Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Báo chí với vấn đề giám sát và phản biện xã hội : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng : 60 32 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Miêu tả: 115 tr. + Đĩa mềm + Tóm tắt
Luận văn khảo sát, tìm hiểu và phân tích nội dung, hình thức thể hiện của các bài báo có nội dung giám sát và phản biện xã hội về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của 3 tờ báo in có uy tín là Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên, Đại biểu nhân dân để thấy được hiệu quả cũng như thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế trong việc báo chí thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình.Thông qua việc đánh giá thực trạng giám sát và phản biện xã hội của 3 tờ báo với sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992, luận văn đưa ra một số nhận xét và mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội của báo chí trong thời gian tới.
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BÁO
CHÍ GIÁM SÁT, PBXH................................................................................. 9
1.1. Khái niệm giám sát và PBXH.............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm giám sát........................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm PBXH............................................................................. 10
1.2. Chức năng giám sát và PBXH của báo chí....................................... 20
1.2.1. Vai trò giám sát, PBXH của báo chí.............................................. 20
1.2.2. Nguyên tắc và cách thức giám sát, PBXH của báo chí.................. 25
1.2.3. Điều kiện để báo chí làm tốt chức năng giám sát và PBXH.......... 29
1.3. Giới thiệu về các tờ báo khảo sát.......................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ GIÁM SÁT, PBXH................. 42
2.1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và nội dung sửa
đổi, bổ sung................................................................................................. 35
2.1.1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 ...............Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung.............. Error! Bookmark not defined.
2.2. Giám sát, phản biện về nội dung vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam (Điều 4) ...................................................................... 42
2.3. Giám sát, phản biện về nội dung Hội đồng Hiến pháp (Điều 120) .... 50
2.4. Giám sát, phản biện về nội dung chế độ kinh tế.............................. 59
2.4.1. Về các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế Nhà nước (Điều 54) .... 60
2.4.2. Về thu hồi đất (Điều 58)................................................................. 65
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA QUA KHẢO SÁT VÀ
NHỮNGKHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT VÀ
PBXH CỦA BÁO CHÍ.................................................................................. 743.1. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát .................................................... 70
3.1.1. Về nội dung và hình thức thể hiện của các bài viết ................Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Về tác giả của các bài viết ............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả giám sát và
PBXH của báo chí........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về vai trò giám sát và PBXH
của báo chí ............................................................................................... 74
3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí và người đứng đầu .... 74
3.2.3. Nâng cao kiến thức, trình độ, trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất
chính trị của đội ngũ người làm báo........................................................ 76
3.2.4. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong PBXH của báo chí ................ 78
3.2.5. Hoạt động tổ chức PBXH và PBXH của báo chí phải tuân thủ
những quy định của pháp luật về hoạt động báo chí ............................... 80
3.2.7. Xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin kịp thời giữa báo
chí với các cơ quan có liên quan.............................................................. 83
3.2.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia giám sát và
PBXH........................................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 93
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCÁC BẢNG ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều 4)
51
2 Bảng 2.2: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
Hội đồng Hiến pháp (Điều 120)
58
3 Bảng 2.3: Thống kê và phân loại bài viết về nội dung
các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế Nhà nước
(Điều 54)
71
4 Bảng 3.1: Phân loại tác giả của các bài viết 791
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa – xã hội mà pháp luật là tối thượng. Đồng thời, yêu cầu về tính công
khai, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động, mọi quyết sách cũng ngày
càng được nâng cao. Do vậy rất cần thiết có những hệ thống, công cụ giám sát
để bảo đảm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi sai trái, vi phạm
pháp luật; bảo vệ lợi ích của đất nước, của người dân.
Ở nước ta, báo chí không chỉ là là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội mà còn là diễn đàn, “tai mắt” của nhân dân.
Báo chí đồng thời cũng là công cụ giám sát của nhân dân đối với mọi tiến
trình hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống nhằm góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế xã
hội, bảo đảm cho tiến trình mở rộng dân chủ được thực hiện liên tục. Giám sát
và phản biện xã hội (PBXH) vì vậy được xem là một trong những chức năng
quan trọng hàng đầu của báo chí.
Hướng tới những tác phẩm mang tính phản biện cao đang là xu hướng
của truyền thông hiện đại nói chung và báo chí nói riêng. Nghiên cứu về tính
phản biện của các tác phẩm báo chí là việc cần thiết để báo chí phát huy tốt
hơn chức năng quản lý và giám sát xã hội. Nâng cao tính PBXH của báo chí
chính là thực hiện tốt hơn vai trò thông tin hai chiều trong quản lý và giám sát
xã hội của báo chí. Suy cho cùng, sự phát triển như vũ bão của truyền thông
đại chúng nói riêng và báo chí nói riêng về phương diện kỹ thuật, phương
thức truyền tin… là để phục vụ tốt hơn quyền lợi của người tiếp nhận
thông tin. Nghiên cứu về tính PBXH của báo chí, một mặt nào đó, là
nghiên cứu sự đổi mới cần đạt đến của nội dung và hình thức báo chí để
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
tác động mạnh mẽ hơn tới đối tượng tiếp nhận thông tin. Đây chính là kết
quả cuối cùng của mọi sự đổi mới mà báo chí hướng tới.
Quan sát mặt bằng báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, có
thể thấy nổi bật lên hai gương mặt nhật báo với lượng phát hành được cho là
cao nhất cả nước - báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là báo Tuổi
trẻ) và báo Thanh niên. Hai tờ báo này cùng được công chúng và giới trong
nghề đánh giá cao về tốc độ, tính độc đáo và mới mẻ của thông tin cũng như
chiều sâu của những phân tích bình luận. Còn Đại biểu nhân dân (ĐBND) tuy
không phải là tờ báo phát hành rộng rãi trên thị trường như các tờ báo khác
nhưng đây là tờ nhật báo chính thống của Quốc hội, tiếng nói của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân, của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Quốc hội là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, do đó tờ báo ĐBND có vai trò rất quan trọng, góp tiếng nói mạnh
mẽ trong quá trình hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động lập hiến và
lập pháp nói riêng mà cụ thể là việc sửa đổi, xây dựng Hiến pháp mới vừa
qua.
Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp
luật của nước ta. Trước những yêu cầu mới để phát triển đất nước, nhiệm vụ
sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) một lần
nữa được đặt ra. Ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin
đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Trong lần sửa đổi
này, rất nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước đã được lấy ý kiến nhân dân. Một
trong những kênh để người dân đóng góp vào dự thảo Hiến pháp một cách có
hiệu quả nhất đó chính là báo chí.
Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn “Báo chí với vấn đề giám
sát và PBXH” (khảo sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ Tuổi3
trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên và ĐBND từ tháng 1 đến tháng 12 năm
2013) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chức năng giám sát và PBXH của báo chí không phải là đề tài mới. Đã
có nhiều cuốn sách đề cập đến chức năng này của báo chí như: “Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông” (nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,
Trần Quang – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội); cuốn “PBXH và phát huy dân
chủ pháp quyền” (TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân
đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia); cuốn “PBXH – Câu hỏi đặt ra từ
cuộc sống” (Trần Đăng Tuấn, Nxb Đà Nẵng); cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”
(Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb Lý luận chính trị)… Song trong
khuôn khổ của một cuốn sách nên nội dung này được đề cập thường mang
tính khái quát, lý luận cao, ít có dẫn chứng cụ thể.
Trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm tài liệu phục vụ cho luận văn, tác giả
đã tìm thấy một số bài viết về PBXH nói chung và PBXH trên báo chí nói
riêng như: Báo chí và PBXH (Nguyễn Quang A, Tạp chí Người làm báo,
tháng 6/2008); PBXH (Nguyễn Quang A, Lao động cuối tuần số 28 (tháng
7/2008); PBXH (Nguyễn Trần Bạt, Tạp chí The Jounal of Global Issues &
Solutions, Nxb Biblitheque Word Wide International Publishers); PBXH là có
đồng tình, có phản đối, có chấp nhận và có bổ sung (Nguyễn Mạnh Cầm, Báo
Đại đoàn kết); PBXH – nhân tố quan trọng của phát triển (Kiên Định, Hà Nội
ngàn năm, 31/3/2007); Vai trò của PBXH ở Việt Nam hiện nay (Đỗ Văn
Quân, Tạp chí Lý luận chính trị); PBXH những vấn đề chung (Trần Đăng
Tuấn, Tạp chí Cộng sản số 17, tháng 9/2006); PBXH (Nguyễn Vi Khải, Báo
Lao động, ngày 13/7/2008); Những điều kiện cần cho PBXH (Lê Minh Tiến,
Tạp chí Tia sáng, ngày 17/4/2009); Báo chí và phản biện (Nguyễn Quang A,
báo Tiền Phong, ngày 22/6/2010); PBXH: khái niệm, chức năng và điều kiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
hình thành (Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang, Tạp chí Tia sáng, ngày
20/3/2012); Về vai trò giám sát xã hội và PBXH của báo chí Việt Nam (TS
Đặng Thị Thu Hương, Tạp chí Cộng sản ngày 22/7/2013)… Tuy nhiên,
những bài viết này chủ yếu xem xét một cách tổng quát về PBXH trên bình
diện chung nhất và mang tính lý luận cao.
Cũng đã có rất nhiều khóa luận và luận văn của các sinh viên và học
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến vấn đề này như:
- Luận văn “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và PBXH” (khảo
sát qua các tờ báo in Lao động, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tiền phong,
Tuổi trẻ TP HCM) của tác giả Mai Thị Thúy Hường.
- Luận văn “PBXH về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam
hiện nay” (khảo sát báo Giáo dục và Thời đại, Tia sáng, Sài Gòn Giải Phóng,
Tuổi trẻ TP HCM, Hà Nội mới từ 2008 đến 2011) của tác giả Trần Thị Hoa.
- Luận văn “Tính PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua
hai báo Tuổi trẻ TP HCM và Thanh Niên các năm 2006-2008)” của tác giả
Hoàng Thủy Chung.
- Luận văn Truyền thông đại chúng “Báo chí Thanh Hóa với việc thực
hiện chức năng giám sát xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Bình.
- Khóa luận “Tính PBXH của tác phẩm báo chí thông qua loạt bài
“Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2005” của tác giả Phạm Văn Kiền.
- Khóa luận “Tính PBXH của báo chí Việt Nam qua loạt bài về vấn đề
trùng tu các di tích trên báo Tuổi trẻ” (từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2009) của
tác giả Tô Thị Thúy Nga.
- Khóa luận “Ý nghĩa PBXH của thể loại phóng sự trên báo Thanh
Niên” (qua 2 chùm phóng sự ''Bát nháo chương trình liên kết" và ''Không để5
mạnh tổng hợp làm thay đổi đời sống theo chiều hướng tích cực hơn. Những
ý kiến giám sát và phản biện không thỏa đáng có thể tạo ra những dư luận
không tốt, thậm chí cản trở sự phát triển. Đội ngũ nhà báo có tâm và có tầm sẽ
là một lực lượng giám sát và phản biện tin cậy, đặc biệt quan trọng của các
cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để giám sát và phản biện tốt, nhà báo phải
có tính độc lập cao trong tác nghiệp, không a dua, không nói theo, hô hào kiểu
phong trào. Trước các vấn đề, sự kiện xảy ra trong đời sống, nhà báo cần có
một bản lĩnh chính trị tốt, tri thức xã hội sâu rộng cùng với sự phân tích, suy
luận, đối chiếu độc lập và kỹ năng trình bày thuyết phục. Vấn đề xây dựng đội
ngũ nhà báo có năng lực giám sát và phản biện tốt không phải là vấn đề ngày
một ngày hai mà cần có một kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng liên tục
và lâu dài.
Nhà báo phải là những người có trình độ, am hiểu cuộc sống, nhất là
pháp luật – như sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng và năng lực phân tích
pháp lý, có bản lĩnh hành nghề trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị
trường, khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích
sự kiện pháp lý… Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến nên ở họ cần
phẩm chất đạo đức trong sáng. Cùng với đòi hỏi về trình độ, năng lực chuyên
môn, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, nhà báo cần được
trang bị những phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp
thông tin để họ có thể tác nghiệp thuận lợi nhất là trong bối cảnh hội nhập thế giới.
3.4. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong PBXH của báo chí
PBXH của báo chí mang tính chuyên nghiệp phải đáp ứng được 4 yêu
cầu: là PBXH khoa học; phản biện đúng, trúng vấn đề lợi ích thiết thân của
nhân dân; phản biện có tính văn hóa; phản biện phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước.79
Tuyệt đối không phản biện thiếu tính xây dựng, thiếu khoa học, nặng
tính kích động xã hội, thiếu tầm chiến lược, nằn về tiểu tiết cảm tính, thậm chí
nhiều khi thể hiện trình độ thấp và thái độ thực dụng, bè cánh tinh xảo của
những người viết. Tránh những hiện tượng lệch lạc khi phản biện như phản
biện loạn tiêu chí và loạn hướng, phản biện vuốt đuôi và phản biện nặc
danh… Tất cả những hiện tượng này đều đi sai khái niệm, bản chất và nguyên
tắc của PBXH của báo chí, dẫn đến không đạt được mục đích của hành động
phản biện.
Tính chuyên nghiệp này được thể hiện qua 2 phương diện trong PBXH
của báo chí: lựa chọn đề tài phản biện và đội ngũ tổ chức thực hiện PBXH.
Để có đề tài PBXH, báo chí cần chủ động tìm kiếm đề tài, tăng cường
mối quan hệ với bạn đọc, công chúng; bám sát thực tế đời sống, nắm bắt các
vấn đề gai góc của xã hội để đi đến quyết định nên giám sát, phản biện vấn đề
nào, phản biện vấn đề nào trước, vấn đề nào sau. Đó là một nghệ thuật mà
chính tờ báo phải xây dựng nên. Nền tảng của tư duy phản biện là tư duy khoa
học. Có tư duy phản biện thì mới phát hiện được vấn đề để phản biện. Đề tài
phản biện sẽ làm độc giả chú ý đến tờ báo. Nhưng chất lượng PBXH của tờ
báo mới chính là yếu tố quyết định giá trị của tờ báo.
Xây dựng đội ngũ biết phản biện và phản biện chuyên nghiệp. Không
phải ngẫu nhiên mà một số vấn đề gai góc thường có ý kiến của các chuyên
gia, các nhà khoa học. Nhưng báo chí phản biện chuyên nghiệp là phải có đội
ngũ nhà báo đủ sức tham gia PBXH, tự chịu trách nhiệm về nội dung PBXH
của mình trước độc giả. Do đó, đòi hỏi đội ngũ nhà báo ngoài kỹ năng hoạt
động báo chí còn phải có tư duy phản biện, năng lực phản biện, hiểu biết pháp
luật, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Báo chí với vấn đề nâng cao dân trí và văn hóa - giải trí cho nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa Luận văn Sư phạm 4
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
S Sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945 Văn hóa, Xã hội 0
T Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Văn hóa, Xã hội 3
N Hồ Chí Minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị Văn hóa, Xã hội 0
H Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ TP HCM và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007 - 2009) Văn học 0
C Báo chí với công tác phản ánh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống Văn học 0
M Báo chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hoá Huế Văn học 0
R Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp Văn học 0
C Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top