Học 1 ngoại ngữ trong vòng 6 tháng với 5 nguyên tắc và 7 hành động cơ bản .
5 nguyên tắc và 7 hành động để học một ngôn ngữ mới
Có bao giờ bạn có một câu hỏi trong đầu lâu đến nỗi nó trở thành một phần trong cách tư duy của bạn chưa? Vâng, tôi có một câu hỏi trong đầu rất rất nhiều năm và đó là: "Làm thế nào để tăng tốc độ học?". Đây thực sự là một câu hỏi thú vị, bởi vì nếu bạn tăng tốc độ học, bạn có thể đến trường ít hơn và nếu bạn học đủ nhanh, có lẽ bạn sẽ chẳng cần đến trường luôn. Với tôi, trường học quả thực mang đến định hướng, giúp tôi hiểu biết nhưng có một thực tế là nó lại cản trở việc học nhanh hơn của bạn. Một ví dụ đơn giản là bạn có thể lên Bôn Ba University để học về mọi mặt của cuộc sống và đó lại là những điều mà trường học không hề dạy bạn.
Vậy câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào để học nhanh hơn?", câu chuyện ở đây đó là việc học ngoại ngữ. Đã từng có lần tôi giải quyết nó bằng cách làm ngu ngốc đó là đặt một chiếc loa bên cạnh khi ngủ và cho nó phát những bản nhạc tiếng nước ngoài, hoặc những bản tin hay những chương trình ngoại quốc,... và tôi cho là mình sẽ học được trong khi ngủ bằng cách đó. Tôi nhận ra ý tưởng đó không tồi chỉ tiếc là không hiệu quả. Nhưng nó giúp tôi mở ra một hướng mới, hào hứng hơn với việc tìm hiểu ra cách làm sao để tôi có thể học nhanh hơn.
Có nhiều người nghĩ rằng học một ngôn ngữ mới để đạt đến trình độ bản ngữ trong vòng 6 tháng là không thể và thậm chí có người nghĩ rằng có điên mới học được như thế. Tôi nhớ tới một vài ví dụ về việc vượt lên những giới hạn trong tiến trình lịch sử loài người. Năm 1950, mọi người tin rằng chạy 1 dặm (khoảng 1600m) trong vòng 4 phút là không thể, rồi Roger Bannister đã làm được điều đó vào năm 1956 và từ đó kỷ lục ngày càng được rút ngắn. 100 năm trước, mọi người đều nghĩ rằng những thứ nặng nề không thể bay và ta đều đã biết máy bay là một phát minh tuyệt vời với con người mà người ta chế tạo nó chỉ bằng áp dụng những nguyên tắc đã học trên trường lớp và quan sát thiên nhiên. Vậy việc học ngoại ngữ với tốc độ nhanh chóng cũng có những nguyên tắc và hành động cơ bản để chúng ta thực hiện được điều mà hầu hết mọi người nghĩ là không thể.
Đầu tiên, tôi muốn xóa bỏ 2 sai lầm. Một là, học ngoại ngữ bạn cần phải có tài năng. Hãy để tôi kể bạn nghe về Zoe (một diễn viên người Mỹ). Zoe đã từ nước Úc đến Hà Lan và cố học tiếng Hà Lan, cô ấy đã cực kỳ, vô cùng vất vả và rất khó khăn để học, cuối cùng mọi người bảo: "Cô ấy thật sự vô dụng", "Cô không có tài năng", "Bỏ cuộc đi", "Cô đang lãng phí thời gian", điều đó khiến cô ấy vô cùng thất vọng. Và rồi cô biết đến 5 quy tắc này, cô chuyển đến Brazil, áp dụng chúng và trong 6 tháng cô ấy đã thành thạo tiếng Bồ Đào Nha. Vậy tài năng không liên quan. Hai là, mọi người cũng cho rằng nhập cư một nước khác là một cách học ngoại ngữ. Nhưng hãy nhìn Hong Kong, nhìn những người phương Tây họ đã ở đó 10 năm rồi nhưng lại chẳng thể nói được một chữ tiếng Hoa nào và hãy nhìn những người Hoa sống ở Mỹ, Anh, Úc, Canada, họ đã sống ở đó 10 năm, 20 năm rồi nhưng họ vẫn không nói tiếng Anh.
Vậy 5 nguyên tắc mà bạn cần chú tâm vào là gì?
Nguyên tắc 1: Tập trung vào nội dung ngôn ngữ liên quan đến bạn.
Mới đầu các bạn sẽ khó hiểu khi đọc nguyên tắc này, nhưng các bạn sẽ thông suốt nếu tôi nói cho bạn nghe một ví dụ sau đây. Ví dụ, khi bạn vào một khu rừng nọ, trên những cái thân cây có vết cào xước, bạn có thể để ý hoặc không. Đi tiếp 50 m những bạn thấy có một dấu chân của một con vật gì đó, bạn phải để ý nó vì bạn sẽ gặp con vật đó phía trước khoảng 50 m nữa. Đến đây, bạn phải chú ý đến nó vì nó liên quan đến tính mạng của bạn. Bạn chợt nhận ra cái dáu vết trên cây mà trước đó các bạn gặp là vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến con gấu và mọi thứ đều có liên hệ với nhau, liên quan đến tính mạng của bạn nên bạn ghi nhớ nó. Sau này, khi đi rừng, bạn đã có thể ghi nhớ được một cách logic đó là vết cào trên cây sẽ là dấu hiệu quan trọng để biết được có gấu trước mặt, điều đó có ích cho bạn. Quay trở lại việc học ngoại ngữ, những thông tin có liên quan trực tiếp đến mục đích cá nhân của bạn thì bạn phải chú tâm vào nó và vì thế bạn sẽ ghi nhớ nó.
Nguyên tắc 2: Sử dụng ngôn ngữ như một công cụ ngay từ ngày đầu tiên như một đứa trẻ.
Chúng ta thành thạo công cụ bằng cách sử dụng và từ việc sử dụng ta học cách dùng nó một cách nhanh nhất. Lại có một ví dụ nói về nguyên tắc này. Bàn phím chính là công cụ dùng để gõ văn bản. Tôi có một người bạn, cô ấy vào trường đại học suốt 9 tháng trời và cô ấy không hề học gõ tiếng Hoa. Vào một đêm nọ, cô ấy kể với tôi về việc phải viết một bài luận bằng tiếng Hoa và cô ấy nhờ tôi giúp đỡ khi chỉ còn 3 ngày trước khi cô ấy phải nộp bản chính thức. Tôi đảm bảo với các bạn, chỉ trong 48 giờ, cô ấy đã học được cách gõ tiếng Hoa, vì nó có liên quan trực tiếp với cô ấy và cô ấy đã sử dụng bàn phím như một công cụ để tạo ra giá trị, cụ thể ở đây là bài luận bằng tiếng Hoa của cô. Vậy nguyên tắc thứ 2 để học ngoại ngữ là sử dụng ngôn ngữ đó như một công cụ ngay từ ngày đầu tiên và như một đứa trẻ.
Nguyên tắc 3: Học bằng cách nhận thức vào đầu sẽ hiệu quả hơn học hàn lâm.
Điều này đã được chứng minh. Stephen Krashen, một giáo sư của trường Đại học Nam California, ông đã dành ra hơn 20 năm để nghiên cứu và đưa ra đồ thị này.
Màu tím là những người phải học ngữ pháp và hàn lâm, màu xanh là những người học bằng nhận thức vào đầu. Nhìn vào ta thấy một điều rõ ràng rằng nhận thức chính là chìa khóa. Việc học ngôn ngữ không phải là việc thu gom thật nhiều kiến thức. Theo nhiều cách đó chính là việc huấn luyện sinh lý học. Có nhiều người học tiếng Anh rất giỏi ở trường và đạt toàn điểm A những môn liên quan đến tiếng Anh nhưng lại không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vì chúng ta có những bộ lọc trong não cho những âm thanh mà chúng ta quen thuộc và loại bỏ những âm thanh của các ngôn ngữ lạ. Vì thế, bạn không nghe được bạn sẽ không hiểu được, nếu bạn không hiểu được thì bạn sẽ không học được. Vậy bạn thật sự cần phải nghe được những âm thanh này. Và có nhiều cách để làm, đó là sự rèn luyện sinh lý.
Nguyên tắc 4: Nói chuyện cần sự kết hợp của rất nhiều cơ và phải kết hợp để người khác hiểu được.
Bạn có 43 bó cơ trên khuôn mặt, bạn phải phối hợp chúng theo cách để tạo ra âm thanh mà người khác có thể hiểu được. Nếu bạn từng chơi một môn thể thao mới trong vài ngày, và bạn biết cơ thể sẽ thế nào không? Đau. Nếu bạn luyện tập nói chuyện bằng tiếng nước ngoài mà mặt của bạn thấy đau thì bạn đã làm đúng.
Nguyên tắc cuối cùng: Trạng thái tâm lý.
Nếu buồn, giận, lo lắng, bực bội thì bạn sẽ không học được. Nếu bạn vui vẻ, có trạng thái não alpha, thư giãn hay tò mò bạn sẽ học rất nhanh chóng. Đặc biệt, bạn nhất định phải bao dung cho sự rối rắm. Nếu bạn là người luôn muốn hiểu rõ 100% mọi từ mà bạn đang nghe thì bạn thật dở hơi, bạn sẽ vô cùng bực bội vì ko hoàn hảo. Nếu bạn hài lòng với việc học từng chút, bạn sẽ ổn, chỉ tập trung vào những gì bạn hiểu được, bạn sẽ ổn, bạn sẽ thư giãn và bạn học rất nhanh.
Dựa trên 5 nguyên tắc cần có 7 hành động cơ bản sau:
Hành động 1: Nghe thật nhiều (tôi gọi đó là "ngâm não").
Bạn đặt bản thân vào hoàn cảnh nơi bạn nghe thật nhiều, rất nhiều. Bất chấp bạn có hiểu hay không. Bạn sẽ nghe nhịp điệu, bạn sẽ nghe những khuôn mẫu lặp lại, bạn sẽ nghe những thứ nổi bật,... Hãy bắt đầu "ngâm não" của bạn.
Hành động 2: Chú tâm vào ý nghĩa, thậm chí trước cả từ ngữ (sử dụng body language)
Giao tiếp của con người không chỉ có lời nói và nó còn là ngôn ngữ cơ thể (body language) thậm chí là rất nhiều. Từ ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể hiểu được rất nhiều trong giao tiếp, vì thế bạn hiểu được, bạn thấm được thông qua nhận thức vào đầu.
Hành động 3: Hãy bắt đầu biết kết hợp.
Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến điều này, nhưng nếu bạn có 10 động từ, 10 danh từ và 10 tính từ, bạn có thể nói 1000 điều khác nhau. Ngôn ngữ chính là quá trình sáng tạo. Những đứa trẻ đã làm điều này như thế nào? "OK", "me" (tôi), "bath" (tắm), "now" (bây giờ). Đó là cách chúng giao tiếp. Vậy hãy bắt đầu kết hợp, hãy sáng tạo, chơi đùa với ngôn ngữ "Không cần hoàn hảo, chỉ cần hiệu quả".
Hành động 4: Tập trung vào cốt lõi
Mọi ngôn ngữ đều chứa những từ mang ý nghĩa cao. Trong tiếng Anh có 1000 từ bao hàm 85% ý nghĩa của mọi thứ bạn giao tiếp hằng ngày, có 3000 từ bao hàm 98% ý nghĩa. Vậy bạn có 3000 từ, bạn đã nói được rồi, còn lại chỉ là tô điểm thêm thôi. Khi bạn bắt đầu học ngôn ngữ mới, vào tuần đầu tiên bạn hãy nói thế này: "What is this?" (Đây là gì?), "How do you say?" (Làm sao để nói từ đó?), "I don't understand...' (Tôi không hiểu...), "Repeat that please" (Làm ơn hãy nhắc lại), "What does that mean?" (Điều đó nghĩa là gì?)... Tất cả vì mục tiêu của bạn, bạn sử dụng ngôn ngữ như một công cụ, khiến nó hữu ích với bạn. Tuần thứ 2, 3, bạn nên tập trung nói những đại từ, động từ và tính từ đơn giản (you, that, me, give, hot,..). Hãy giao tiếp như một đứa trẻ. Và đến tuần thứ 3 hay 4, bạn bắt đầu dùng những từ liên kết, nó gắn chặt ngôn ngữ lại với nhau, cho pháp bạn tùy biến ý nghĩa phức tạp hơn.
Hành động 5: Tìm cho mình một người hướng dẫn và bắt lỗi cho bạn.
Nếu bạn thấy bọn trẻ và cha mẹ chúng tương tác với nhau thì bạn sẽ hiểu điều này. Khi một đứa trẻ học nói, nó dùng những từ đơn giản, những cấu trúc đơn giản, đôi khi là rất lạ, phát âm ra rất ngộ nghĩnh mà người ngoài cuộc sẽ không hiểu được. Nhưng bố mẹ chúng lại hiểu. Vì bọn trẻ có một môi trường an toàn, có sự tự tin. Bố mẹ nói chuyện với chúng bằng ngôn ngữ cơ thể cùng với những từ ngữ đơn giản và họ biết chắc là bọn trẻ có thể hiểu được.
Vậy hãy tìm cho bạn một người "phụ huynh ngôn ngữ", ai đó có hứng thú với bạn, một ai đó giao tiếp với trình độ ngang bằng với bạn. Bạn hãy chọn người đồng hành với bạn trên những tiêu chí (Vợ, chồng thường không tốt trong chuyện này):
- Họ cố gắng hiểu bạn.
- Họ không bao giờ sữa lỗi bạn.
- Họ sẽ hồi đáp cách hiểu của họ về những gì bạn nói.
- Họ sẽ dùng những từ mà bạn biết.
Hành động 6: Bắt chước khuôn mặt.
Bạn phải bắt các cơ mặt hoạt động để tạo ra âm thanh mà mọi người có thể hiểu được. Có vài điều bạn phải làm. Một là nghe cách cảm nhận nó và cảm nhận cách tạo ra âm thanh đó thì bạn sẽ có một thói quen sử dụng cơ mặt với đúng từ ngữ đó. Nhưng lý tưởng nhất là bạn nên quan sát một người bản ngữ và cách họ sử dụng cơ mặt.
Hành động cuối cùng, hành động thứ 7: Hiện thực hóa trong đầu bằng hình ảnh, cảm giác.
Điều này có thể hiểu qua một ví dụ. Nếu bạn nói từ "Fire" trong đầu bạn sẽ hình dung thấy cảm giác nóng, bạn cũng có thể thấy mùi khói, tiếng cháy lép bép,... và từ đó bạn nhớ được từ "Fire" có nghĩa là "Lửa".
Trên đây là toàn bộ 5 nguyên tắc và 7 hành động cơ bản giúp bạn đột phá trong việc học một ngoại ngữ mới trong vòng 6 tháng. Nếu các bạn có câu hỏi gì liên quan hãy liên hệ với Đại học Bôn Ba chúng tôi ở địa chỉ bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất thắc mắc của bạn.
What's Your Reaction?