than_hanh2011

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Giao dịch dân sự là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện quyền và nghĩa dân sự nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, trong sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng dân sự ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những thực trạng là các tranh chấp về dân sự, nhất là các tranh chấp về hợp đồng có xu hướng tăng, trong đó hợp đồng vô hiệu chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu vẫn là một vấn đề phức tạp nhất mà ngành Toà án đang vướng mắc. Do tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của chế định hợp đồng vô hiệu nên em chọn vấn đề “ Hợp đồng dân sự vô hiệu ” làm đề tài cuối kỳ. Do kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp mà vấn đề lại có nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!












DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.


1. BLDS: Bộ luật dân sự.
2. HĐVH: Hợp đồng vô hiệu.
3. HĐ DS: Hợp đồng dân sự.
4. NLHVDS: Năng lực hành vi dân sự.


















I. Những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu
1.Khái niệm của hợp đồng dân sự.
Để tồn tại và phát triển mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia vào các mối quan hệ khác nhau. Thông qua việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng là một tất yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên việc chuyển giao lợi ích vật chất ấy không thể tự tìm tới nhau để thiết lập nên các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của con người. Mác nói rằng: “ tự chúng, hàng hoá không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được.Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó.” (Các Mác, “Tư bản”, quyển 1, tập 1, Nxb Sự thật 1973 trang 163 ). Mặt khác nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thể hiện việc chuyển giao tài sản. Do đó chỉ khi nào có sự thể hiện ý chí thống nhất giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng dân sự. Như vậy cơ sở đầu tiên để hình thành nên một hợp đồng dân sự là việc thoả thuận ý chí tự nguyện của các bên.Tuy nhiên hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi mà ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được thiết lập, tự do thoả thuận hợp đồng nhưng sự tự do ấy phải được đặt trong giới hạn lợi ích của người khác, lợi ích chung của toàn xã hội.
Khái niệm về hợp đồng dân sự cần được xem xét ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau.Theo phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự là một bộ phận của các quy phạm pháp luật do Nhà nứơc ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình chuyển dịch các lợi ích vật chất. Theo phương diện chủ quan hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà các trong đó các bên tự ý trao đổi với nhau nhằm đi đến một thoả thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo phương diện này khái niệm hợp đồng dân sự được xem xét ở dạng khaí quát và dạng cụ thể. Để quy định của pháp luật có thể bao trùm được toàn bộ các hợp đồng dân sự xảy ra trong thực tế, Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.”. Như vậy hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thụân của để một bên chuyển giao taì sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó.
Ngoài ra cũng cần nói thêm rằng xét về nội dung kinh tế sẽ khó phân biệt giữa một hợp đồng dân sự với một hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại nếu nội dung của chúng đều là sự mua bán, trao đổi các lợi ích vật chất. Tuy nhiên yêu cầu của quá trình tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng đòi hỏi cần có sự phân biệt rạch ròi giữa một hợp đồng kinh tế với một hợp đồng dân sự. Có thể nói hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế như cặp song sinh.Vì vậy trong thực tế có rất nhiều trường hợp hợp đồng là hợp đồng kinh tế hay dân sự. Để có thể phân biệt được hai loại hợp đồng này phải được xác định cụ thể mục đích của từng loại hợp đồng. Hợp đồng với mục đích thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng thì được coi là hợp đồng dân sự. Và chỉ được coi là hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể khi tham gia vào hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh thương mại, thu lợi nhuận.
2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vô hiệu.
2.1. Khái niệm.
Hợp đồng vô hiệu không phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn.
“ Vô hiệu” theo nghĩa thông thường là “không có hiệu lực, không có hiệu quả” như vậy có thể suy ra rằng hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý mặc dù hợp đồng đó được xác lập, các bên có thể chưa thực hiện, đang thực hiện hay đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ như cam kết nhưng khi xác định là HĐVH thì mọi cam kết đã, đang thực hiện thì đều không phải là các quyền và nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ.
Vậy hợp đồng vô hiệu là khi xác lập các bên đã có vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn đến hậu quả pháp lý là không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nào.
* So sánh với hợp đồng mất hiệu lực: Để hiểu rõ hơn về cần có sự phân biệt giữa hợp đồng vô hiệu hợp đồng dân sự mất hiệu lực. HĐVH là hợp đồng không có hiệu lực ở ngay thời điểm giao kết. Còn hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực ở thời điểm ký kết nhưng hợp đồng bị mất hiệu lực là do rơi vào tình trạng không thể thực hiện được. Tình trạng mất hiệu lực của hợp đồng dân sự có thể do một bên vi phạm, dẫn đến bên vi phạm yêu cầu huỷ hợp đồng hay các bên tự thoả thuận với nhau chấm dứt hiệu lực của hợp đồng hay do trở ngại khách quan nào khác. Ví dụ 2 bên ký kết một hợp đồng mua bán gỗ, thời điểm này Nhà nước không cấm mua bán mặt hàng này. Nhưng khi hai bên đang thực hiện hợp đồng thì Nhà nước lại có quyết định cấm khai thác và buôn bán loại gỗ này dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được và bị mất hiệu lực.
2.2. Đặc điểm của hợp đồng vô hiệu.
Theo khoản 1 Điều 410 BLDS 2005 quy định: “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Vậy có thể thấy các quy định về hợp đồng vô hiệu được áp dụng giống như đối với giao dịch dân sự vô hiệu. Mà theo quy định tại Điều 127 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.”. Vậy đặc điểm chung của các hợp đồng vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng vô hiệu các bên phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể bất lợi về vật chất hay tinh thần như không đạt được mục đích đã xác định nếu chưa thực hiện được thì sẽ không thực hiện được tiếp, nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt việc thực hiện đó để quay trở lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.( khoản 2 điều 137 BLDS 2005).
2.2.1. Không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật với hợp đồng vô hiệu.
- Năng lực hành vi dân sự của người tham gia hợp đồng.
Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng nhưng không phải ai cũng có quyền tham gia vào bất kỳ loại hợp đồng nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho phép mới có thể được tham gia. Trong một số trường hợp thì một số chủ thể chỉ được tham gia trong giới hạn của một số quan hệ quan hệ dân sự nhất định. Khi các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự mà năng lực pháp luật là vốn có của chủ thể mà pháp luật quy định cho các chủ thể có quyền như nhau: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. ( khoản 2, 3 Điều 14 BLDS 2005). Còn năng lực hành vi thì pháp luật căn cứ vào khả năng nhận biết hành vi của từng con người cụ thể. Việc phân định này dựa trên cơ sở sinh học và cơ sở xã hội. Nếu như năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chủ thể để tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ. Tư cách chủ thể tham gia hợp đồng dân sự là sự thống nhất giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để tạo ra tư cách của một chủ thể khi tham gia hợp đồng.
- Mục đích và nội dung của các hợp đồng không đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật hay trái đạo đức xã hội. Trong chế định hợp đồng dân sự, các chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc quyết định nội dung, hình thức của giao dịch, thể hiện khi xác lập hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng, hình thức giao kết. Nhưng sự tự do không mang tính tuyệt đối mà bị ràng buộc bởi khuôn khổ pháp luật. Sự ràng buộc này hạn chế sự tự do của các chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng. Chủ thể không tuân theo sự hạn chế của pháp luật dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
+ Mọi thoả thuận không trái với pháp luật.
+ Mọi thoả thuận không được trái với đạo đức xã hội.
Không trái với pháp luật thì rõ nhưng không trái với đạo đức xã hội là một vấn đề phức tạp vì khái niệm đạo đức là một khái niệm trừu tượng. Nhà nước đưa ra khái niệm đạo đức xã hội trong luật : “ Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận”( đoạn 3 Điều 128 BLDS 2005), nhưng không quy định cụ thể trường hợp nào là vi phạm. Chính vì vậy mà khi xác định nội dung của khái niệm đạo đức thường được xem trong mối quan hệ với án lệ, nhưng về lý thuyết thì Nhà nước ta chưa thừa nhận án lệ. Chính vì thế trong thực tiễn hiện nay quy định này đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng.
- Chủ thể tham gia xác lập hợp đồng không tự nguyện.
Sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong hợp đồng dân sự. VÌ vậy các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thoả thuận không phản ánh đúng ý chí cuả các bên đều có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Ý chí của chủ thể là thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc nào.
- Hình thức hợp đồng không đúng quy định của pháp luật.
Để đảm bảo cho trật tự xã hội, lợi ích của Nhà nước và cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải thể hiện ý chí của mình còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức đối với một số loại hợp đồng nhất định. Thông qua các biểu hiện về hình thức này người khác có thể phần nào biết được nội dung của hợp đồng. Việc quy định một số loại giao dịch cần tuân theo các quy định về hình thức dưạ trên cơ sở là đối tượng của các loại hợp đồng này có giá trị lớn hay có chức năng đặc biệt nên hình thức của hợp đồng là căn cứ xác đinh nội dung của hợp đồng. Mặt khác, với những quy đinh này còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc chuyển dịch các tài sản này.
2.2.2. Các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.
Khi hợp đồng vô hiệu thì: “… các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” (Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên nên phải quay lại tình trạng ban đầu như trước khi tham gia hợp đồng. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.
3. Phân loại hợp đồng vô hiệu.
Vì các quy định về giao dich dân sự từ Điều 127 đến Điều 138 được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu nên dựa vào đó có thể thấy có những loại hợp đồng vô hiệu dựa vào các căn cứ sau :
* Dựa vào mức độ vi phạm đối với từng loại hợp đồng dân sự cụ thể thì hợp đồng dân sự được chia thành:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ: là hợp đồng mà toàn bộ nội dung của nó đều vi phạm điều kiện có hiêụ lực của hợp đồng hay có một số nội dung của hợp đồng bị vô hiệu nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng tới phần còn lại của hợp đồng.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần: là hợp đồng mà chỉ có một số nội dung vi phạm các điều kiện có hiệu lực của HĐDS, còn các nội dung khác không vi phạm hay có một phần của HĐVH nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực còn lại của hợp đồng.
* Dựa vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không của HĐDS cũng như căn cứ vào ý chí của Nhà nước, ý chí của chủ thể tham gia giao dịch thì HĐVH đuợc chia thành:
- Hợp đồng dân sự đương nhiên vô hiệu ( vô hiêu tuyệt đối ) : là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật ngay từ khi giao kết, không có giá trị về mặt pháp luật không làm phát sinh quyền và nghĩa của các bên. Do vậy cả trường hợp các bên tham gia hợp đồng đã ký kết và thực hiện sẽ không có giá trị pháp lý. Các bên tham gia phải chấm dứt thực hiện và quay lại trạng thái ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Hơp đồng vô hiệu khi có yêu cầu ( vô hiệu tương đối ): Là hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp đồng có thể hiệu lực nhưng cũng có thể bị vô hiệu theo
2.2.4. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi HĐVH.
*) Nhận thức chung về người thứ 3 ngay tình khi tham gia hợp đồng.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì người thứ 3 ngay tình được hiểu là người được chuyển giao tài sản thông qua HĐVH mà họ không biết, không buộc phải biết là tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một HĐVH do chủ sở hữu xác lập trước đó. Sự không biết hay không buộc phải biết ở đây còn được thể hiện đối với một người bình thường thì không thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng xuất phát từ một HĐVH. Do đó pháp luật không đòi hỏi họ phải biết trong trường hợp này. Thông thường trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, người ta căn cứ vàoyếu tố khách quan của các bên tham gia hợp đồng đẻ xác định tính chất này. Đối với tài sản không cần giấy tờ sở hữu mà người chiếm hữu tài sản khẳng định đó là tài sản của họ thì người mua không buộc phải biết. Đối với loại tài sản mà theo pháp luật phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, thì người chiếm giữ tài sản có giấy tờ sở hữu và người mua trong điều kiện thông thường đối với một người bình thường thì buộc phải biết. Trong trường hơp nhìn bằng mắt thường thì không thể phát hiện ra đó là giấy tờ giả thì không có lỗi của bên mua.
*) Điều kiện xác định người thứ 3 ngay tình khi HĐVH. Để xác định người thứ 3 ngay tình thông thường căn cứ vào những điểm sau:
+ Trước khi người thứ 3 tham gia vào hợp đồng , đối tượng của hợp đồng này được xác lập bởi một HĐVH.
+ Phải xem xét ý chí của người thứ 3 thể hiện ra bên ngoài như thế nào. Nếu ở vào điều kiện thông thường thì họ có thể biết được tài sản này có phải là được xác lập bởi một HĐVH trước đó hay không?
+ Người thứ 3 ngay tình phải là người có năng lực pháp luật, năng lực hành vi, nếu không phải có người giám hộ hay đại diện.
+ Họ đã nhận được tài sản từ hợp đồng và mục đích của hợp đồng đã đạt được.
+ HỢp đồng do họ tham gia hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp.
*) Giải quyết hậu quả pháp lý.
Khi giải quyết hậu quả pháp lý của HĐVH khi có người thứ 3 ngay tình cần được bảo vệ phải xem xét một số yếu tố: xem xét tính có hiệu lực của HĐVH do người thứ 3 ngay tình xác lập, khả năng nhận thức, tính có lỗi hay không của các bên tham gia hợp đồng , người thứ 3 có nghĩa vụ chứng minh họ hoàn toàn ngay tình. Điều 138 BLDS 2005 quy định cụ thể về boả vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi HĐVH.
Thứ nhất: Với loại tài sản theo pháp luật quy định được phép đưa vào giao dịch trên thị trường và là loại tài sản thông dụng, những người tham gia hợp đồng không nhất thiết phải điều tra xác minh về nguồn gốc tài sản.Với loại tài sản không mang tính thiết yếu, với tài sản không thể lấy lại được..khi tuyên bố HĐVh chỉ cần buộc các bên hoàn lại cho nhau theo nguyên tắc bù trừ nghĩa vụ.
Thứ 2: Với loại tài sản Nhà nước cấm đưa vào lưu thông trên thị trường và thuộc diện Nhà nước quản lý, hay nhất thiết phải trả cho chủ sở hữu thì khi tuyên bố HĐVH, Toà án có thể căn cứ vào pháp luật quy định với từng loại tài sản để buộc người thứ 3 tham gia hợp đồng trả lại cho Nhà nước, buộc người chuyển giao tài sản, phải bồi thường thiệt hại cho người thứ 3 ngay tình theo thời giá.
Đối với hợp đồng mà đối tượng là tài sản đặc trưng của chủ sở hữu, mà chủ sở hữu yêu cầu phải trả lại ví dụ: nhà, đất…thì khi giải quyết hậu quả HĐVH cần giao lại tài sản cho chủ sở hữu,buộc người tham gia xác lập hợp đồng bất hợp pháp phải hoàn trả lại tiền cho người thứ 3 tương đương với thời điểm giao dịch và thiệt hại do họ gây nên
II. Thực trạng áp dụng pháp luật tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong một số hợp đồng thông dụng.
1. Thực trạng áp dụng pháp luật tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Việc tuyên bố HĐVH cũng như giải quyết hậu quả pháp lý trong thực tiễn xảy ra khá nhiều, dưới đây em xin đơn cử một ví dụ:
Hợp đồng mua bán nhà vô hiệu.
Các vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là một trong những vụ án dân sự phức tạp, đường lối giải quyết còn nhiều vướng mắc. Trong đó phải kể đến trường hợp hợp đống mua bán nhà không tuân thủ về hình thức hợp đồng như các bên chỉ lập giấy mua bán nhà mà không có công chứng, chứng thực. Bên bán nhà xin huỷ hợp đồng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giá nhà biến động theo chiều hướng đi lên nên không chịu tiếp tục thực hiện hợp đồng….Tình hình giải quyết tranh chấp hopựp đồng mua bán nhà những năm gần đây không thống nhất. Nguyên nhân là do một số quy định của pháp luật chưa thật rõ ràng và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
VÍ dụ: VỤ án tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà giữa nguyên đơn là ông Đinh Xuân Khanh, bà Hoàng Thị The với bị đơn là bà Phan Thị Ngọ, anh Võ Ngọc Hà, anh Võ Ngọc Quì. Nội dung vụ việc: Nguồn gốc căn nhà số 19, đường Thống Nhất, thành phố N thuộc quyền sở hữu của ông Võ THông và bà Phan Thị Ngọ. Ông Thông có hai người vợ: người vợ thứ nhất là bà Lam, giữa ông Thông và bà Lam có 3 người con chung; người vợ thứ 2 là bà Ngọ có một người con chung là anh Quì, bà Ngọ có một người con riêng là anh Hà. Năm 2007, ông Thông chết không để lại di chúc. Ngày 27/9/2006, bà Ngọ, anh Hà, anh Quì tự ý lập giấy bán căn nhà trên cho vợ chồng ông Khanh với giá 150 lượng vàng 96%. Khi bán nhà bà Ngọ cam kết bà là bà vợ duy nhất của ông Thông và ông bà có hai người con chung là anh Hà và anh Quì. Ngày 28/9/2006, vợ chồng ông Khanh giao cho bà Ngọ 20 lượng vàng. Ngày 2/11/2006 vợ chồng ông Khanh và 3 mẹ con bà Ngọ tới phòng công chứng ký hợp đồng thì anh Phượng (con ông Thông và bà Lam ) ngăn cản không cho mua bán căn nhà nêu trên và cho rằng đây là di sản do ông Thông để lại nên anh và bà Lam cùng 2 người con nữa cũng có quyền thừa kế. Vợ chồng ông Khanh yêu cầu bà Ngọ phải trả 20 lạng vàng và thiệt hại nhà do trượt giá. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 535/DSST ngày 15/9/2007, TAND thành phố N quyết định: Tuyên bố hợp đồng mua bán nhà trên vô hiệu, buộc bà Ngọ, anh Hà, anh Quì phải trả cho ông Khanh 30 lạng vàng 96%. Ngày 19/9/2007 anh Quì kháng cáo.Tại bản án dân sự phúc thẩm số 88/DSPT ngày 7/11/2007 nhận định: tuyên bố hợp đồng mua bán nhà trên vô hiệu, buộc bà Ngọ, anh Hà, anh Quì phải hoàn trả cho ông Khanh 20 lạng vàng 96% và 24.880.474 đồng tiền lãi. Nhận thấy: việc bà Ngọ, anh Hà, anh Quì tự ý bán căn nhà mà không được sự đồng ý của các đồng thừa kế là sai. Nguyên nhân dẫn tới HĐVH là do bà Ngọ , anh Hà, anh Quì đã lừa dối vợ chồng ông Khanh . DO vậy mẹ con bà Ngọ ngoài việc trả lại 20 lạng vàng 96% còn phải bồi thường cho vợ chồng ông Khanh theo lãi suất tín dụng quá hạn Ngân hàng kể từ thời điểm nhận tiền đặt cọc cho đến khi xét xử.
2. Ý kiến cá nhân.
2.1. Về hình thức của hợp đồng .
Trong BLDS quy định hình thức là điều kiện bắt buộc trong một số loại hợp đồng là không hợp lý bởi hình thức thực chất chỉ là sự thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng theo các ký tự giấy trắng mực đen, còn việc công chứng Nhà nước hay chứng thực thực chất là sự xác nhận sự kiện pháp lý giữa các bên. Pháp luật quy định vi phạm hình thức dẫn tới HĐVH thì sẽ tạo nên khoảng cách nhất định giữa sự thống nhất ý chí và hiệu lực của hợp đồng. Hơn nữa nhà, đất là bất động sản có giá trị lớn, thiết yếu. Do vậy việc đưa tài sản này vào chế định hợp đồng là tất yếu. Tuy nhiên từ trước tới nay, Nhà nước ta thực hiện chưa tốt công tác quản lý nhà, đất, thủ tục sang tên trước bạ rườm rà, thuế chuyển quyền sử dụng đất cao. Vì vậy việc thực hiện quy định về hình thức đối với hợp đồng mua bán nhà, đất rất phức tạp, khó khăn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 401 thì chỉ quy định hình thức giao dịch là lời nói, văn bản, hay bằng hành vi cụ thể, nhưng trên thực tế, hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường sự xuất hiện của nhiều hình thức giao dịch: điện báo, telex, thư điện tử. Có quan điểm cho rằng các hình thức giao dịch này không được quy định trong luật nên HĐVH. Do vậy cần bổ sung các hình thức giao dich này vào các quy định về hình thức của hợp đồng.
Thêm nữa cần bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 401. Mặc dù có lé dụng ý của nhà làm luật muốn lưu ý khi áp dụng Điều 401 phải gắn với quy định ở phần giao dịch của BLDS và các quy định khác có liên quan đến hình thức hợp đồng. Nhưng vì các quy định về hình thức, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu ở phần giao dịch là đã khái quát và đầy đủ.
2.2. Về khái niệm điều cấm của pháp luật.
Ta thấy khái niệm điều cấm của pháp luật có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm trái pháp luật. Khái niệm trái pháp luật bao trùm lên khái niệm vi phạm điều cấm pháp luật, nên có thể nói những quy định không vi phạm điều cấm là một phần, nằm trong khái niệm không trái pháp luật. Theo quy định của BLDS thì trường hợp HĐDS trái pháp luật bị vô hiệu được quy định cụ thể tại Điều 127 và giải quyết hậu quả pháp lý tại Điều 137, còn đối với giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội được quy định tại Điều 128. Như vậy đối với HĐVH trái đạo đức xã hội, khi giải quyết hậu quả pháp lý cũng có thể căn cứ vào Điều 127.
Thực tiễn giải quyết tại Toà án không phải mọi trường hợp HĐVH do vi phạm điều cấm đều bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Điều này còn tuỳ từng trường hợp vào đối tượng của HĐDS, loại tài sản…. Nhà làm luật nên chăng có hướng dẫn trong trường hợp HĐVH do vi phạm điều cấm cuả pháp luật, thì trường hợp nào cần tịch thu tài sản đưa vào hợp đồng, tài sản nào chỉ cần tịch thu lợi tức, trường hợp nào không phải tịch thu.
Mặt khác Điều 127 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự cũng như HĐVH nên chăng có thể bỏ quy định tại Điều 128, hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 127 phần khái niệm “điều cấm của pháp luật ” và “ đạo đức xã hội ”có thể thêm vào điểm b khoản 1 Điều 122.
TÓm lại khi xem xét HĐVH cần chú ý: Trên nguyên tắc là hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính nên sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ thay thế hợp đồng chính.Quy định hợp đồng chính vô hiệu cũng không áp dụng với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Điều đó có nghĩa là hợp đồng chính vô hiệu nhưng các biện pháp bảo đảm vẫn có giá trị thi hành. Sự vô hiệu của hợp đồng hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
III. Kết luận.
Cùng với sự phát triển của xã hội, HĐDS ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp đa dạng. Vì vậy các chế đinh về HĐDS ngày càng được mở rộng. Trạng thái của hợp đồng dân sự vô hiệu trong thực tế rất đa dạng và không ít trường hợp khi tham gia giao kết hợp đồng chủ thể vẫn không nắm được các quy định của pháp luật dẫn tới HĐVH ngay từ thời điểm giao kết. Để khuyến khích HĐDS phát triển và giảm bớt tình trạng vô hiệu, trong thời gian tới chúng ta cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về chế định hợp đồng. Cùng với công tác hoàn thiện pháp luật cần làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cũng như tăng cường chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công tác trong ngành luật./.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Download Tiểu luận Bàn về hợp đồng vô hiệu, thực trạng, ý kiến và các giải pháp

Download miễn phí Tiểu luận Bàn về hợp đồng vô hiệu, thực trạng, ý kiến và các giải pháp





Giải quyết hậu quả pháp lý của HĐVH là buộc các bên “ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định cuả pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”( khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Bình thường do quy định của hay các bên có thoả thuận trước về hậu quả, ví dụ: phạt, phạt cọc khi một bên có lỗi và phải chịu hậu quả tương ứng với lỗi do họ gây ra. Do đó HĐVH chỉ có thể làm phát sinh hậu quả về trách nhiệm dân sự hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thoả thuận không phản ánh đúng ý chí cuả các bên đều có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Ý chí của chủ thể là thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc nào.
- Hình thức hợp đồng không đúng quy định của pháp luật.
Để đảm bảo cho trật tự xã hội, lợi ích của Nhà nước và cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải thể hiện ý chí của mình còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức đối với một số loại hợp đồng nhất định. Thông qua các biểu hiện về hình thức này người khác có thể phần nào biết được nội dung của hợp đồng. Việc quy định một số loại giao dịch cần tuân theo các quy định về hình thức dưạ trên cơ sở là đối tượng của các loại hợp đồng này có giá trị lớn hay có chức năng đặc biệt nên hình thức của hợp đồng là căn cứ xác đinh nội dung của hợp đồng. Mặt khác, với những quy đinh này còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc chuyển dịch các tài sản này.
2.2.2. Các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.
Khi hợp đồng vô hiệu thì: “… các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” (Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên nên phải quay lại tình trạng ban đầu như trước khi tham gia hợp đồng. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.
3. Phân loại hợp đồng vô hiệu.
Vì các quy định về giao dich dân sự từ Điều 127 đến Điều 138 được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu nên dựa vào đó có thể thấy có những loại hợp đồng vô hiệu dựa vào các căn cứ sau :
* Dựa vào mức độ vi phạm đối với từng loại hợp đồng dân sự cụ thể thì hợp đồng dân sự được chia thành:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ: là hợp đồng mà toàn bộ nội dung của nó đều vi phạm điều kiện có hiêụ lực của hợp đồng hay có một số nội dung của hợp đồng bị vô hiệu nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng tới phần còn lại của hợp đồng.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần: là hợp đồng mà chỉ có một số nội dung vi phạm các điều kiện có hiệu lực của HĐDS, còn các nội dung khác không vi phạm hay có một phần của HĐVH nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực còn lại của hợp đồng.
* Dựa vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không của HĐDS cũng như căn cứ vào ý chí của Nhà nước, ý chí của chủ thể tham gia giao dịch thì HĐVH đuợc chia thành:
- Hợp đồng dân sự đương nhiên vô hiệu ( vô hiêu tuyệt đối ) : là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật ngay từ khi giao kết, không có giá trị về mặt pháp luật không làm phát sinh quyền và nghĩa của các bên. Do vậy cả trường hợp các bên tham gia hợp đồng đã ký kết và thực hiện sẽ không có giá trị pháp lý. Các bên tham gia phải chấm dứt thực hiện và quay lại trạng thái ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Hơp đồng vô hiệu khi có yêu cầu ( vô hiệu tương đối ): Là hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp đồng có thể hiệu lực nhưng cũng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên kia hợp đồng. Hợp đồng này thông thường không xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội và chỉ có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi mà không vô hiệu với bên không có lỗi. Khi xác định hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên đã thoả thuận đều không có hiệu lực pháp luật, còn trong trường hợp hợp đồng đó được thừa nhận sau khi đã khắc phục thì đương nhiên quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ theo sự cam kết thoả thuận của các bên. Hợp đồng khắc phục là hợp đồng mới. Với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối lại khác. Đây thường là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật nên trong thực tế Toà án và các cơ quan có thẩm quyền không cho phép khắc phục mặc dù các bên có mong muốn được khắc phục.
* Dựa vào các quy định trong BLDS 2005.
- Hợp đồng dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ( Điều 128 BLDS 2005).
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực chung trong đời sống xã hội, đựơc cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.(Điều 129 BLDS 2005).
Ý chí đích thực và sự thể hiện ý chí đó phải là sự thống nhất. Khi hai cái đó không có sự đồng nhất thì hợp đồng dân sự vô hiệu. Trên cơ sở này, pháp luật quy định HĐDS được xác lập một cách giả tạo thì hợp đồng này vô hiệu còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực. Nếu hợp đồng bị che giấu cũng vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì cũng bị coi là vô hiệu. Ngoài ra khi các chủ thể xác lập hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 thì cũng bị coi là vô hiệu.
- Họp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện.(Điều 130 BLDS 2005)
Đối với các HĐDS đựoc xác lập, thực hiện bởi người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS mà theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người thay mặt của họ xác lập, thực hiện thì pháp luật cho phép người thay mặt của những người này có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố HĐVH.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn. (Điều 131 BLDS 2005).
Ở đây, HĐDS được xác lập bởi sự nhầm lẫn không có sự thống nhất ý chí đích thực với sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Do đó bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố HĐDS vô hiệu mà không cần yêu cầu bên kia thay đổi nội dung hợp đồng.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ.(Điều 132 BLDS 2005).
Là hợp đồng mà bản thân chủ thể xác lập hợp đồng bị “tê liệt ” về ý chí và không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc lựa chọn ý chí của một bên (đe doạ) hay sự nhận thức không đúng về HĐDS bởi hành vi vi phạm pháp luật, bởi sự định hướng ý chí của chủ thể thành một nội dung khác có lợi cho người định hướng ( lừa dối).
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005).
Một người có năng lực hành vi dân sư đầy đủ có thể xác lập hợp đồng theo ý chí của mình. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp bản thân chủ thể xác lập hợp đồng mặc dù có NLHVDS đầy đủ nhưng đã không xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Ví dụ trong tình trạng say rượu, bia….
- Hợp đồng dân s...
Mình đang làm về phần này và mong được b gửi link
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Bàn về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp tại Phường Dương Nội và Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, TP Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
B Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn TP Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN) Văn hóa, Xã hội 0
K Sự khác biệt giũa thái độ và hành vi về bạo lực giữa vợ và chồng của cán bộ trong các tổ chức phi chính phủ (Nghiên cứu trường hợp tại các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
N Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh Bắc Giang ( Nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện Văn hóa, Xã hội 0
D vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Luật 0
K Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Tài liệu chưa phân loại 0
T Mạng nhà tôi kết hợp với điện thoại bàn rất hay bị rớt mạng. Bác nào biết về lỗi này chỉ tôi với? Hỏi đáp Tin học 4
C Báo cáo tổng hợp về TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Tiểu luận Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top