anhyeuem_boanhbaothe_vl
New Member
Download miễn phí Đề tài Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Chúng ta hội nhập để xây dựng xã hội có dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, vì vậy chúng ta chỉ chấp nhận vào cuộc trơi khi mở ra các điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu đó. Về điều này quan điểm của Trung Quốc rất đáng tham khảo. họ quan niệm các luật trơi hiện nay có ba cấp độ
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-de_tai_chu_dong_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_o_viet_nam.GtW9q3LBSI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71706/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
vậy có thể thấy thập kỷ 90 là thập kỷ hội nhập khởi đầu đúng nghĩa. Cũng vì vậy chúng tui muốn đI sâu nhìn nhận lại quá trình hội nhập kinh tế của ta thời gian này, từ đó có cơ sở cho những đề xuất và gợi ý cho tương lai.Chúng ta biết rằng từ cuối thế kỷ 70, đất nước lâm vào tình trạng khó khăn, cơ chế kinh tế cũ tỏ ra không còn tác dụng, cơ chế mới chưa hình thành. Viện trợ ở bên ngoàI bắt đầu khó khăn, giảm sút, trong khi đó các thế lực thù địch trong và ngoàI chống phá dồn ép ta trên các phương diện. Gần suốt thập kỷ 80 chúng ta loay hoay tìm phương cách khắc phục song không những không hiệu quả mà còn làm cho tình trạng khó khăn, phức tạp thêm. Đại hội VI của Đảng đã mở ra phương cách mới, chúng ta đã tiến hành đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường. Cùng với những đổi mới bên trong chúng ta thực hiện chuyển hướng chiến lược trong kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tiếp theo tinh thần đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII và VIII, cùng các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương trong các kỳ Đại hội đều có chú ý đến vấn đề hội nhập quốc tế. Nếu như Đại hội VI Đảng ta nhấn mạnh phảI “gắn thị trường trong nước với thế giới, giảI quyết mối quan hệ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ thị trường nội địa”, thì tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá VII đã có bước tiến trong xác định cụ thể nội dung của hội nhập quốc tế, trong đó khẳng định phảI khai thông quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế. Tư tưởng này được khẳng định lại tại Hội nghị Trung ương 7 khoá VII là “từng bước tham gia các hội, các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới và khu vực”.
Đại hội VIII của Đảng tiếp tục phát triển và khẳng định về sự cần thiết cũng như làm rõ thêm về nội dung và tiến trình hội nhập. Nghị quyết Đại hộ nhấn mạnh phảI “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. “ĐIều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác. Chủ động tham gia thương mại thế giới, các diễn đàn,các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đI thích hợp”.
Như vậy có thể nói chủ trương hội nhập của Đảng ta là nhất quán trong tiến trình đổi mới. Đây chính là cơ sở rất quan trọng để triển khai, thúc đẩy hội nhập trên thực tế.
TrảI qua hơn một thập kỷ từng bước hội nhập chúng ta đã có được những kết quả bước đầu quan trọng trên các mặt thương mại, đầu tư, ngoại giao.. phá bỏ thế cô lập, tạo ra môI trường cùng hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới. Cụ thể về ngoại thương, chúng ta đã mở quan hệ kinh tế với 150 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 1990 đến 1999 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,5 lần, khi đó tổng giá trị nhập khẩu tăng hơn 4 lần. Trên thực tế kết thúc năm 1999 kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu gần như ngang bằng. Trong cơ cấu hàng hoá cũng có chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng mặt hàng, tăng dần những hàng hoá qua chế biến. Trong lĩnh vực thu hút vốn nước ngoàI chúng ta cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 9/1999 chúng ta đã thu hút 35,9 tỷ USD FDI của hơn 70 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó đầu tư vào công nghiệp và xây dựng la gần 51%. Cùng với vôn FDI chúng ta còn tiếp nhận một lượng không nhỏ nguồn vốn qua kênh ODA. Nguồn ODA thực sự có ý nghĩa quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng, cả phần cứng và phần mềm đối với Việt Nam. Tính ra mức vốn nước ngoàI hiện nay chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoàI trong GDP đều tăng lên qua các năm. Năm 1993 đạt 3,6%, đến năm 1998 đạt 9%; năm 1999 đạt khoảng 10,5%. Nguồn thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoàI đạt 370 triệu USD vào năm 1998.
Cùng với mở cửa thu hút vốn nước ngoàI, gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoàI, kể cả vào những nước phát triển như Nhật Bản. Tính đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có 27 dự án đầu tư ra nước ngoàI với tổng số khoảng 8 triệu USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thương mại, dịch vụ và xây dựng v.v..Đồng thời trong những năm 90 chúng ta đã ký các hợp đồng đưa 7 vạn lao động ra nước ngoàI làm việc.
Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ cho phép ta thu được vốn, mà dựa vào đó chúng ta nắm bắt được những công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, từng bước tạo cho ta một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp cho việc phát triển nền công nghiệp hiện đại trong thời đại ngày nay. Theo con số của vụ quản lý dự án, bộ kế hoạch và đầu tư, riêng trong khu vực có FDI đã thu hut 285,7 nghìn lao động(số liệu đến tháng 8/1999).
Thực ra để đạt được những kết quả như trên trong những năm qua Việt Nam đã có những đổi mới cảI thiện môI trường đầu tư, đặc biệt là luật đầu tư, mặc dù còn có nhiều đIều cần đIều chỉnh, song đều được thừa nhận là luật cởi mở, có sức hút đối với FDI. Chúng ta cũng có nhiều đổi mới trong lĩnh vực tàI chính tiền tệ, đIều chỉnh các mức thuế theo hướng ngày càng tự do hơn.
Kết quả của hội nhập còn thể hiện rõ ở việc hội nhập và tham gia vào những hoạt động của các tổ chức trong khu vực và toàn cầu. Chúng ta đã trở thành viên của APTA, APEC, có quan hệ chặt với các tổ chức chuyên môn của UN, IMF và WB cũng như ADB. Đặc biệt chúng ta ký hiệp định thương mại Việt –Mỹ và đang xúc tiến tham gia vào WTO.
Với việc hội nhập tích cực, chủ động như trên đã góp phần quan trọng vào thành tựa kinh tế- xã hội trong hơn mười năm đổi mới vừa qua. Không những phá bỏ thế bao vây và cô lập và còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tuy vậy, đIều cũng cần thấy là, bên cạnh những kết quả, tiến trình hội nhập của Việt Nam trong hơn mười năm qua cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cả ở tầm vĩ mô và vi mô cần suy nghĩ, giảI quyết để tiếp tục hội nhập ngày càng hiệu quả hơn.
3. Một số thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với việc “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
a.Những thuận lợi cơ bản.
Thứ nhất, Đảng cũng như nhà nước có những chủ trương và chính sách nhất quán cho việc chủ động tham gia vào tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá.Chúng ta còn nhớ khi bắt đầu bước vào cảI cách đổi mới việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia, tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu chưa phảI đã có tiếng nói chung.ĐIều đó ảnh không nhỏ đến nhịp độ hội nhập. Nay với quan đIúm và nguyên tắc rõ ràng chúng ta đẩy nhanh qúa trình hội nhập. Đường lối ở tầm vĩ mô, về “ xu thế không thể tránh khỏi đối với sự phát triển” của việc tham gia toàn cầu...