nguyen_ductinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT



I. Khái niệm.
- Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành vào lưu thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Bản thân tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa.
- Do đó khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát nhưng chưa có một sự thống nhất hoàn toàn.
- Có người cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá trữ lượng vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành
- Quan điểm khác lại cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
- Lại có quan điểm khác nói lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động).
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
- Lạm phát có những đặc trưng là: hiện tượng tăng giá quá mức lượng tiền trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá, mức giá cả chung tăng lên.
- Chính vì vậy khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả CPI (consumer price index) chỉ số này phản ánh mức độ thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường.
Nếu lấy thời điểm nào đó trước năm t làm gốc gọi là thì ta sẽ xác định được tỷ lệ lạm phát theo công thức:

Trong đó:
: là tỷ lệ lạm phát thời điểm t.
: là chỉ số giá cả của rổ hàng hóa tại thời điểm t.
: là chỉ số giá cả của rổ hàng hóa tại thời điểm gốc.

- Chỉ số thứ 2 cũng thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản suất (PPI), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số này rất có ích vì nó được tính hi tiết sát với những thay đổi của thực tế.
- Ngoài hai chỉ số nói trên, chỉ số giảm phát GNP cũng được sử dụng. Chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó được tính như sau:
Chỉ số giảm phát GNP =
Chỉ số này toàn diện hơn CPI vì nó bao gồm giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong GNP.

II. Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành 3 mức độ khác nhau (mặt định lượng):
- Lạm phát vừa phải: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm). Đây là mức lạm phát mà nền KT chấp nhận được vì với mức lạm phát này thì những tác động kém hiệu quả của nó là không đáng kể.
- Lạm phát cao: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10% - 100% hàng năm). Tuy nhiên, ở mức lạm phát hai con số thấp mỗi năm (11-13%/năm) nói chung những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được nhưng nếu tỷ lệ tăng giá ở mức hai con số bậc cao mỗi năm (30%, 40%, 50%..., 90%..) thì lạm phát trở thành kẻ thù của sản xuất và đời sống vì những tác động tiêu cực của nó lúc này là không nhỏ, lạm phát hai con số bậc cao trở thành mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở cấp độ ba con số hàng năm trở lên vì nó có tỷ lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng giá rất nhanh. Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó với đời sống và nền kinh tế là vô cũng nghiêm trọng. Nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng và thu nhập của người lao động giảm mạnh.

Về mặt định tính:
- Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
• Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
• Lạm phát không cân bằng: tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập. Trên thực tế lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất.

- Lạm phát đoán trước và lạm phát bất thường:
• Lạm phát đoán trước: lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều dặn, ổn định do đó người ta có thể đoán được trước cho những năm tiếp theo và cề mặt tâm lý mà nói người dân đã quen với tình hình lạm phát dó và chuẩn bị sẵn tâm lí đón nhận.
• Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện, về mặt tâm lí, cuộc sống và thói quen của người dân chưa chuẩn bị và thích nghi, do đó nó gây ra cú sốc với nền kinh tế và gây ra sự thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ.
Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, bao gồm 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, ở giai đoạn này lạm phát có thể chấp nhận được và thậm chí còn cho rằng lạm phát khi đó còn là liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Ở giai đoạn này lạm phát gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

III. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
• Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát



Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1 – điểm giao nhau của đường tổng cung AS1 và tổng cầu AD1 - sản lương đạt mức tự nhiên Yn – tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên – mức giá cả P1
Cung tiền tệ tăng  tổng cầu AD dịch sang phải thành AD2  nền kinh tế chuyển tới điểm 1’  sản phẩm tăng lên trên mức sản phẩm tự nhiên  tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tự nhiên  Lương tăng và giảm tổng cung  Đường tổng cung dịch vào AS2  nền kinh tế quay lại mức tỉ lệ (sản lương, thất nghiệp) tự nhiên nhưng ở điểm cân bằng mới là điểm 2 và mức giá tăng lên thành P2
Cung tiền tệ tiếp tục tăng và thêm 1 vòng nữa mức giá lại tăng lên P3

• Theo quan điểm của phái Keynes
Tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ hay cắt giảm thuế cũng làm tăng tổng cầu  giá tăng. Đơn giản hơn, việc gia tăng nhu cầu 1 dạng hàng hóa / dịch vụ nào đó sẽ gây ra sức ép hơn về tổng cung về hàng hóa/dịch vụ đó trong thị trường. Va giá cả của hàng hóa/dịch vụ đó tăng lên.
Một fan tích khác của Keynes đó là những cú sốc cung tiêu cực ( giá dầu mỏ tăng do cấm vận, chiến tranh. . . hay công nhân đòi tăng lương) cũng se làm giá cả tăng theo lí thuyết phí đẩy.
Nhưng nếu cung tiền tệ không tăng lên để tác động lên tổng cầu thì đến lúc nào đó tổng cung lại quay trở về vị trí ban đầu, do vậy sự tăng giá trong trường hợp này cũng chỉ là 1 hiện tượng nhất thời
 quan điểm của Keynes đó là “lạm phát có thể xảy ra chỉ với 1 tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ cao”


2. Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát
Một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà đa số Chính phủ các nước theo đuổi thường gây nên lạm phát đó là công ăn việc làm cao
Có 2 loại lạm phát là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy mức công ăn việc làm cao đó là:
• Lạm phát phí đẩy
• Lạm phát cầu kéo



Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.

Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.

Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dù giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân...

Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ quy định lượng xuất khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.

Trong điều kiện đồng Đô la Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.

Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.

Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận cùng kiệt và ngư dân. Theo đó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ cùng kiệt ở những nơi chưa có điện lưới; điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người cùng kiệt từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận cùng kiệt tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản, tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản; hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hay tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói (5). Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng.

Nguồn : Số liệu từ tổng cục thống kê

Bảng phân công công việc cho các thành viên nhóm :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
.
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top