Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Chương I: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và khả năng cạnh tranh của đường mía

I. Các quan điểm kinh tế về cạnh tranh
1. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá là biểu hiện cao nhất và trực tiếp nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào nhièu yếu tố. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá đựoc thể hiện ở nhiều chỉ tiêu đánh giá. Đó là những ưu thế của hàng hoá này so với các hàng hoá khác về các chỉ tiêu như chất lượng, giá cả, kiểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu có khả năng hấp dẫn khách hàng cao hơn so với các hàng hoá khác hay là sự tổ hợp các yếu tố đó.
Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh về chất lượng. Hàng hoá có khả năng cạnh tranh về chất lượng phải thể hiện được những ưu thế về các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng so với những hàng hoá khác. Tiếp đến, hàng hoá có khả năng cạnh tranh về giá cả phải là những hàng hoá có giá rẻ đến mức có khả năng tăng cầu về mặt hàng đó. Còn về kiểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu của hàng hoá, để có khả năng cạnh tranh cao, các yếu tố này phải thể hiện sự đa dạng, hấp dẫn người mua... Nghĩa là, nó phải phù hợp xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trên thị trường về mọi khía cạnh như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen, tập quán tiêu dùng, bản sắc văn hoá...
Công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá bao gồm: kỹ năng bán hàng, khả năng quảng cáo, thu hút và giữ khách hàng cũng như chiến lược mở rộng thị trường và chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra còn có các công cụ khác như thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm mới. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào đạo đức của nhà kinh doanh, những triết lý kinh doanh mà họ theo đuổi và sự tận tuỵ với khách hàng... Khả năng cạnh tranh còn tuỳ từng trường hợp vào sự kiên trì đổi mới sản phẩm theo những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng hay nói cách khác là khả năng đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp đó.
Quá trình cạnh tranh của hàng hoá suy cho đến cùng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chính sách của Chính phủ và những cơ hội kinh doanh đã được khai thác một cách hợp lý. Một quốc gia có sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trên với sự thuận lợi của cơ sở hạ tầng và biết khai thác cơ hội kinh doanh sẽ có thể thành công trong cuộc cạnh tranh.
2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng và khai thác tiềm năng thị trường, trong việc thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, đa dạng kênh phân phối, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khả năng tạo lập uy tín và vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Để tạo lập sức cạnh tranh cho doanh nghiệp việc chúng ta tiến hành nghiên cứu từng đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và trên thị trường tiền năng có thể được sử dụng như một thông tin quan trọng cho việc đoán trước áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai cũng như tương lai của ngành.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu về thị phần, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và các yếu tố tài chính, đội ngũ nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp, uy tín và bản sắc của doanh nghiệp.
Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp bằng những nỗ lực của mình trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thị phần của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau, song yếu tố cơ bản nhất đó là những nỗ lực marketing của doanh nghiệp, sau đó là phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ mà doanh nghiệp nào cũng hướng sự nỗ lực của mình vào đó. Khi thị phần tăng lên thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận cao hơn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do đó sẽ được củng cố.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp có một chính sách sản phẩm đúng đắn với những sản phẩm tốt, chất lượng thoả mãn và đáp ứng được nhu cầu thị trường đúng lúc sẽ tạo cho doanh nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh. Nếu như trước đây, việc sử chính sách giá là chủ yếu thì trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay việc sử dụng chiến sách giá sẽ tạo ra sự hoang mang trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Khi mà chính sách giá dần chuyển sang chính sách về chất lượng sản phẩm thì yếu tố này càng thể hiện rõ tính chất cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp muốn ghi tên mình trong tâm trí khách hàng thì không còn cách nào khác là hãy tạo cho sản phẩm của mình một chất lượng tốt nhất, một khả năng đáp ứng cao với nhu cầu thị hiếu và đặc biệt là đúng lúc thì doanh nghiệp đó sẽ thắng trong cạnh tranh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
“Có bột mới gột lên hồ”, một doanh nghiệp trước hết muốn có mặt trên thị trường thì điều tiên quyết là phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đủ để có thể có đáp ứng những yêu cầu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh. Song nếu chỉ để có thể hoạt động được thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng ở đây là hoạt động như thế nào? Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để có thể tạo ra và nâng cao chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ, quy mô tạo ưu thế chiếm lĩnh thị phần trước đối thủ cạnh tranh.

Vốn và các yếu tố tài chính
Vốn và các yếu tố tài chính thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nó quyết định sự tồn của doanh nghiệp trên thị trường. Phải có vốn doanh nghiệp mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp nó được biểu hiện qua quy mô tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá chúng thể hiện: hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán... Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt sẽ có điều kiện huy động vốn tốt và tạo được sức ép trong cạnh tranh khi cần thiết như: trang bị thiết bị máy móc, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đầu từ vào các hoạt động tài chính... nhằm thu được mức lợi nhuận cao hơn.
Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý
Lao động trong kinh doanh dịch vụ nói chung đặc biệt là những lao động trong kinh doanh dịch vụ thì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách cũng như với sản phẩm của ngành nên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Như vậy, tay nghề của đội ngũ lao động sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, do nhân viên của doanh nghiệp luôn thường xuyên tiếp xúc với khách nên trình độ giao tiếp của nhân viên và trình độ của nhà quản lý trong việc ứng xử với khách càng tốt bao
Trong những năm qua diện tích, năng suất, sản lượng mía liên tục tăng cao và ổn định. Sản lượng đường mía cũng tăng mạnh, doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ đồng, góp phần tăng thu ngân sách thông qua đóng góp về thuế đồng thời cũng tích kiệm được một khoảng ngoại tệ lớn thay vì nhập khẩu trước đây. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, khai thác nội lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Như vậy đầu tư phát triển sản xuất đường mía không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội.
Song hạn chế của ngành đường nước ta là hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Các nhà máy tiến hành xây dựng ồ ạt, không tiến hành đi cùng với phát triển vùng nguyên liệu, thời gian tính khấu hao ngắn, chất lượng và sản lượng vùng nguyên liệu chưa thật cao. Làm cho giá thành sản xuất đường cao, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường của Việt Nam.
Đề tài đã đi sâu vào phân tích những nguyên nhân cơ bản làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường mía Việt Nam, trong đó chú trọng đến vấn đề về nguyên liệu và đầu tư xây dựng nhà máy đường. Từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu để nâng cao khă năng cạnh tranh của sản xuất đường mía, mà tác giả nhận thấy phù hợp với tình hình ngành đường mía của Việt Nam hiện nay./



DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO

1. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX. NXB Chính trị quốc gia , 1996, 2001.
2. “Đề án đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 2001 - 2010” của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần 5 BCH TW Đảng khoá IX, tháng 3/2002.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết tài chính cho các công ty nhà máy mía đường 1/2003.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tình hình sản xuất mía đường vụ 2001 - 2002 và phương hướng sản xuất mía đường vụ 2002 - 2003 .
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết khó khăn ngành mía đường.
6. Bộ Kề hoạch và Đầu tư: Nhóm các ngành có khả năng cạnh tranh kém.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Điều tra, tổng kết chủ truơng phát triển mía đường, 2000.
8. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng đồng chủ biên - Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, 2002.
9. Khoa KTNN&PTNT, ĐH KTQD - Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, 2001.
10. Hoàng Việt chủ biên - Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống Kê, 2001.
11. Đinh Quang Tuấn - Những giải pháp kinh tế chủ yếu để hình thành và phát triển vùng mía nguyên liệu các nhà máy đường Việt Nam - Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế .
12. Micheal Poter - Chiến lược cạnh tranh, NXB Thống Kê,1999.
13. Lê Viết Thái chủ biên - Cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 2000.
14. Nguyễn Huy ước - Cây mía và kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, 2002.
15. Tạp trí Thị trường Giá cả số 8,9/2002 , 3/2003.
16. Tạp chí Nông thôn ngày nay số 66,67 tháng 4/2003.
17. E.Hugot – Nhà máy đường mía, NXB Nông nghiệp, 2001.

Mục lục
Trang
Chương I: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và khả năng cạnh tranh của đường mía 1
I. Các quan điểm kinh tế về cạnh tranh 1
1. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá 1
2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 2
II. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía 7
1. Hội nhập kinh tế quốc tế 7
2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ đường mía 9
2.1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 9
2.2 Phát triển ngành mía đường tạo nhiều việc làm 9
2.3 Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. 10
2.4 Phát triển sản xuất mía đường sẽ làm giảm nhập khẩu đường, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 12
II. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 12
1. Lợi thế so sánh 12
2. Năng suất 13
3. Bối cảnh kinh tế vĩ mô 13
4. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 14
5. Môi trường kinh doanh 14
II. Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ đường mía của một số quốc gia trên thế giới 15
1. Thái Lan 16
2. Cộng đồng Châu Âu 17
3. Philippin 18
Chương II: Thực trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam 20
I. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 20
1. Khái quát về các nhà máy đường Việt Nam 20
2. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 22
2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu 22
2.2 Đầu tư xây dựng nhà máy và công suất 29
2.3 Sản xuất và chế biến 37
3.4. Tình hình tài chính của các nhà máy đường mía 40

II. Thực trạng tiêu thụ đường mía ở Việt Nam 44
1. Thị trường tiêu thụ 44
1.1. Thị trường thế giới 44
1.2 Thị trường trong nước 47
2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm đường mía ở Việt Nam 48
2.1. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đường mía ở Việt Nam 48
2.2. Cung sản phẩm đường mía 49
2.3. Giá cả 50
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của đường mía Việt Nam 51
1. Những mặt đạt được: 51
2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục 53
2.1 Giá cả 53
2.2. Chất lượng 55
2.3. Bao bì và nhãn hiệu 56
2.4. Tổ chức tiêu thụ 57
2.5. Về tình hình tài chính của các nhà máy đường 57
2.6. Về tổ chức thực hiện Chương trình 58
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp kinh tế chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam 61
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất đường mía giai đoạn 2001-2010 61
II. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam 64
1. Giải pháp Vi mô 64
1.1. Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu 64
1.2. Xây dựng cơ cấu giống và rải vụ hợp lý 66
1.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, khảo nghiệm tuyển chọn giống và quy trình canh tác cho từng vùng sinh thái. 67
1.4. Có quy chế thống nhất về hợp đồng thu mua 67
1.5. Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, bổ sung hoàn thiện dây truyền công nghệ sản xuất mía 68
1.6. Giải pháp về giá mua nguyên liệu 68
1.7. Tổ chức quản lý và phát triển thị trường 70
1.8. Thực hiện đầu tư đa dạng hoá sản phẩm 72
2. Nhóm giải pháp Vĩ mô 73
2.1. Chính sách tài chính 74
2.2. Chính sách tín dụng, xử lý lỗ lãi vay và chênh lệch tỷ giá. 75
2.3 Giải pháp về thị trường 77
2.4 Chính sách trợ giá và khen thưởng 78
Kết luận 80
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 81

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top