hoangcodonz
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá tồn kho
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 3
I. Phương pháp thực tế đích danh 3
II. Phương pháp bình quân gia quyền. 4
III. Phương pháp nhập trước- xuất trước(FIFO) 5
IV. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) 6
PHẦN II. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO 10
I. Mục đích dự phòng giảm giá. 10
II. Quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho(VAS 02-CDKT QD 15). 10
II. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 13
III. Ví dụ minh họa. 16
KẾT LUẬN 18
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-01-tieu_luan_cac_phuong_phap_tinh_gia_tri_hang_ton_kh.nUV8NQ07gS.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67208/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
điểm: Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng hóa. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất trong các phương pháp. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, giá trị hàng tồn kho được đánh giá đúng theo trị giá thực tế của nó.Nhược điểm : là chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại hàng hóa, có thể phân biệt, chia tách ra thành nhiều thứ riêng rẽ. Ngoài ra phương pháp này còn có nhược điểm là tính giá hàng hóa không sát với giá thị trường.
II. Phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp giá bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hay sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hay ngay sau khi nhập một lô hàng về.
Khi áp dụng phương pháp này kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho cũng như là giá trị thực tế của hàng tồn kho.
Đơn giá mua Trị giá HH tồn kho ĐK + Trị giá hàng nhập TK
bình quân =
trong kỳ Số lượng HH tồn ĐK + Số lượng HH nhập TK
Giá thực tế hàng xuất bán = Đơn giá mua bình quân * Khối lượng hàng hóa xuất bán.
Sau đó xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức:
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Số lượng hàng hóa tồn kho* Đơn giá mua bình quân
Khi sử dụng phương pháp này trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh hưởng bởi giá của hàng tồn kho đầu kỳ và giá mua của hàng hóa trong kỳ.
Như vậy phương pháp này có xu hướng che dấu sự biến động của giá.
Các phương pháp bình quân cũng được áp dụng khá nhiều trong các DN ở Việt Nam.
Nhược điểm: Nó lại có xu hướng che dấu sự biến động của giá.
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác. Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế làcác doanh nghiệp không thể đo lường một cách chính xác về quá trình lưu chuyển của hàng nhập, xuất trong DN và do vậy nên xác định giá trị thực tếhàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chúng có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất.
Ta thấy rằng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng tồn kho chỉ phù hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ vì phải đến tận cuối kỳ chúng ta mới tính được giá đơn vị bình quân.
Sau khi kiểm kê ta biết được số lượng tồn cuối kỳ, từ đó tính được giá trị hàng xuất trong kỳ.
Ta không nên sử dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên bởi vì mỗi lần xuất chúng ta đều phải hạch toán trị giá xuất ngay nhưng ta lại không thể xác định được đơn giá xuất.Còn với phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì ngược lại, nên áp dụng trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
III. Phương pháp nhập trước- xuất trước(FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hay sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hay sản xuất vào thời điểm cuối kỳ.
Do vậy giá trị hàng xuất kho được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hay gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hay gần cuối kỳ còn tồn kho.
Trong trường hợp giá vật tư hàng hóa có xu hướng giảm thì giấ hàng tồn kho sẽ là nhỏ nhất và do đó lợi nhuận trong kỳ giảm và ngược lại.
Ưu điểm: Phương pháp này là hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát với thực tế tại thời điểm lập báo cáo.
Nhược điểm: Phương pháp là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Phương pháp tính giá này áp dụng phù hợp với cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Song từ đặc điểm của mỗi phương pháp hạch toán mà chúng ta có thể thấy rằng có sự khác nhau cơ bản về giá trị của hàng xuất và tồn cuối kỳ giữa FIFO trong phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
IV. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO)
Phương pháp này áp dụng trên giả thiết là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hay sản xuất trước đó.
Do đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hành nhập sau, trị giá của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hay gần đầu kỳ.
Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát (giá cả có xu hướng tăng lên), khi đó, lượng hàng tồn kho sẽ thấp nhất và ngược lại.
Cơ sở khoa học của phương pháp này là do doanh nghiệp kinh doanh liên tục, phải có hàng hóa thay thế cho hàng tồn kho được bán. Khi bán hàng, hàng hóa thay thế được mua vào. Như vậy, việc bán hàng đã tạo ra sự thay thế của hàng hóa. Nếu chi phí và thu nhập tương xứng với nhau thì trị giá vốn của hàng hóa thay thế phải phù hợp với doanh số đã gây ra sự thay thế này. Do, chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng hóa thay thế. Thực hiện phương pháp lifo đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Khi giá cả có xu hướng tăng lên giúp cho đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do lúc đó lợi nhuận giảm, chi phí hàng hóa là cao nhất.chính vì ưu điểm này mà doanh nghiệp đã sử dụng để đạt mục tiêu giảm thuế.
Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ biến. Khi mức giá của hàng tồn kho tăng và số lượng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống. Mặc dù trong tương lai giá cả của hàng tồn kho giảm xuống thì doanh nghiệp đã giảm đi được một phần nào thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp (trong một hay nhiều kỳ nào đó). Và hơn nữa đây là một lý do để doanh nghiệp có thể trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Tuy nhiên, phương pháp này củng có một số nhược điểm như sau: vì bỏ qua nhập xuất hàng hóa vật tư thực tế, chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể lên cao vì mua thêm vật tư hàng hóa nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao nhất (trong nền kinh tế lạm phát giá cả có xu hướng tăng lên). Điều này trái ngược với xu hướng hàng tồn kho một cách có hiệu quả. Giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơ...