanh toán là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chu trình này thì kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới hoàn thành và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và kết quả tiêu thụ lại định hướng cho kế hoạch sản xuất và chu trình mua hàng và thanh toán tiếp theo.
Có thể nói, chu trình mua hàng và thanh toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán là một bộ phận không thể thiếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
2. Bản chất và chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán
2.1. Bản chất của chu trình mua hàng và thanh toán
Chu trình mua vào và thanh toán gồm các quyết định và các quá trình cần thiết để có hàng hoá, dịch vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chu trình thường được bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua của người có trách nhiệm tại bộ phận cần hàng hoá hay dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hoá hay dịch vụ nhận được.
Quá trình mua vào của hàng hoá hay dịch vụ bao gồm những khoản mục như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư, điện nước, sửa chữa và bảo trì… Chu trình này không bao gồm quá trình mua và thanh toán các dịch vụ lao động hay những sự chuyển nhượng và phân bổ của chi phí ở bên trong tổ chức. Việc mua hàng hoá, dịch vụ có thể được tiến hành theo một trong các cách sau:
cách mua hàng trực tiếp: doanh nghiệp mua hàng trực tiếp tại kho hay các phân xưởng sản xuất của người bán.
cách mua hàng theo hợp đồng: doanh nghiệp mua hàng theo hợp đồng ký kết, số hàng này chỉ thuộc phần sở hữu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thanh toán hay chấp nhận thanh toán một phần hay toàn bộ.
cách mua hàng trả góp: số tiền mua hàng hoá được trả góp từng kỳ.
2.2. Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán
Chu trình mua vào và thanh toán bao gồm 4 chức năng cơ bản sau:
Xử lý các đơn đặt hàng hoá hay dịch vụ;
Nhận hàng hoá hay dịch vụ;
Ghi nhận các khoản nợ người bán;
Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán;
2.2.1. Xử lý các đơn đặt hàng hoá và dịch vụ
Đơn đặt hàng hay yêu cầu về hàng hoá, dịch vụ là thời điểm khởi đầu của chu trình mua hàng và thanh toán và do công ty khách lập. Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng hàng hoá hay dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì phải tiến hành lập phiếu yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ. Phiếu yêu cầu này sau khi được sự phê duyệt của trưởng bộ phận thì sẽ chuyển lên cho những người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ được mua theo đúng mục đích tránh tình trạng mua quá ít hay quá nhiều hay mua các mặt hàng không cần thiết. Thông thường các công ty đề ra định mức dự trữ hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường.
Sau khi các phiếu yêu cầu đã được phê duyệt thì bộ phận mua hàng tiến hành lựa chọn nhà cung cấp và lập đơn đặt hàng - trong đó có ghi rõ hàng hoá mua, giá cả, quy cách, thời gian nhận hàng... gửi cho nhà cung cấp đã được lựa chọn. Đơn đặt hàng là một chứng từ hợp pháp và được xem như một đề nghị để mua hàng hoá và dịch vụ chính thức. Trong một số trường hợp khác, nếu người mua và người bán mới có quan hệ giao dịch hay thực hiện những giao dịch lớn và phức tạp thì đòi hỏi phải ký kết hợp đồng cung ứng hàng hoá và dịch vụ nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Mỗi công ty đều tự xây dựng cho mình các quy định về việc phê duyệt nghiệp vụ mua hàng. Do vậy, khi kiểm toán về vấn đề này kiểm toán viên phải căn cứ vào các quy định nội bộ về thẩm quyền phê duyệt đối với nghiệp vụ mua hàng áp dụng trong doanh nghiệp để đánh giá việc mua hàng có hợp lý hay không.
2.2.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ
Việc nhận hàng hoá hay dịch vụ từ nhà cung cấp là một điểm quyết định trong chu trình mua hàng và thanh toán vì đây là thời điểm để bên mua thừa nhận khoản nợ liên quan đối với bên bán trên sổ sách kế toán của mình. Khi nhận hàng hoá, dịch vụ bộ phận mua hàng của công ty sẽ tiến hành quá trình kiểm soát thích hợp về mẫu mã, chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian giao hàng và các điều kiện khác căn cứ vào đơn đặt hàng. Nếu các điều kiện trên đơn đặt hàng được thực hiện tốt thì bộ phận mua hàng sẽ ký nhận trên phiếu giao hàng của người bán và lập báo cáo nhận hàng như một bằng chứng của sự nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá. Một bản sao thường được gửi cho thủ kho và một bản khác gửi cho kế toán các khoản phải trả để thông báo. Hàng hoá phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận cho đến khi chuyển đi, nhân viên trong phòng tiếp nhận phải độc lập với thủ kho và phòng kế toán. Cuối cùng, sổ sách kế toán (kế toán vật tư và kế toán chi phí) sẽ phản ánh việc chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá được chuyển từ phòng tiếp nhận qua kho và từ kho vào quá trình sản xuất hay đưa đi tiêu thụ.
2.2.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán
Việc ghi nhận đúng đắn khoản nợ người bán về hàng hoá hay dịch vụ nhận được là rất quan trọng nên đòi hỏi việc ghi sổ chính xác, nhanh chóng và có cơ sở hợp lý. Do vậy, khi kế toán các khoản phải trả nhận được hoá đơn của người bán thì phải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, cách và chi phí vận chuyển ghi trên hóa đơn với thông tin trên đơn đặt mua (hay hợp đồng) và báo cáo nhận hàng (nếu hàng đã về). Sau đó, kế toán các khoản phải trả cần tính toán lại các phép nhân và phép cộng tổng trên hoá đơn số tiền rồi chuyển vào sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả.
2.2.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán
Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thực hiện. Thanh toán thường được thực hiện bằng các chứng từ như uỷ nhiệm chi, séc hay phiếu chi, các chứng từ này phải có sự phê chuẩn của Giám đốc hay người được uỷ quyền. Các chứng từ này sẽ được sao làm nhiều bản mà bản gốc được gửi cho người được thanh toán, bản sao được lưu lại trong hồ sơ theo người được thanh toán.
Các quá trình kiểm soát quan trọng đối với chức năng này là việc ký phiếu chi do đúng cá nhân có trách nhiệm, việc tách biệt trong công việc giữa người ký phiếu chi với người chi tiền. Các phiếu chi đều phải được đánh số thứ tự từ trước và được in sẵn trên loại giấy đặc biệt để tránh các hành vi gian lận. cần thận trọng khi kiểm soát các phiếu chi đã ký, phiếu chi trắng và phiếu chi không có hiệu lực.
3. Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán
3.1. Chứng từ sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán
Trong chu trình này doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau:
* Chứng từ:
Yêu cầu mua: được lập bởi bộ phận sản xuất để đề nghị mua hàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, các bộ phận trong kinh doanh có thể trực tiếp lập đơn đặt hàng, trình phê duyệt và gửi cho nhà cung cấp.
Đơn đặt hàng: trên đơn đặt hàng phải ghi rõ chủng loại, số lượng và các thông tin liên quan của hàng hoá và dịch vụ mà công ty có ý định mua.
Phiếu giao hàng (Biên bản giao nhận hàng hoá hay nghiệm thu dịch vụ): tài liệu này được chuẩn bị bởi nhà cung cấp. Phiếu giao nhận phải được ký nhận bởi khách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá (hay dịch vụ) thực tế.
Báo cáo nhận hàng: được lập bởi bộ phận nhận hàng như một bằng chứng của việc nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá (dấu hiệu của một thủ tục kiểm soát).
Hoá đơn của người bán: là chứng từ nhận được từ nhà cung cấp hàng, đề nghị thanh toán cho các hàng hoá hay dịch vụ đã được chuyển giao.
* Sổ sách:
Nhật ký mua hàng: đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán để ghi lại các khoản mua. Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn (từng cái một), cùng với việc chỉ ra tên nhà cung cấp hàng, ngày của hoá đơn và khoản tiền của các hoá đơn đó.
Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp: ghi chép các khoản tiền phải trả cho mỗi nhà cung cấp hàng. Tổng số của tài khoản nhà cung cấp trong sổ hạch toán chi tiết phải trả người bán bằng khoản tiền ghi trên khoản mục phải trả người bán.
Bảng đối chiếu của nhà cung cấp (Bảng đối chiếu công nợ): báo cáo nhận được của nhà cung cấp hàng (thường là hàng tháng) chỉ ra các hoá đơn chưa thanh toán vào một ngày đối chiếu nhất định.
3.2. Tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán.
Thông tin, số liệu vận động từ các chứng từ vào sổ sách kế toán thông qua hệ thống tài khoản kế toán. Trong chu trình mua hàng và thanh toán các tài khoản được sử dụng chủ yếu là:
Vốn bằng tiền: TK 111, TK 112, TK 113,…
Hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 156…
Nợ phải trả: TK 331…
Các tài khoản khác: TK 133, TK 515, TK 611…
0 V. Kiểm tra việc điều chỉnh số dư hàng tồn kho thực tế
1. Soát xét số ghi chép trên sổ với số điều chỉnh sau khi kiểm kê thực tế.
2. Xem xét bản chất, giá trị của các khoản điều chỉnh và giải thích cua Ban Giám đốc công ty đối với cac khoản điều chỉnh lớn, đồng thời xem xét các xử lý bất thường về hàng tồn kho quanh thời điểm lập báo cáo.
B. Nếu có những dấu hiệu chỉ ra rằng chắc chắn có rủi ro đối với số dư hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo cuối kỳ, trừ khi thực hiện kiểm kê thực tế, thì KTV phải:
1. Thoả thuận với khách hàng về sự cần thiết phải thực hiện kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ; hay
2. Nếu tin tưởng vào việc ghi chép các phiếu nhập/xuất kho sau khi đã đối chiếu với sổ cái, KTV cần thực hiện thêm các bước kiểm tra tại ngày báo cáo hay sau kỳ báo cáo để đảm bảo độ tin cậy để đảm bảo độ tin cậy rằng số liệu phản ánh cuối kỳ là hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvil A.arens & Jame K. Loebbeck, Kiểm toán, NXB Thống kê, 2001.
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Giáo dục, Tháng 11/1999.
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính,Tháng 7/2001.
3. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB, tài chính, 2002.
4. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Quyển I,II, III, IV, NXB Tài chính.
5. Chương trình kiểm toán của VNFC
6. File kiểm toán của công ty A do VNFC thực hiện
7. Hồ sơ kiểm toán mẫu của VNFC.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
I. CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN. 3
1. Ý nghĩa của chu trình mua hàng và thanh toán. 3
2. Bản chất và chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 4
2.1. Bản chất của chu trình mua hàng và thanh toán 4
2.2. Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 4
3. Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán 7
3.1. Chứng từ sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán 7
3.2. Tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán. 8
4. Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. 9
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN. 11
1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán. 11
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 11
1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán 23
2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán. 26
2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 26
2.1.1. Các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng 26
2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán 29
3. Kết thúc kiểm toán. 32
3.1. Kiểm tra, xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. 33
3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ. 34
3.3. Xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị 34
3.4. Xem xét và đánh giá kết quả kiểm toán của chu trình mua hàng - thanh toán 35
3.5. Lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán 35
CHƯƠNG II: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN. 36
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM (VNFC) 36
1. Quá trình hình thành và phát triển. 36
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 37
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 40
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNFC 40
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý. 41
4. Hệ thống kiểm soát chất lượng của VNFC. 44
II. THỰC TẾ CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI KHÁCH HÀNG CỦA VNFC. 45
1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. 45
1.1. Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng. 45
1.2. Tìm hiểu ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 46
1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 49
1.4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 50
1.5. Thực hiện các thủ tục phân tích. 50
1.6. Đánh giá mức độ trọng yếu. 53
1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 54
2. Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán. 55
2.1. Thực hiện kiểm toán nghiệp vụ thanh toán cho nhà cung cấp. 55
2.2. Thực hiện kiểm toán nghiệp vụ mua hàng. 61
2.3. Lập trang kết luận với các tài khoản đã được kiểm toán. 65
3. Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 65
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM-VNFC THỰC HIỆN. 68
I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG- THANH TOÁN DO VNFC THỰC HIỆN. 68
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 68
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 71
3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. 72
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 73
1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do VNFC thực hiện. 73
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do VNFC thực hiện. 73
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Qui trình kiểm toán chu trình mua hàng - Thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán luôn được xem là một trong những dịch vụ đòi hỏi người thực hiện phải có tính chuyên nghiệp đồng thời nó góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh có hiệu quả. Tuy dịch vụ kiểm toán đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ sau khi Việt Nam chuyển đổi kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó, ngành kiểm toán của Việt Nam liên tục phát triển cả về lý luận và thực tiễn và đã phát hiện ra nhiều gian lận làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng giúp Nhà nước củng cố lại nề nếp tài chính, đồng thời cũng tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính của đơn vị mình.
Hoạt động dịch vụ kiểm toán là nhu cầu cần thiết cho toàn xã hội vì nó cung cấp các thông tin tài chính chính xác. Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các nhà đầu tư cần thông tin trung thực để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, còn các nhà quản trị doanh nghiệp cần thông tin trung thực để chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp... Do hoạt động kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng nên việc không ngừng hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính là rất cần thiết. Trong đó, chất lượng của kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.
Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC) em đã lựa chọn đề tài “Qui trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong bài viết này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của bài viết bao gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quy kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương II: Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện.
Chương III: Hoàn thiện về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC thực hiện.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN.
1. Ý nghĩa của chu trình mua hàng và thanh toán.
Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất hay kinh doanh thương mại thì quá trình mua vào và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ của nhà cung cấp (gọi tắt là chu trình mua hàng và thanh toán) là không thể thiếu. Nó là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được cung ứng kịp thời và đầy đủ.
Chúng ta biết rằng, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận và ngược lại lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích đấy thì doanh nghiệp phải thiết kế cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Quá trình kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, các giai đoạn tiến hành kế tiếp nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh sự tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau. Chu trình mua hàng và thanh toán là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chu trình này thì kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới hoàn thành và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và kết quả tiêu thụ lại định hướng cho kế hoạch sản xuất và chu trình mua hàng và thanh toán tiếp theo.
Có thể nói, chu trình mua hàng và thanh toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán là một bộ phận không thể thiếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
2. Bản chất và chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán
2.1. Bản chất của chu trình mua hàng và thanh toán
Chu trình mua vào và thanh toán gồm các quyết định và các quá trình cần thiết để có hàng hoá, dịch vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chu trình thường được bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua của người có trách nhiệm tại bộ phận cần hàng hoá hay dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hoá hay dịch vụ nhận được.
Quá trình mua vào của hàng hoá hay dịch vụ bao gồm những khoản mục như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư, điện nước, sửa chữa và bảo trì… Chu trình này không bao gồm quá trình mua và thanh toán các dịch vụ lao động hay những sự chuyển nhượng và phân bổ của chi phí ở bên trong tổ chức. Việc mua hàng hoá, dịch vụ có thể được tiến hành theo một trong các cách sau:
cách mua hàng trực tiếp: doanh nghiệp mua hàng trực tiếp tại kho hay các phân xưởng sản xuất của người bán.
cách mua hàng theo hợp đồng: doanh nghiệp mua hàng theo hợp đồng ký kết, số hàng này chỉ thuộc phần sở hữu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thanh toán hay chấp nhận thanh toán một phần hay toàn bộ.
cách mua hàng trả góp: số tiền mua hàng hoá được trả góp từng kỳ.
2.2. Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán
Chu trình mua vào và thanh toán bao gồm 4 chức năng cơ bản sau:
Xử lý các đơn đặt hàng hoá hay dịch vụ;
Nhận hàng hoá hay dịch vụ;
Ghi nhận các khoản nợ người bán;
Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán;
2.2.1. Xử lý các đơn đặt hàng hoá và dịch vụ
Đơn đặt hàng hay yêu cầu về hàng hoá, dịch vụ là thời điểm khởi đầu của chu trình mua hàng và thanh toán và do công ty khách lập. Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng hàng hoá hay dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì phải tiến hành lập phiếu yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ. Phiếu yêu cầu này sau khi được sự phê duyệt của trưởng bộ phận thì sẽ chuyển lên cho những người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ được mua theo đúng mục đích tránh tình trạng mua quá ít hay quá nhiều hay mua các mặt hàng không cần thiết. Thông thường các công ty đề ra định mức dự trữ hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường.
Sau khi các phiếu yêu cầu đã được phê duyệt thì bộ phận mua hàng tiến hành lựa chọn nhà cung cấp và lập đơn đặt hàng - trong đó có ghi rõ hàng hoá mua, giá cả, quy cách, thời gian nhận hàng... gửi cho nhà cung cấp đã được lựa chọn. Đơn đặt hàng là một chứng từ hợp pháp và được xem như một đề nghị để mua hàng hoá và dịch vụ chính thức. Trong một số trường hợp khác, nếu người mua và người bán mới có quan hệ giao dịch hay thực hiện những giao dịch lớn và phức tạp thì đòi hỏi phải ký kết hợp đồng cung ứng hàng hoá và dịch vụ nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Mỗi công ty đều tự xây dựng cho mình các quy định về việc phê duyệt nghiệp vụ mua hàng. Do vậy, khi kiểm toán về vấn đề này kiểm toán viên phải căn cứ vào các quy định nội bộ về thẩm quyền phê duyệt đối với nghiệp vụ mua hàng áp dụng trong doanh nghiệp để đánh giá việc mua hàng có hợp lý hay không.
2.2.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ
Việc nhận hàng hoá hay dịch vụ từ nhà cung cấp là một điểm quyết định trong chu trình mua hàng và thanh toán vì đây là thời điểm để bên mua thừa nhận khoản nợ liên quan đối với bên bán trên sổ sách kế toán của mình. Khi nhận hàng hoá, dịch vụ bộ phận mua hàng của công ty sẽ tiến hành quá trình kiểm soát thích hợp về mẫu mã, chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian giao hàng và các điều kiện khác căn cứ vào đơn đặt hàng. Nếu các điều kiện trên đơn đặt hàng được thực hiện tốt thì bộ phận mua hàng sẽ ký nhận trên phiếu giao hàng của người bán và lập báo cáo nhận hàng như một bằng chứng của sự nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá. Một bản sao thường được gửi cho thủ kho và một bản khác gửi cho kế toán các khoản phải trả để thông báo. Hàng hoá phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận cho đến khi chuyển đi, nhân viên trong phòng tiếp nhận phải độc lập với thủ kho và phòng kế toán. Cuối cùng, sổ sách kế toán (kế toán vật tư và kế toán chi phí) sẽ phản ánh việc chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá được chuyển từ phòng tiếp nhận qua kho và từ kho vào quá trình sản xuất hay đưa đi tiêu thụ.
2.2.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán
Việc ghi nhận đúng đắn khoản nợ người bán về hàng hoá hay dịch vụ nhận được là rất quan trọng nên đòi hỏi việc ghi sổ chính xác, nhanh chóng và có cơ sở hợp lý. Do vậy, khi kế toán các khoản phải trả nhận được hoá đơn của người bán thì phải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, cách và chi phí vận chuyển ghi trên hóa đơn với thông tin trên đơn đặt mua (hay hợp đồng) và báo cáo nhận hàng (nếu hàng đã về). Sau đó, kế toán các khoản phải trả cần tính toán lại các phép nhân và phép cộng tổng trên hoá đơn số tiền rồi chuyển vào sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả.
2.2.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán
Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thực hiện. Thanh toán thường được thực hiện bằng các chứng từ như uỷ nhiệm chi, séc hay phiếu chi, các chứng từ này phải có sự phê chuẩn của Giám đốc hay người được uỷ quyền. Các chứng từ này sẽ được sao làm nhiều bản mà bản gốc được gửi cho người được thanh toán, bản sao được lưu lại trong hồ sơ theo người được thanh toán.
Các quá trình kiểm soát quan trọng đối với chức năng này là việc ký phiếu chi do đúng cá nhân có trách nhiệm, việc tách biệt trong công việc giữa người ký phiếu chi với người chi tiền. Các phiếu chi đều phải được đánh số thứ tự từ trước và được in sẵn trên loại giấy đặc biệt để tránh các hành vi gian lận. cần thận trọng khi kiểm soát các phiếu chi đã ký, phiếu chi trắng và phiếu chi không có hiệu lực.
3. Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán
3.1. Chứng từ sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán
Trong chu trình này doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau:
* Chứng từ:
Yêu cầu mua: được lập bởi bộ phận sản xuất để đề nghị mua hàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, các bộ phận trong kinh doanh có thể trực tiếp lập đơn đặt hàng, trình phê duyệt và gửi cho nhà cung cấp.
Đơn đặt hàng: trên đơn đặt hàng phải ghi rõ chủng loại, số lượng và các thông tin liên quan của hàng hoá và dịch vụ mà công ty có ý định mua.
Phiếu giao hàng (Biên bản giao nhận hàng hoá hay nghiệm thu dịch vụ): tài liệu này được chuẩn bị bởi nhà cung cấp. Phiếu giao nhận phải được ký nhận bởi khách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá (hay dịch vụ) thực tế.
Báo cáo nhận hàng: được lập bởi bộ phận nhận hàng như một bằng chứng của việc nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá (dấu hiệu của một thủ tục kiểm soát).
Hoá đơn của người bán: là chứng từ nhận được từ nhà cung cấp hàng, đề nghị thanh toán cho các hàng hoá hay dịch vụ đã được chuyển giao.
* Sổ sách:
Nhật ký mua hàng: đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán để ghi lại các khoản mua. Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn (từng cái một), cùng với việc chỉ ra tên nhà cung cấp hàng, ngày của hoá đơn và khoản tiền của các hoá đơn đó.
Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp: ghi chép các khoản tiền phải trả cho mỗi nhà cung cấp hàng. Tổng số của tài khoản nhà cung cấp trong sổ hạch toán chi tiết phải trả người bán bằng khoản tiền ghi trên khoản mục phải trả người bán.
Bảng đối chiếu của nhà cung cấp (Bảng đối chiếu công nợ): báo cáo nhận được của nhà cung cấp hàng (thường là hàng tháng) chỉ ra các hoá đơn chưa thanh toán vào một ngày đối chiếu nhất định.
3.2. Tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán.
Thông tin, số liệu vận động từ các chứng từ vào sổ sách kế toán thông qua hệ thống tài khoản kế toán. Trong chu trình mua hàng và thanh toán các tài khoản được sử dụng chủ yếu là:
Vốn bằng tiền: TK 111, TK 112, TK 113,…
Hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 156…
Nợ phải trả: TK 331…
Các tài khoản khác: TK 133, TK 515, TK 611…
0 V. Kiểm tra việc điều chỉnh số dư hàng tồn kho thực tế
1. Soát xét số ghi chép trên sổ với số điều chỉnh sau khi kiểm kê thực tế.
2. Xem xét bản chất, giá trị của các khoản điều chỉnh và giải thích cua Ban Giám đốc công ty đối với cac khoản điều chỉnh lớn, đồng thời xem xét các xử lý bất thường về hàng tồn kho quanh thời điểm lập báo cáo.
B. Nếu có những dấu hiệu chỉ ra rằng chắc chắn có rủi ro đối với số dư hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo cuối kỳ, trừ khi thực hiện kiểm kê thực tế, thì KTV phải:
1. Thoả thuận với khách hàng về sự cần thiết phải thực hiện kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ; hay
2. Nếu tin tưởng vào việc ghi chép các phiếu nhập/xuất kho sau khi đã đối chiếu với sổ cái, KTV cần thực hiện thêm các bước kiểm tra tại ngày báo cáo hay sau kỳ báo cáo để đảm bảo độ tin cậy để đảm bảo độ tin cậy rằng số liệu phản ánh cuối kỳ là hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvil A.arens & Jame K. Loebbeck, Kiểm toán, NXB Thống kê, 2001.
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Giáo dục, Tháng 11/1999.
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính,Tháng 7/2001.
3. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB, tài chính, 2002.
4. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Quyển I,II, III, IV, NXB Tài chính.
5. Chương trình kiểm toán của VNFC
6. File kiểm toán của công ty A do VNFC thực hiện
7. Hồ sơ kiểm toán mẫu của VNFC.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
I. CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN. 3
1. Ý nghĩa của chu trình mua hàng và thanh toán. 3
2. Bản chất và chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 4
2.1. Bản chất của chu trình mua hàng và thanh toán 4
2.2. Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 4
3. Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán 7
3.1. Chứng từ sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán 7
3.2. Tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán. 8
4. Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. 9
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN. 11
1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán. 11
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 11
1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán 23
2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán. 26
2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 26
2.1.1. Các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng 26
2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán 29
3. Kết thúc kiểm toán. 32
3.1. Kiểm tra, xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. 33
3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ. 34
3.3. Xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị 34
3.4. Xem xét và đánh giá kết quả kiểm toán của chu trình mua hàng - thanh toán 35
3.5. Lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán 35
CHƯƠNG II: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN. 36
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM (VNFC) 36
1. Quá trình hình thành và phát triển. 36
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 37
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 40
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNFC 40
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý. 41
4. Hệ thống kiểm soát chất lượng của VNFC. 44
II. THỰC TẾ CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI KHÁCH HÀNG CỦA VNFC. 45
1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. 45
1.1. Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng. 45
1.2. Tìm hiểu ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 46
1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 49
1.4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 50
1.5. Thực hiện các thủ tục phân tích. 50
1.6. Đánh giá mức độ trọng yếu. 53
1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 54
2. Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán. 55
2.1. Thực hiện kiểm toán nghiệp vụ thanh toán cho nhà cung cấp. 55
2.2. Thực hiện kiểm toán nghiệp vụ mua hàng. 61
2.3. Lập trang kết luận với các tài khoản đã được kiểm toán. 65
3. Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 65
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM-VNFC THỰC HIỆN. 68
I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG- THANH TOÁN DO VNFC THỰC HIỆN. 68
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 68
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 71
3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. 72
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 73
1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do VNFC thực hiện. 73
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do VNFC thực hiện. 73
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: