Link tải miễn phí Luận văn: Sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên cứu trường hợp phần đường vào công trường Dự án thủy điện Trung Sơn) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Xã hội học
Bồi thường
Giải phóng mặt bằng
Miêu tả: 88 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu về sự hài lòng của người dân với công tác bồi thường Giải phóng mặt bằng (GPMB). Tìm hiểu mức độ hài lòng của nhóm hộ Bị ảnh hưởng (BAH) nặng và BAH nhẹ đối với công tác bồi thường GPMB hợp phần đường vào công trường dự án thủy điện Trung Sơn. Phân tích một số yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường GPMB hợp phần đường vào công trường dự án thủy điện Trung Sơn. Đưa ra kết luận và đề xuất khuyến nghị để phát huy hiệu quả của công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân BAH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. 5
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ........................................... 7
1.2.1 Ý nghĩa khoa học............................................................................. 7
1.1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................. 7
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 7
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................... 7
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................... 8
1.4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. .................................... 8
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. .................................................................... 8
1.4.2 Khách thể nghiên cứu. .................................................................... 8
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................... 8
1.5 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 9
1.6 Giả thuyết nghiên cứu. ......................................................................... 9
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu. .................................................................... 9
1.8 Khung lý thuyết. ................................................................................. 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................. 13
1.1 Cơ sở lý luận. ...................................................................................... 13
1.1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.Error! Bookmark not defined.13
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng .................................................................... 13
1.1.3 Các khái niệm công cụ .................................................................. 17
1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn. ..................... 22
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu. ......................................................... 28
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 28
1.3.2 Đặc điểm dân số ............................................................................ 282
1.3.3 Đặc điểm các nhóm dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng ...................... 29
1.3.4 Cấu trúc gia đình........................................................................... 30
1.3.5 Điều kiện sống của dân cư ............................................................ 30
1.3.6 Phạm vi ảnh hưởng của hợp phần đường vào công trường dự án
thủy điện Trung Sơn ................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, GPMB CỦA DỰ ÁN ................................. 32
2.1 Mức độ hài lòng với công tác tham vấn và phổ biến thông tin. ....... 33
2.2 Mức độ hài lòng với công tác kiểm kê tài sản BAH. ......................... 39
2.3 Mức độ hài lòng của ngƣời dân với chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ. 50
2.4 Mức độ hài lòng với công tác chi trả bồi thƣờng và GPMB............. 58
2.5 Mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với công tác giải quyết khiếu nại
của các hộ BAH. ......................................................................................... 64
2.6 Mức độ hài lòng của ngƣời dân sau bồi thƣờng, GPMB.................. 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 73
1.1 Kết luận............................................................................................. 73
1.2 Khuyến nghị...................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 78
PHỤ LỤC 01 ............................................................................................. 81
PHỤ LỤC 02 ............................................................................................. 87
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAH Bị ảnh hưởng
DMS Khảo sát đo đạc chi tiết
GPMB Giải phóng mặt bằng
NXB Nhà xuất bản
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
RAP Khung kế hoạch hành động tái định cư
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu về tần suất phổ biến thông tin với những hộ BAH. ........... 34
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của người dân với công tác tự kê khai tài sản..... 42
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của người dân trong trong hoạt động kiểm kê đất
nông nghiệp. ............................................................................................... 46
Bảng 2.4. Tương quan giữa mức độ hài lòng và nghề nghiệp của người BAH
ở hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp. .......................................................... 47
Bảng 2.5. Nguyên nhân đơn giá đền bù chưa sát giá thị trường. ................... 53
Bảng 2.6. Tương quan giữa mức độ hài lòng và trình độ học vấn đối với đơn
giá bồi thường, hỗ trợ. .................................................................................. 54
Bảng 2.7. Mức độ thỏa đáng của chính sách bồi thường, hỗ trợ.................... 57
Bảng 2.8. Tương quan giữa mức độ hài lòng và giới tính đối với công tác chi
trả bồi thường và giải phóng mặt bằng. ........................................................ 61
Bảng 2.9. Tương quan giữa mức độ hài lòng và độ tuổi đối với công tác giải
quyết khiếu nại của các hộ BAH. ................................................................. 67
Bảng 2.10. Mức sống của các hộ dân sau đền bù, GPMB. ............................ 714
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của người dân về công tác tuyên truyền thông
tin của dự án. ............................................................................................... 36
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của người dân về việc giải đáp những thắc mắc
trong quá trình tham vấn............................................................................... 37
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của những hộ BAH nhẹ trong hoạt động kiểm
kê của dự án. ............................................................................................... 44
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của những hộ BAH nặng trong hoạt động kiểm
kê của dự án. ............................................................................................... 45
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của người dân với công tác chi trả bồi thường,
hỗ trợ. ......................................................................................................... 60
Biểu đồ 2.6: Kết quả giải quyết phàn nàn, khiếu nại của các hộ BAH. ......... 65
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Ý kiến của hộ BAH với công tác tuyên truyền thông tin của dự án 35
Hộp 2.2. Ý kiến của cán bộ Ban QLDA về quá trình tổ chức hoạt động tham
vấn. .............................................................................................................. 38
Hộp 2.3. Ý kiến của cán bộ và người dân về quá trình tự kê khai tài sản. ..... 41
Hộp 2.4. Ý kiến của hộ BAH về quá trình tự kê khai tài sản BAH. .............. 43
Hộp 2.5. Ý kiến của cán bộ Ban QLDA và người dân về chính sách bồi
thường, hỗ trợ của dự án............................................................................... 56
Hộp 2.6. Ý kiến của cán bộ Ban QLDA về công tác chi trả bồi thường. ....... 59
Hộp 2.7. Ý kiến của hộ BAH với tiến độ thực hiện bồi thường, GPMB. ...... 63
Hộp 2.8. Ý kiến của các hộ BAH về khôi phục mức sống tại nơi ở mới. ...... 70
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện sinh tồn
và phát triển của mọi sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Đối với hoạt động
kinh tế, đất đai là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu. Đối với nông nghiệp, đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đối với các ngành khác như công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ,… đất đai là nơi đặt trụ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu…
để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều
công trình thuỷ điện trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước
nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống ở nước ta.
Việc thu hồi đất đã giao cho người sử dụng ổn định và lâu dài là việc không thể
tránh khỏi và gây nên những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã
hội tại mỗi địa phương. Do vậy, để đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo cuộc
sống cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, việc thực hiện trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về mọi mặt có liên quan cho người dân là việc làm cần thiết.
Hiện nay, công tác bồi thường thiệt hại cho người BAH vẫn đang còn nhiều
bất cập và hạn chế nhất định, nhất là về mức giá bồi thường thiệt hại và việc khôi
phục mức sống cho các hộ thuộc diện tái định cư hay ảnh hưởng thu nhập do phải
di chuyển, GPMB. Đặc biệt, đối với dự án xây dựng thủy điện, ngoài những tác
động tiêu cực đến môi trường – xã hội nói chung, việc xây dựng công trình tại khu
vực xa xôi, điều kiện kinh tế người dân khó khăn càng đặt ra nhiều thách thức trong
việc giảm thiểu tác động và khôi phục mức sống của người dân.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện tư vấn phát triển CODE về công tác di dân
tại bốn nhà máy thủy điện lớn (Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Vẽ và Yaly) cho thấy,
đa số người dân không hài lòng với chỗ ở mới [5]. Điều này đang thông báo nguy cơ
về những bất ổn khi mối tương quan lợi ích chưa được thỏa đáng và công tác bồi6
thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề khó giải
quyết.
Để hạn chế thấp nhất những vấn đề tiêu cực xảy ra xung quanh vấn đề xây
dựng thủy điện, lần đầu tiên, Tập đoàn điện lực Việt Nam và Ngân hàng thế giới đã
hợp tác triển khai một dự án thủy điện quy mô vừa (dự án thủy điện Trung Sơn) với
cam kết tuân thủ kết hợp tất cả chính sách an toàn về môi trường và xã hội. Hiện
nay, dự án này đang nhận được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau ở trong và ngoài nước. Dự án này đang được kỳ vọng sẽ trở thành
một “thực tiễn tốt” về xây dựng thủy điện ở Việt Nam.
Thủy điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu trên sông Mã, cung cấp sự
phát điện, giúp kiểm soát lũ thường niên ở hạ lưu sông, và cung cấp nước bổ sung
cho nông nghiệp trong suốt muà khô. Với bất kỳ dự án nào có quy mô và tính phức
tạp như dự án thủy điện Trung Sơn thì việc triển khai các hạng mục thường được
chia thành các giai đoạn. Đối với Trung Sơn, đường vào công trường dài 20.4 km
phải được xây dựng trước tiên để cho phép vận chuyển vật liệu và máy móc xây
dựng đến đập thủy điện. Sau đó, đập và hạng mục của công trình chính sẽ được xây
dựng cùng với đường dây cấp điện thi công. Tiếp đó, một đường dây truyền tải để
đưa truyền tải điện từ nhà máy tới lưới điện quốc gia sẽ được xây dựng.
Hiện nay, công tác bồi thường GPMB cho đường vào công trường dự án thủy
điện Trung Sơn đã hoàn tất. Thông tin về sự hài lòng của các bên liên quan chính là
bằng chứng về công tác thực hiện dự án, giúp dự án kịp thời có những điều chỉnh
hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của người dân trong quá trình
triển khai công tác bồi thường GPMB công trình chính. Với mục đích xác định sự
hài lòng của người dân nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng thực hiện dự
án liên quan đến công tác bồi thường, GPMB nên tui đã chọn nghiên cứu “Sự hài
lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên
cứu trường hợp hợp phần đường vào công trường, Dự án thủy điện Trung Sơn)”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.2.1 Ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu xã hội học về công tác bồi thường, GPMB tại các dự án thủy
điện không phải một đề tài mới. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện với một dự án
thủy điện có nguồn vốn ODA. Hơn nữa, nghiên cứu đi sâu phân tích sự hài lòng của
người dân đối với công tác bồi thường GPMB, do đó vẫn có những những hướng
nghiên cứu mới.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống lý luận
xã hội học về quản lý, xây dựng dự án ở Việt Nam.
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu cung cấp những dữ liệu cụ thể làm sáng tỏ mức độ hài lòng của
người dân đối với công tác bồi thường, GPMB hợp phần đường vào công trường dự
án thủy điện Trung Sơn. Những kết quả nghiên cứu có thể góp phần giúp Ban
QLDA, chính quyền địa phương có cách nhìn đúng đắn hơn về tâm tư, nguyện vọng
của người dân BAH bởi dự án khu vực nghiên cứu. Qua đó các bên liên quan có thể
có những giải pháp can thiệp hiệu quả hơn để nâng cao mức độ hài lòng của người
dân BAH đối với các dự án tiếp theo.
Quá trình thực hiện đề tài cũng giúp cho tác giả hoàn thiện hơn kĩ năng lập
đề cương nghiên cứu và thực hành nghiên cứu khoa học.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu.
 Tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường,
GPMB hợp phần đường vào công trường, dự án Thủy điện Trung Sơn;
 Phân biệt mức độ hài lòng với công tác bồi thường, GPMB giữa nhóm hộ
BAH nặng và BAH nhẹ bởi hợp phần đường vào công trường dự án Thủy
điện Trung Sơn;8
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu về
sự hài lòng của người dân với công tác bồi thường GPMB;
 Tìm hiểu mức độ hài lòng của nhóm hộ BAH nặng và BAH nhẹ đối với
công tác bồi thường GPMB hợp phần đường vào công trường dự án thủy
điện Trung Sơn;
 Phân tích một số yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người dân đối
với công tác bồi thường GPMB hợp phần đường vào công trường dự án
thủy điện Trung Sơn;
 Đưa ra kết luận và đề xuất khuyến nghị để phát huy hiệu quả của công tác
bồi thường GPMB trong thời gian tới nhằm nâng cao mức độ hài lòng của
người dân BAH.
1.4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Sự hài lòng của người dân với công tác bồi thường, GPMB hợp phần đường
vào công trường, dự án Thủy điện Trung Sơn.
1.4.2 Khách thể nghiên cứu.
Các hộ gia đình BAH bởi hợp phần đường vào công trường dự án thủy điện
Trung Sơn.
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu.
 Phạm vi không gian: Địa điểm triển khai nghiên cứu này được thực hiện
tại hai huyện: huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa và huyện Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình.
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian từ tháng
11/2011 đến tháng 11/2012.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
 Người dân BAH có hài lòng với công tác bồi thường, GPMB hợp phần
đường vào công trường – dự án thủy điện Trung Sơn không?
 Có hay không sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa người dân BAH nặng
và BAH nhẹ đối với công tác bồi thường, GPMB hợp phần đường vào công
trường dự án thủy điện Trung Sơn?
1.6 Giả thuyết nghiên cứu.
 Người dân BAH bởi hợp phần đường vào công trường – dự án thủy điện
Trung Sơn cơ bản hài lòng về công tác bồi thường, GPMB của dự án.
 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nhóm hộ BAH nặng và BAH nhẹ
đối với công tác bồi thường GPMB hợp phần đường vào công trường, dự
án thủy điện Trung Sơn.
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu.
1.7.1 Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên cơ sở chọn mẫu để thu thập thông tin và
đánh giá việc thực hiện bồi thường GPMB của tuyến đường. Căn cứ vào danh sách các
hộ BAH tại xã, tác giả đã lựa chọn phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng và chọn ra
228 hộ để tiến hành điều tra thu thập thông tin định lượng. Những bản, xã và các hộ
BAH được lựa chọn có hiện trạng tương phản nhau về điều kiện kinh tế, xã hội,
khoảng cách địa lý, khối lượng ảnh hưởng… nhằm đảm bảo tính chính xác và đại diện
của thông tin được thu thập.
Việc chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện như sau: Chọn mẫu và khảo sát 114
hộ gia đình BAH nặng và 114 hộ gia đình BAH nhẹ bởi hợp phần đường vào công
trường dự án thủy điện Trung Sơn.
1.7.2 Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Việc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện như sau:10
 Điều tra, khảo sát đối 114 hộ gia đình BAH nặng.
 Điều tra, khảo sát đối 114 hộ gia đình BAH nhẹ.
Trước khi thiết kế phiếu điều tra hộ gia đình, tác giả đã làm việc với các bên
liên quan để xác định và xây dựng bản thảo phiếu điều tra. Sau đó thử nghiệm phiếu
điều tra hộ gia đình tại hiện trường. Việc phản hồi đã hạn chế được những sai sót
trong phiếu điều tra cũng như những thông tin không cần thiết cho nghiên cứu.
Để đánh giá mức độ hài lòng, phiếu điều tra đã đưa ra năm lựa chọn cho
người trả lời: rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, hài lòng, rất hài lòng.
Thang đo này sẽ cho phép phân biệt giữa các lựa chọn kém tích cưc/tiêu cực (không
hài lòng/ rất không hài lòng), trung lập (bình thường), và các lựa chọn tích cực (hài
lòng/rất hài lòng).
1.7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành mười sáu (16) cuộc phỏng vấn sâu với hai (02) cán bộ
Ban QLDA thủy điện Trung Sơn; bốn (04) cán bộ chính quyền địa phương tại hai
huyện Quan Hóa và Mai Châu; và mười (10) người BAH bởi hợp phần đường vào
công trường, dự án thủy điện Trung Sơn.
1.7.4 Phương pháp phân tích tài liệu
Để tiếp cận nghiên cứu đạt kết quả, tác giả luận văn đã phân tích các tài liệu
có liên quan như: Báo cáo, tài liệu dự án và một số tài liệu khác có liên quan đến
vấn đề bồi thường, GPMB và sự hài lòng… để có những thông tin khái quát nhất về
đề tài nghiên cứu.
Tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích các loại tài liệu liên quan như:
 Văn bản liên quan đến công tác bồi thường, GPMB của Ngân hàng thế
giới (WB) và Việt Nam;
 Các báo cáo đầu kỳ, báo cáo tiến độ và báo cáo giám sát độc lập tái định
cư của dự án thủy điện Trung Sơn (hợp phần đường vào công trường);
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
 Văn bản pháp luật của Chính phủ có liên quan đến các dự án phát triển
của các nhà tài trợ quốc tế;
 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của địa phương tiến hành dự án;
 Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như:
Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch,
quy nạp…
1.7.5 Phương pháp xử lý thông tin
Công việc phân tích và xử lý thông tin được thực hiện xuyên suốt quá trình
nghiên cứu. Các thông tin nghiên cứu được tổng hợp và phân chia thành các chủ đề
khác nhau bằng cách thống kê những thông tin định lượng và thông tin định tính.
Tác giả nghiên cứu đã đọc kỹ nội dung các tài liệu trên để phát hiện các chủ đề
chính, từ đó xây dựng hệ thống mã hóa thông tin cho tất cả các nhóm đối tượng.
Đề tài sử dụng phầm mềm SPSS 18.0 để tính tần suất và một số tương quan
đối với những thông tin thu được từ bảng nghiên cứu nội dung thông tin định lượng.12
1.8 Khung lý thuyết.
Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phƣơng
Dự án Thủy điện Trung Sơn
(hợp phần đƣờng vào công trƣờng)
Sự hài lòng của ngƣời dân với công tác
bồi thƣờng, GPMB
Tham
vấn,
công
bố
thông
tin
Tự kê
khai
tài sản
Kiểm

thiệt
hại
Chính
sách
bồi
thƣờng
hỗ trợ
Chi trả
bồi
thƣờng
hỗ trợ
Tiến
độ
thực
hiện
Giải
quyết
phàn
nàn
khiếu
nại
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các lý thuyết áp dụng
1.1.1.1 Lý thuyết biến đổi xã hội
Nguyên lý phát triển của XHH Mác xít chỉ ra rằng phát triển là quá trình
trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý này chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng
đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động
của bản thân, chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem
xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát
triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
Thuyết này chỉ ra rằng cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hóa
đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn
thực tế, nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Sự biến đổi trong xã hội
hiện đại càng rõ hơn, con người là một đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ
thể hoạt động xã hội, bản thân nó cũng luôn biến đổi. Biến đổi từ khi sinh ra đến khi
trưởng thành rồi mất đi. Biến đổi khi con người phải thay đổi vị trí sống, thay đổi
điều kiện và cấu trúc xã hội trong đó họ là một thành tố chính. Thuyết biến đổi xã
hội ra đời coi xã hội là một sự vận động và tương tác không ngừng. Chính sự vận
động và tương tác này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú của xã hội. Như vậy, lý
thuyết này lý giải rằng sự biến đổi về nhận thức, mức sống, điều kiện cơ sở vật chất
ở khu vực tái định cư là một quá trình tất yếu.
Auguste Comte đã coi xã hội là sự chuyển hóa giữa hai mặt là mặt tĩnh (mặt
cơ cấu của xã hội) và mặt động (mặt lịch đại của xã hội). Theo ông, trong xã hội,
mọi cái đều vận động và biến đổi. Tuy nhiên, sự biến đổi này không diễn ra một
cách đơn điệu. Mỗi sự vật hiện tượng và sự kiện xã hội lại có những cách thức và
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy, trong tất cả các nhóm tuổi của hộ
BAH được đề cập, nhóm tuổi từ 46-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất (37,5% số hộ BAH nhẹ
và 30,2% hộ BAH nặng và khoảng tuổi từ 21-35 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (12,5% hộ
BAH nhẹ và 16,3% số hộ BAH nặng). Về mức độ hài lòng của hộ BAH, trong 3
mức độ hài lòng được người dân lựa chọn (không hài lòng, bình thường và hài lòng)
thì mức độ hài lòng "bình thường" chiếm tỷ lệ lớn nhất (65,1% hộ BAH nặng và
62,5% hộ BAH nhẹ) và có 11,6% hộ BAH nặng cho biết, họ không hài lòng về hoạt
động này và đây cũng là mức độ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 3 mức hài lòng nêu
trên.
Trong tổng số 24 hộ BAH nhẹ có khiếu nại thì có 9 hộ (chiếm 37,5%) trong
nhóm tuổi từ 46 đến 60 và đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất so với những
nhóm tuổi còn lại. Trong số 9 hộ có nhóm tuổi nêu trên, có 6 hộ cho biết, mức độ
hài lòng của họ trong việc giải quyết khiếu nại là "bình thường", có 3 hộ "hài lòng"
và không có hộ nào "không hài lòng" về hoạt động nói trên. Bên cạnh đó, nhóm tuổi
có tỷ lệ cao thứ 2 là khoảng 36-45, trong nhóm nghề nghiệp này có 5 hộ tham gia
trả lời (chiếm 20,8%), chiếm tỷ lệ lớn nhất tập trung ở mức "hài lòng" (3 hộ, tương
ứng với 12,5%) và ở nhóm tuổi này, có 2 hộ tham gia trả lời cho rằng, mức hài lòng
của họ là "bình thường" trong hoạt động nêu trên. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
là nhóm từ 21 đến 35 tuổi (3 hộ, chiếm 12,5%).
Đối với các hộ BAH nặng, mức độ hài lòng "bình thường" chiếm tỷ lệ cao
nhất (65,1%) và tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 46 – 60 và trên 60 tuổi (đều
chiếm tỷ lệ 30,2%). Ngoài ra, số hộ BAH nặng có mức độ "hài lòng" thấp hơn
những hộ BAH nhẹ (23,3% hộ BAH nặng so với 37,5% hộ BAH nhẹ). Trong tổng
số 5 hộ BAH nặng cho biết họ không hài lòng về việc giải quyết khiếu nại (chiếm
11,6%) thì có 2 hộ (tương ứng với 4,6%) số hộ trong độ tuổi 36 - 45 và đây là tuổi
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mức độ "không hài lòng".
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi69
Như vậy, mức độ hài lòng của nhóm hộ BAH nặng thấp hơn nhóm hộ BAH
nhẹ và số hộ tham gia trả lời chủ yếu tập trung vào 2 nhóm tuổi từ 46 – 60 và trên
60 tuổi.
2.6 Mức độ hài lòng của ngƣời dân sau bồi thƣờng, GPMB.
Hoạt động khôi phục mức sống và cải thiện sinh kế cho các hộ BAH là việc
làm cần thiết trong mỗi dự án có tiến hành đền bù, GPMB. Tính đến thời điểm tiến
hành điều tra, các hộ dân trong khu vực dự án đã nhận đầy đủ tiền đền bù, hỗ trợ và
dần ổn định cuộc sống. Hoạt động này càng thực sự cần thiết với những hộ BAH
phần lớn diện tích đất nông nghiệp hay phải tái định cư tại nơi ở mới. Bởi với
những hộ này, nghề nghiệp của họ thường có sự thay đổi, đời sống, thu nhập có
nhiều xáo trộn và ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của cuộc sống gia đình.
Các hộ dân trong phạm vi nghiên cứu đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo
chính sách chung của dự án với những mục tiêu cơ bản như: khôi phục thu nhập bị
ảnh hưởng, đào tạo nghề nghiệp, khôi phục lại mức sống cao hơn hay ít nhất bằng
so với trước khi dự án diễn ra.
Với những mục tiêu như vậy, Ban QLDA đã thực hiện những hình thức hỗ
trợ và phục hồi chung cho các hộ BAH bằng những biện pháp:
 Chi trả tiền đền bù cho những tài sản của các hộ BAH.
 Hỗ trợ các khoản theo quy định của dự án đối với những hộ BAH nặng
phải TĐC.
 Bố trí khu TĐC cho các hộ phải di chuyển đến nơi TĐC mới.
 Tổ chức các lớp đào tạo nghề xen kẽ với các hoạt động khác cho các hộ
BAH bởi dự án.
Đối với những hộ BAH nặng, bao gồm các khoản hỗ trợ như sau:
 Ổn định đời sống
 Khuyến nông
 Đào tạo nghề70
 Trợ cấp xã hội
 Hỗ trợ thêm giá đất nông nghiệp
 Hỗ trợ mua đất, di chuyển và lệ phí
Qua thông tin phỏng vấn sâu các hộ BAH nặng cho thấy, các hộ gia đình này
đã nhận được các khoản hỗ trợ của dự án để di chuyển và ổn định cuộc sống. Họ đã
sử dụng số tiền được bồi thường để xây lại nhà mới, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc
đầu tư cho con cái học hành. Hộp ý kiến dưới đây thể hiện ý kiến của hộ dân BAH
đã di chuyển đến nơi ở mới.
Hộp 2.8. Ý kiến của ngƣời dân về khôi phục mức sống tại nơi ở mới.
“Hiện tại nhà tui có 4 người đang đi làm nên thu nhập ổn định từ 3
triệu/tháng trở lên. Sau khi Dự án lấy đất và đền bù tui đã chuyển đến nơi ở mới
không xa nơi cũ nên đi lại thuận tiện. Cuộc sống gia đình chúng tui về cơ bản tốt
hơn nơi ở cũ vì đã xây nhà mới để ở, điều kiện vệ sinh được cải thiện. Khi xây nhà
do thị trường giá cả tăng cao nên dự án có tạo điều kiện cho vay vốn tại ngân
hàng với lãi suất thấp để xây dựng, hiện nay tui còn nợ lại Ngân hàng chưa trả
hết” (PVS, Nam, 51 tuổi, Lao động, làm thuê).
Theo đánh giá của tác giả nghiên cứu, mức sống của các hộ BAH nặng đã cơ
bản được khôi phục và cuộc sống dần đi vào ổn định sau khi ảnh hưởng bởi dự án.
Đối với những hộ BAH nặng và những hộ thuộc diện TĐC trên địa bàn dự án,
UBND các tỉnh đã họp bàn để tạo việc làm cho người dân làm nông nghiệp khi mất
đất. Ngoài ra, theo thông tin phỏng vấn người dân, họ còn cho biết việc chuyển đến
khu TĐC đã làm cho cuộc sống tốt hơn do tránh được ngập lụt khi mùa mưa đến,
điều kiện môi trường, vệ sinh cũng tốt hơn và khoảng cách từ nơi ở mới đến nơi ở
cũ cũng không xa, do đó cũng thuận tiện cho việc tìm kiếm công việc mới.
Nhìn chung, những hộ BAH nhẹ hầu như không thay đổi gì về cuộc sống,
chủ yếu họ vẫn làm nông nghiệp. Một phần đất đai của họ bị dự án lấy đi không làm
ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của và cuộc sống của các đối tượng này. Đối với
những hộ BAH nặng, đặc biệt là các hộ thuộc diện phải di dời, việc thích nghi với
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, trải nghiệm và sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Văn hóa, Xã hội 0
D Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020 Y dược 1
D Đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với grabbike Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top