Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Bắc Giang là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày nay đã có tên gọi và quy mô địa giới hành chính.
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục co sự điêu chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Và Bắc giang đượ tách ra từ tỉnh Hà Bắc trước đây ( gồm 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh sau này)
Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thành Phố Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh
Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống Tây Nam làm cho phía Đông của tỉnh ví như một máng nước mà lònh máng là song Lục Nam, thành máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía Tây Nam. Do ở vùng núi và đồng bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng.
Dưới đây em xin trình bày về“ báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang”.

Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính.

I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển.
1. Quá trình hình thành:
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nứoc Việt Nam dânc chủ cộng hoà đã đưa nước ta bước vào một trang lịch sử mới: từ than phận là kẻ nô lệ, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân đầt nước; nước ta từ một nước thuộc địa nưa phong kiến đã trở thành một nước độc lập.
Ngay sau khi chính quyền Cách Mạng được thành lập, một vấn đề cấp bách đặt ra là muốn xây dựng đất nước, bảo vệ chính quyền Cách Mạng vững chắc, khãng chiến chống thực dân pháp xâm lược thắng lợi, cần bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định và bức thiết là xây dựng một nền tài chính mới thay thế nền tài chính của thực dân pháp.
Chính vì thế, ngày 28/08/1945 Ngành Tài chính Việt Nam ra đời. Và ngay sau đó, Ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang cũng được thành lập, với bản chất là một công cụ để quản lý và phát triển kinh tế. Chính vì vậy ngay từ những ngày tháng đầu cách mạng thành công (31/12/1945) Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập sở tài chính vật giá trước đây và sở tài chính ngày nay, với mở đầu của bản Sắc lệnh: “Xét rằng, ngay khi lo việc kháng chiến, Chính phủ đã bắt đầu công việc kiến quốc, nhưng sự kiến quốc cần có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng...”.
Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc qua những chặng đường lịch sử của dân tộc, ngành tài chính đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kế hoạch được xây dựng phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc, thực hiện khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Ngành tài chính mặc dù mới ra đời nhưng đã có nhiều chương trình kế hoạch giúp Chính phủ cân đối nguồn lực, thi đua tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, bao vây kinh tế địch, thực hiện giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng; chương trình mở lớp dạy chữ, chương trình nuôi dưỡng sức dân, sức quân với mục tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền Cách Mạng còn non trẻ; thù trong giặc ngoài với cùng một âm mưu: “tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động lam tay sai cho chúng”
2. Lịch sử phát triển:
Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc; ngành tài chính với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm đầu tiên (1961-1965) lấy mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo Xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Khi cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân của Đế quốc Mỹ lan rộng, Đảng, Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến, ngành tài chính đã làm tốt vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển nền kinh tế sang thời chiến (1965- 1975).
Có thể nói, trong bối cảnh đó công cụ kế hoạch hoá thực hiện theo cơ chế tập trung đã phát huy tác dụng, chúng ta đã thực hiện thành công công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên và chuyển nền kinh tế phù hợp với thời chiến. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí thấp kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn, kế hoạch hợp tác hoá nông nghiệp đã đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, từ chỗ thiếu đói lương thực đã từng bước tự cấp được lương thực và đảm bảo cung cấp cho bộ đội chiến trường ăn no đánh thắng. Công nghiệp từ chỗ không có gì, chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt nhà máy, xí nghiệp được tạo dựng, các khu công nghiệp nền móng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của Chủ nghĩa xã hội ra đời. Cơ chế kế hoạch hoá đã giúp cho miền Bắc động viên được sức người, sức của cho xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, góp phần làm nên chiến công Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nghiên cứu và phạm vi công tác kế hoạch hoá, đòi hỏi phải có những đổi mới về cách quản lý kinh tế. Công tác kế hoạch hoá đã bước vào một quá trình thử nghiệm theo hướng thu hẹp bao cấp, thu hẹp chỉ tiêu pháp lệnh, mở rộng chỉ tiêu hướng dẫn, định hướng, trao quyền chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và những thử nghiệm, với quyết tâm đổi mới toàn diện xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, ngành tài chính đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã không ngừng vươn lên, tự đổi mới mình cả về tư duy kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá, cách tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, xây dựng, thực hiện kế hoạch. Thành công to lớn trong hơn 20 năm đổi mới về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước có sự đóng góp quan trọng của ngành tài chính. Cũng chính từ những đóng góp đó và sự khẳng định vai trò vị trí của mình, ngành tài chính đã được Chính phủ xác định là cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, giúp Nhà nước phối hợp, điều hành thực hiện các mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế.
Ra đời cùng với hệ thống cơ quan tài chính địa phương của cả nước theo Quyết nghị của Hội đồng Chính phủ, ngành tài chính Bắc Giang đã tiếp nối truyền thống của ngành bắt tay vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội và từ đó đến nay dưới dự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tài chính, lớp lớp đội ngũ những người làm công tác tại địa phương đã phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành tài chính Bắc Giang đã nghiên cứu, vận dụng các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội thông qua xây dựng các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm và các cơ chế điều hành, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Cùng với thời gian, ngành tài chính Bắc Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng; đã xây dựng và tập hợp được một đội ngũ công chức, viên chức có trình độ, có bề dày kinh nghiệm, không ngừng đổi mới cả tư duy quản lý và phương pháp công tác, luôn đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển của Tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tự hào về những chặng đường đã qua, xác định trách nhiệm của mình trong thời gian tới, ngành tài chính Bắc Giang đang đứng trước những thử thách lớn lao phải vượt qua để đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới:
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở tài chính
1. Chức năng, nhiệm vụ của sở tài chính:
1.1. Vị trí, chức năng:
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực tài chính) tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản về quản lý lĩnh vực tài chính tại địa phường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ.
2. Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài chính ngân sách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn các cơ quan thuộc thành phố, cơ quan tài chính cấp huyện, xã thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính.
4. Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương; trình UBND tỉnh để trình H ĐND tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính – ngân sách chế độ quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.
5. Trình UBND tỉnh quy định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách hàng năm của địa phương.
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) thuộc thành phố và cơ quan tài chính cấp huyện, xã xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cấp thành phố và UBND huyện, xã
c) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp thành phố, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
6. Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách của các cơ quan cùng cấp cho các đơn vị trực thuộc.
7. Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.
8. Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn quận, huyện, quyết toán thu, chi ngân sách quận, huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính.
9. Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý Quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thành phố.
11. Yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, sai chính sách, chế độ hay không chấp hành chế độ báo cáo, thống kê.
12. Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước.
13. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư xây dựng (nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc ngân sách nhà nước) hàng năm, trình UBND tỉnh quyết định.
a) Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do thành phố quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của chủ đầu tư và được sự chấp thuận của UBND tỉnh
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu tư đã được phân cấp theo quy định.
15. Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật . Giúp UBND tỉnh triển khai phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
16. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của Chủ đầu tư và cơ quan tài chính quận, huyện, phường, xã, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở thành phố, quận, huyện.
17. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư) . Thẩm tra, phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản địa phương theo quy định.
Chủ trì tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, trình Uỷ UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật.
18. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Quyết định số 86/2004/QĐ-UBND ngày 08/06/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của sở Tài Chính
2 - Quy chế làm việc của Sở Tài Chính Tỉnh Bắc Giang
3 - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của Sở Tài Chính.
4 - Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
5 – Ngành tài chính tỉnh Bắc Giang 60 năm xây dựng và trưởng thành
6 - Báo cáo của phòng đầu tư - Sở Tài Chính
7 - Dự toán xây dựng và phân bổ ngân sách 2010 của sở Tài Chính
8 – Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách của tỉnh những năm gần đây

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính. 2
I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển. 2
1. Quá trình hình thành: 2
2. Lịch sử phát triển: 3
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở tài chính 5
1. Chức năng, nhiệm vụ của sở tài chính: 5
1.1. Vị trí, chức năng: 5
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn: 5
2. Cơ cấu tổ chức: 11
2.1. Lãnh đạo sở: 11
2.2. Các phòng thuộc sở: 13
2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở: 19
2.4. Đơn vị chịu sự quản lý Nhà nước thuộc Sở: 19
III. Hoạt động chính của cơ sở thực tập 19
1. Lĩnh vực hoạt động chính: 19
2. Kết quả hoạt động của sở Tài Chính: 20
2.1.Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: 20
2.1.1. Quản lý điều hành thu chi ngân sách: 20
2.1.2. Công tác quản lý tài chính trên các lĩnh vực: 22
2.2. Kết quả họat động của các đơn vị trực thuộc và phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố. 25
2.2.1. Trung tâm thông tin tư vấn dịch vụ tài chính công: 25
2.2.2. Công ty xổ số kiến thiết Bắc Giang: 25
2.2.3. Phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố: 26
3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: 26
Phần II : Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư của sở tài chính tỉnh Bắc Giang 29
I. Thực trạng về tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh 29
1. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ 29
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 29
3. Đầu tư cho xây dựng cơ bản: 30
4. Đầu tư cho an ninh quốc phòng đảm bảo đời sống xã hội 31
5. Đầu tư phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 32
II. Đánh giá chung 33
1. Những kết quả đạt được 33
2. Một số tồn tại 35
3. Nguyên nhân: 36
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư: 37
1. Định hướng phát triển của tỉnh: 37
2. Một số giải pháp 39
Phần III. Phát hiện vấn đề nghiên cứu và đề xuất hướng đề tài thực tập chuyên ngành 41
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top