heoxinh_1011
New Member
Download Đề tài Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây miễn phí
Xã Dương Nội có vị trí liền kề với trung tâm thành phố Hà Đông, cách thủ đô Hà Nội 14 km về phía Tây, có đường tỉnh lộ 72 chạy qua.
Dương Nội có diện tích đất tự nhiên là 585,31 ha, địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
Phía Tây giáp xã La Phù và Đông La, huyện Hoài Đức,
Phía Đông giáp xã Văn Khê thành phố Hà Đông và xã Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội.
Phía Nam giáp xã Yên Nghĩa – Hà Đông.
Xã Dương Nội hiện có dân số là 16070 người và trên 3565 hộ gia đình chia thành ba khu dân cư chính bao gồm ba thôn: La Dương, La Nội và Ỷ La.
Tỷ trọng của xã Dương Nội so với thành phố Hà Đông:
Xã Dương Nội có vị trí liền kề với trung tâm thành phố Hà Đông, cách thủ đô Hà Nội 14 km về phía Tây, có đường tỉnh lộ 72 chạy qua.
Dương Nội có diện tích đất tự nhiên là 585,31 ha, địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã An Khánh, huyện Hoài Đức.
- Phía Tây giáp xã La Phù và Đông La, huyện Hoài Đức,
- Phía Đông giáp xã Văn Khê thành phố Hà Đông và xã Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội.
- Phía Nam giáp xã Yên Nghĩa – Hà Đông.
Xã Dương Nội hiện có dân số là 16070 người và trên 3565 hộ gia đình chia thành ba khu dân cư chính bao gồm ba thôn: La Dương, La Nội và Ỷ La.
ch địa phương chi khoảng 200 triệu đồng và thu tiền phí của dân là trên 400 triệu đồng (năm 2001 là 460 triệu đồng). Công ty Môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã. Hơn nữa, ý thức của dân chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho Nhà nước. Trước tình hình này, Ủy ban Nhân dân Thị xã, với sự tư vấn của Công ty Môi trường Đô thị Tam kỳ đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển chất thải ở những nơi công cộng, đường phố.
Đảng Ủy phường ra Nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn phường, không để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom. UBND phường đề ra chương trình quản lý chất thải trong phường, trong đó có thống kê tình hình rác thải để biết lượng rác thải trong ngày, các điểm thu gom, và lập tổ vệ sinh môi trường.
UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí Chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy, gồm các thành phần: Mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường đội. Giúp việc cho ban có hai tổ chuyên trách gồm lực lượng công an và dân phòng phường, mỗi tổ 4 người.
Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý rác thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố.
Người dân sống trong địa bàn đã có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động, được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh môi trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền về công tác quản lý rác thải, quản lý rác chung quanh khuôn viên nhà mình.
Song song với các quyền trên, người dân nơi đây có trách nhiệm không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nơi thuận lợi trong nhà; giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng cách; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định.
Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền rác hằng tháng (được hưởng 4% trên tổng doanh thu), trang bị sọt rác đồng bộ. Kết hợp với Xí nghiệp Môi trường Đô thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước, xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường.
Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh môi trường là một trong các nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hóa mới, có kế hoạch chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Đoàn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác nơi công cộng, tổ chức tuyên truyền và công tác rác thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ thải rác bừa bãi với UBND phường.
Công an, Y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức Vệ sinh Môi trường địa phương: thực hiện việc thu nhận rác từ hộ dân một cách thường xuyên, đúng giờ (lưu ý thời điểm thu nhận rác thải có kế hoạch cho từng cụm, khu phố một cách khoa học và phù hợp thực tiễn), khi thu rác phải có kẻng hiệu (nếu xe thô sơ), nhạc hiệu (nếu xe ô tô), hướng dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân, đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến đường, khu phố cần quét rác hộ nhân dân, để thực hiện theo lịch được duyệt.
Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng rác được quản lý nhiều hơn, rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, y tế bước đầu đưa vào quản lý đúng theo quy định. Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về môi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất xã hội, giảm bớt lượng rác cần xử lý.
Mô hình thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải của Tam Kỳ được phản ánh trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1. Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác thải địa bàn có đơn vị VSMT hoạt động
HĐND PHƯỜNG UBMTTQ PHƯỜNG Đảng ủy Phường
Hội phụ nữ Đoàn TNCS
UBND Phường Chi bộ khu vực
Chi hội Chi đoàn
Trạm y tế Công an Phường đội Tổ dân
Hội viên Đoàn viên Đảng viên
Hộ dân Cơ quan, đơn vị Nơi công cộng
- Phân loại ngay từ hộ - Tập kết tại vị trí thỏa - Đường phố do đơn vị
gia đình, chứa trong thuận và chứa trong sọt nhận VSMT đảm nhận
sọt và để trong nhà - Giao cho người thu nhận - Các tụ điểm do đoàn
thể
Người thu Người thu
ĐIỂM TẬP KẾT RÁC BÃI RÁC
(Phường quản lý) (XNMTĐT quản lý)
Giao nhận hợp lý, - Tái chế, tái sinh
đảm bảo vệ sinh môi trường - Chôn lấp
Xí nghiệp Môi trường Đô thị Tam Kỳ
Chú thích
Chỉ đạo
Phối hợp
VSMT phường thực hiện
XNMTĐT Tam Kỳ thực hiện
Tương quan giám sát
Nguồn: Kinh tế chất thải – Tài liệu dành cho khóa đào tạo quản lý tổng hợp chất thải. NXB Chính trị Quốc gia, H., 2005.
Trường hợp cộng đồng tham gia thu gom chất thải ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Hộp 1.2. Trường hợp cộng đồng tham gia thu gom chất thải ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Thạch Kim (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một xã ven biển, nghề sản xuất chính là khai thác cá biển, chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, máy móc cơ khí và buôn bán dịch vụ. Bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt 1.600.000 đồng/người. Tuy nhiên, hiện tại số hộ dân trong diện đói cùng kiệt của xã vẫn chiếm 17,6% và tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 1,4%.
Do đặc thù của nghề sản xuất này mà người dân nơi đây đang phải đối mặt với một thực trạng là môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề. Tính trung bình mỗi người dân một ngày thải ra 0,4kg rác, mỗi tháng đã có tới 120 tấn rác thải, đó là chưa kể tới một lượng lớn chất thải của nghề chế biến hải sản, dầu mỡ và phế thải trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Số chất thải này không được Công ty Vệ sinh Môi trường của địa phương thu gom và vận chuyển tới nơi chôn lấp.
Để giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, sáng kiến lập ra một đội chuyên làm vệ sinh môi trường (VSMT) đã được Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã chấp nhận và nhân dân đồng tình ủng hộ. Đội VSMT có 9 người, (1 đội trưởng và 8 công nhân), hằng ngày bình quân mỗi ca làm việc liên tục từ 5 giờ sáng tới 8 giờ tối, vừa thu gom rác thải, phân loại để xử lý, vừa vận chuyển về bãi thải.
Xã đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chương trình này bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong công tác VSMT. Thông qua hệ thống loa truyền thanh địa phương, phát liên tục 3 buổi trong ng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thành phố Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô Hà Nội đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của tỉnh Hà Tây nói chung và của thành phố Hà Đông nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Song bên cạnh đó tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác triệt để, chất thải từ sản xuất công nghiệp, từ các hoạt động của các làng nghề, giao thông vận tải, các công trường xây dựng và từ sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều, càng có tính nguy hại, đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường, đã và sẽ làm cho chất lượng môi trường khu vực bị suy thoái, an toàn sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinh thái ngày càng bị đe doạ.
Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là các địa điểm để xử lý và chôn lấp các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của thành phố. Trong các quy hoạch của tỉnh về thành lập bãi chôn lấp rác thải tại một số khu vực, nhưng còn nhiều bất cập do công tác quản lý, quy hoạch xử lý chưa được triệt để, còn gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của dân cư xung quanh bãi chôn lấp.
Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng.
Xuất phát từ những vấn đề đó mà em đã quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý rác thải dựa vào cộng đồng.
- Giới thiệu và nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
- Đánh giá hiệu quả mà mô hình mang lại, thuận lợi, khó khăn mà mô hình gặp phải và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.
3. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra thực địa:
Thu thập thông itn cần thiết từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê) kết hợp với việc quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Đông nói chung và xã Dương Nội nói riêng. Điều tra khảo sát tại các hộ gia đình ở địa phương để thu thập những thông tin chi tiết khác thông qua việc phỏng vấn.
* Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các giải pháp và kết luận.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây trong thời gian từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008.
5. Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng đồng và thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
Chương 2: Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: