jpow_vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chính vì thế, mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn to lớn, đó là phải gánh trên vai một khối lượng lao động quá lớn, cồng kềnh do phương pháp quản lý của cơ chế cũ để lại. Đồng thời, hoạt động quản lý nhân sự ở hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ mang tính hình thức, thụ động, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự vì “mọi quản lý suy đến cùng đều là quản lý con người”. Nó dẫn đến kết quả tất yếu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được chưa cao do năng lực của cán bộ công nhân viên chưa được khai thác triệt để.
Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là cả một quá trình có tác động và ảnh hưởng to lớn đối với hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và mang yếu tố quyết định mục tiêu của Doanh nghiệp có đạt được hay không? Một chế độ đãi ngộ tài chính công bằng cộng thêm với những chính sách đãi ngộ phi tài chính như: Bản thân công việc, môi trường làm việc một cách hợp lý sẽ là nguồn động viên lớn lao giúp đội ngũ công nhân viên lao động hăng say và sáng tạo hơn nữa.
Người lao động trong Doanh nghiệp không phải chỉ có động lực làm việc duy nhất là kiếm tiền bởi có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất mà họ còn có giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy, đãi ngộ phi tài chính đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản trị nhân sự, thực hiện tốt yếu tố này sẽ là tiền đề tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ giữa đội ngũ nhân viên với các nhà quản trị, sự trung thành và tâm huyết của đội ngũ lao động với Doanh nghiệp.



I. Lý luận chung về đãi ngộ phi tài chính
Khái niệm đãi ngộ phi tài chính
- Người lao động trong doanh nghiệp không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác họ còn có giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy, để tạo ra và khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần có những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ tài chính để tạo ra sự đồng bộ trong công tác đãi ngộ nhân sự trong Doanh nghiệp.
- Đãi ngộ phi tài chính thực chất là chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao, như: Niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp…
Các hình thức đãi ngộ phi tài chính
Đãi ngộ thông qua công việc
Đối với người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà tổ chức giao cho mà họ có nghĩa vụ phải hoàn thành, đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của NLĐ. Công việc mà NLĐ thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Nếu NLĐ được phân công thực hiện việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích thì sẽ làm cho họ có những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả công việc. So với công việc họ đang làm hay một công việc hàm chứa nhiều cơ hội thăng tiến, sẽ làm cho NLĐ cảm giác hài lòng và thoả mãn, các nhu cầu cơ bản không những được thoả mãn tốt hơn mà ngay cả những nhu cầu cấp cao hơn (nhu cầu được thể hiện, được tôn trọng...) cũng được thoả mãn đầy đủ. Khi đó, NLĐ sẽ cảm giác gắn bó và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện công việc, họ sẽ mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao hơn. Theo quan điểm của NLĐ, một công việc có tác dụng đãi ngộ sẽ thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Mang lại thu nhập (lương, thưởng,...) xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
- Có một vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp.
- Phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của NLĐ
- Có cơ hội để họ thăng tiến.
- Không nhàm chán, kích thích lòng say mê và sáng tạo.
- Không ảnh hưởng sức khoẻ, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc
- Kết quả công việc phải được đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng và thực tiễn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ChauHanh

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến

Đề tài: Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
Nội dung :
1. Khái quát về chuyển dịch cơ cấu nghành và đóng góp vào chất lượng tăng trưởng.
2. Thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế.
3. Một số khuyến nghị chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng đóng góp vào nâng cao chất lượng tăng trưởng.











1. Khái quát về chuyển dịch cơ cấu nghành và đóng góp vào chất lượng tăng trưởng.
1.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một pham trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Qúa trình thay đổi cơ cấu nghành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất, mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ trong của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp.
1.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng là mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau.
Với một mô hình tăng trưởng kinh tế nhất định chắc chắn phải có một cơ cấu kinh tế nhất định và ngược lại . Nếu cơ cấu kinh tế là hợp lí thì sẽ cho tăng trưởng kinh tế hiệu quả . Mối quan hệ này diễn ra theo không gian và thời gian và là động lực của phát triển .
Theo lí thuyết của Rostow thì ta có thể nhận thức được mối quan hệ giữa CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế như sau :
 Để quá trình tăng trưởng diễn ra bền vững cái gốc của tăng trưởng vẫn là vấn đề sản xuất , tức là tăng trưởng kinh tế phải được thực hiện trên nền kinh tế ngày càng được công nghiệp hóa hiện đại hóa .. Để đạt được điều đó rõ ràng phải cần hình thành được cho các ngành , các khu vực sản xuất chế tạo chủ đạo , có khả năng tăng trưởng nhanh , lôi kéo được các ngành khác cùng phát triển . Bằng cách đó nền kinh tế cũng tạo lập được thế độc lập và tự chủ, thoát khỏi sự lệ thuộc có hữu để chuẩn bị cho giai đạn cất cánh .
 Thứ hai là các tổ hợp ngành chủ đạo trong giai đoạn phát triển là thành phần cơ bản của cơ cấu kinh tế tương ứng, trong ngày nay cần được hình thành một cách chủ động , không chỉ dựa và lợi thế so sánh tĩnh mà cần thiết phải dựa vào lợi thế động , tính đến thay đổi trong quan hệ kinh tế quốc tế , của tiến bộ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao
 Thứ ba là sự lưu ý của Rostow về cần thiết phải xây dựng một thể chế kinh tế , chính trị , xã hội đủ mạnh , cho phép sử dụng và huy động nguồn vốn một cách có hiệu quả nguồn vốn trong nước và đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vấn đề nóng bỏng hiện nay .
 Cuối cùng là sự hỗ trợ kịp thời đối với tầng lớp nghiệp chủ mới , những người sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong đổi mới mà Rostow quan tâm cũng là điều mà nền kinh tế nước ta chưa làm được bao nhiêu trong mong muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh , bền vững .
 Ngoài ra mối quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế còn được lí giải qua việc đi lên của năng suất lao động trong xã hội . CDCCKT cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp với trình đô lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn , làm tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế , đồng nghĩa với việc có được tăng trưởng kinh tế cao hơn . Với một cơ cấu ngành kinh tế hiện đại , trong đó tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học cao , sử dụng nhiều lao động kĩ thuât, có giá trị gia tăng cao giúp cho nền kình tế đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
→ Tóm lại CDCC kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại , ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển của quốc gia . Mối quan hệ giữa CDCC và tăng trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó cho biết sự phân bổ nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong thời điểm nhất định vào những hoạt động kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng nhất định . Sự chuyển dich cơ cấu ngành hợp lí chính là thể hiện phân bổ nguồn lực một cách hợp lí .
1.3.2. CDCCKT có vai trò quyết định tới tăng trưởng kinh tế
Nâng cao năng suất đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn lực như vốn , lao động , tài nguyên ngày càng có hiệu quả nhờ đó quy mô kinh tế ngày càng được mổ rộng , tức là đạt được tăng trưởng kinh tế . Cơ cấu ngành càng phức tạp hiện đại, thể hiện phân công lao động càng chi tiết , trình độ lao động chuyên môn hóa càng cao thì càng có điều kiện để tăng trưởng kinh tê phù hợp với tiềm năng tăng trưởng cũng như gia tăng tiềm năng tăng trưởng ở những thời kì tiếp theo . Ngược lại tăng trưởng lại có vai trò tiền đề trong việc tạo ra vật chất , các nhân tố mới để thúc đấy chuyển dịch cơ cấu ngành ở các giai đoạn phát triển tiếp theo. Rõ ràng chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế tác động đến cả chất và lượng của tăng trưởng kinh tế
1.3.3. Tác động của chuyển dich cơ cấu ngành tới tăng trưởng có độ trễ.
Giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên tác động của CDCCKT theo ngành tới tăng trưởng kinh tế có độ trễ , tức là chỉ thấy rõ ràng trong dài hạn . Trong ngắn hạn hiệu ứng tương tác giữa chũng thường khó quan sát vì chúng thường diễn ra chậm chạp , đòi hỏi phải có thời gian tích tụ đủ về lượng để tạ nên sự biến đổi về chất . Có 3 nguyên nhân sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình, nhưng không phải là quá trình tự phát mà ngược lại con người có thể thúc đẩy phát triển nó theo ý muôn của mình trên cơ sở nhận thức được các quy luật khách quan và có hành động đúng đắn .
- Thứ hai tăng trưởng kinh tế , tăng năng suất lao động ,nâng cao thu nhập đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành là cả một quá trình cần có thời gian để các tác nhân trong nền kinh tế điều chỉnh hành vi của mình … Những sự thay đổi trong cơ cấu trị trường, chất lượng nguồn nhân lực , áp dụng thành tựu mới về khoa học và công nghệ …..đòi hỏi phải có thời gian để vật chất vào nền kinh tế mới.
- Thứ ba là cần có thời gian là để chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dich vụ . Sự chuyển dịch này không chỉ phụ thuộc vào mức chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp mà còn phụ thuộc vào xác suất tìm việc ở thành thị.
2. Thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế:
2.1. Tác động tích cực đến tăng trưởng:
Với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế định hướng tăng trưởng đã đem lại tăng trưởng giai đoạn này khá ấn tượng:
Theo nguồn tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam bình quân giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt: 6,32%.. Đến nay, thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 27 năm. Giai đoạn 2011-2014, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% (năm 2011: 6,24%; năm 2012: 5,25%; 2013: 5,42%); năm 2014 là 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012 và năm 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế và đặc biệt là mức tăng trưởng bứt phá trong năm 2015 với con số khá cao 6,68%.
Bảng 1: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế

Năm 2006 - 2010 2011 2012 2013 2014 2015
GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,82 6,68
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,53 4,02 2,68 2,64 2,73 2,41
Công nghiệp và xây dựng 6,39 6,68 5,75 5,43 6,08 9,64
Dịch vụ 7,64 6,83 5,90 6,57 6,83 6,33
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

- Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và nhóm ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong đó, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản là 19,0% năm 2010 và giảm xuống còn 18,4% năm 2014; còn tỷ trọng công nghiệp, xây dựng là 38,2% năm 2010; 38,3% năm 2014; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 42,8% năm 2010, 43,3% năm 2014.
→ Như vậy xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế đã đi theo lộ trình của đảng, chính phủ: phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, là một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đóng góp vào tăng trưởng của hai ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã chiếm đến hơn 90% vào tăng trưởng toàn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Từ năm 2012, ngành dịch vụ đóng góp hơn 50% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 45%. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và tiềm lực kinh tế.
Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2014

Đơn vị: %
Khu vực kinh tế 2005 2010 2011 2012 2013 2014
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 19,3 19,0 24,5 19,7 18,38 18,4
Công nghiệp và xây dựng 38,1 38,2 36,7 38,6 30,31 38,3
Dịch vụ 42,6 42,8 38,8 41,7 43,31 43,3
Khu vực sản xuất vật chất (CN+NN) 57,4 57,2 61,2 58,3 48,69 56,7
Khu vực phi nông nghiệp
(CN+DV) 80,7 81,0 75,5 80,3 73,62 81,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thông kê

2.1.1 Khu vực 1: Nông-lâm-ngư nghiệp:
 Đối với nông nghiệp:
Tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất giảm và tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng dù rằng dịch bệnh gia cầm, gia súc bùng phát và kéo dài. Ngay trong ngành trồng trọt, xu hướng chung là giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng của cây công nghiệp và các nhóm cây khác nhờ việc đa dạng hoá các loại cây trồng cũng như hướng vào các loại có giá trị kinh tế cao. Thời kỳ 2006 -2010, mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao được phát triển mạnh. Tại thời điểm 01/7/2010, cả nước có 23558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006. Tại thời điểm 01/10/2010, đàn lợn cả nước tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2006; đàn trâu giảm 0,3%; đàn bò giảm 9,1%; đàn gia cầm tăng 40%. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, đàn lợn giảm 0,04%; đàn trâu giảm 0,06%; đàn bò tăng 1,32%; đàn gia cầm tăng 6,4%.Trong những năm từ 2011-2015, chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế .
 Đối với thủy sản:
Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính tăng 37,8% so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng thủy sản tăng 8,1%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010. Giai đoạn từ 2011-2015, sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so với năm trước, trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; tôm đạt 797,2 nghìn tấn, tăng 0,9%.
 Đối với lâm nghiệp:
Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình.

→ Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.
2.1.2. Khu vực công nghiệp
Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
 Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi công nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.
 Trong từng nhóm ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi, một số ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng, điển hình như: công nghiệp điện tử - tin học, hóa chất - dược liệu... Tỷ trọng ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên đã có xu hướng giảm từ 42,7% năm 2010 xuống 38,5% năm 2014, ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp giảm từ 41,2% năm 2010 xuống 35,2% năm 2014, ngành công nghệ trung bình và cao tăng lên khoảng 26,3% (2015).

 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá năm 2010 tăng 63,2% so với năm 2006.
- Bình quân trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá tăng 13,8%/năm
+ Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,3%; công nghiệp chế biến tăng 15%
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,1%),
- Trong giai đoạn 2006-2007 tăng 16,8%/năm .
+ Công nghiệp khai thác mỏ giảm 1,7%;
+ Công nghiệp chế biến tăng 19%
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 11,1%)
- Giai đoạn 2008-2010 tăng 11,8%/năm :
+ Công nghiệp khai thác mỏ tăng 1,6%
+ Công nghiệp chế biến tăng 12,4%
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,8%.
- Và đặc biệt trong năm 2015chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,8% so với năm 2014 (Quý I tăng 9,3%; quý II tăng 10,2%; quý III tăng 9,3%; quý IV ước tính tăng 10%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013 và 7,6% của năm 2014. Trong mức tăng chung cả năm của toàn ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 6,5% (năm 2014 tăng 2,4%), đóng góp 1,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6% (năm 2014 tăng 8,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%,; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 7,4%.
2.1.3. Khu vực dịch vụ.
2.1.3.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
• Năm 2009:
- Do sản xuất trong nước phục hồi, giá cả hàng hoá, dịch vụ tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm 2009 ước tính đã đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008.
- Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009, khu vực kinh tế cá thể đạt 663,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; kinh tế tư nhân đạt 374,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%; kinh tế Nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; kinh tế tập thể đạt 11,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 939,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; khách sạn, nhà hàng 135 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%; dịch vụ 111,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; du lịch đạt 11,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9%.
- Hoạt động bán lẻ từ năm 2011 đến nay nhìn chung chậm lại trên tất cả các kênh truyền thống cũng như siêu thị:
- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây, loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%; năm 2012 tăng 6,5%; năm 2011 tăng 4,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của khu vực kinh tế nhà nước đạt 258,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2269,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 89,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,4% và tăng 32,8%. Xét theo ngành kinh doanh, kinh doanh thương nghiệp đạt 2009,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,7% tổng mức và tăng 12,2%; khách sạn nhà hàng đạt 315,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,1% và tăng 15,2%; dịch vụ đạt 268,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% và tăng 13,3%; du lịch đạt 24,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 3,5%.
2.1.3.2 Vận tải hành khách và hàng hoá.
- Vận tải hành khách năm 2009 :
- Vận tải hành khách uước tính đạt 1989,1 triệu lượt khách, tăng 8,2% và 86,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,2% so với năm 2008. Vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 1798,8 triệu lượt khách, tăng 8,6% và 62,6 tỷ lượt khách.km, tăng 9,3% so với năm trước; đường sông đạt 162,5 triệu lượt khách, tăng 4,5% và 3,3 tỷ lượt khách.km, tăng 4,6%; đường sắt đạt 11 triệu lượt khách, giảm 2,6% và 4,1 tỷ lượt khách.km, giảm 7,9%; đường không đạt 11 triệu lượt khách, tăng 4,2% và 16,5 tỷ lượt khách.km, giảm 1,6%.
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2009 ước tính đạt 640,3 triệu tấn, tăng 4,1% và 184,5 tỷ tấn.km, tăng 8,6% so với năm trước, bao gồm: vận tải trong nước đạt 612,8 triệu tấn, tăng 5,6% và 63,9 tỷ tấn.km, tăng 5,3%; vận tải ngoài nước đạt 27,5 triệu tấn, giảm 2,5% và 120,5 tỷ tấn.km, tăng 9,6%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 470 triệu tấn, tăng 5,2% và 23,3 tỷ tấn.km, tăng 8,2% so với năm 2008; đường sông đạt 117,1 triệu tấn, tăng 2,3% và 18,7 tỷ tấn.km, tăng 2%; đường biển đạt 45 triệu tấn, giảm 1% và 138,3 tỷ tấn.km, tăng 10%; đường sắt đạt 8,1 triệu tấn, giảm 4,9% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 8,8%.
- Vận tải hành khách năm 2013: Vận tải hành khách ước tính đạt 2950,1 triệu lượt khách, tăng 6,3% và 123,1 tỷ lượt khách.km, tăng 5,4% so với năm 2012, bao gồm: Vận tải Trung ương đạt 33,3 triệu lượt khách, tăng 5,9% và 30 tỷ lượt khách.km, tăng 9%; vận tải địa phương đạt 2916,9 triệu lượt khách, tăng 6,3% và 93,1 tỷ lượt khách.km, tăng 4,3%. Vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 2776,3 triệu lượt khách, tăng 6,5% và 88,9 tỷ lượt khách.km, tăng 4,4% so với năm trước; đường sông đạt 140 triệu lượt khách, tăng 2% và 2,7 tỷ lượt khách.km, tăng 4,1%; đường hàng không đạt 16,9 triệu lượt khách, tăng 11,2% và 26,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11%; đường biển đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 4,1% và 243,1 triệu lượt khách.km, tăng 3,6%; đường sắt đạt 12,1 triệu lượt khách, giảm 0,6% và 4,4 tỷ lượt khách.km, giảm 3,5%.
- Vận tải hàng hóa năm 2013 ước tính đạt 1011,1 triệu tấn, tăng 5,4% và 208,5 tỷ tấn.km, giảm 0,4% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 980,3 triệu tấn, tăng 5,7% và 91,2 tỷ tấn.km, tăng 5,2%; vận tải ngoài nước đạt 30,8 triệu tấn, giảm 4,4% và 117,3 tỷ tấn.km, giảm 4,3%. Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 765,1 triệu tấn, tăng 5,9% và 46,8 tỷ tấn.km, tăng 6,5%; đường sông đạt 180,8 triệu tấn, tăng 7,3% và 39,3 tỷ tấn.km, tăng 6,3%; đường biển đạt 58,5 triệu tấn, giảm 5,1% và 118 tỷ tấn.km, giảm 4,6%; đường sắt đạt 6,5 triệu tấn, giảm 6,8% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 5,5%
2.1.3.3 Bưu chính, viễn thông.
- Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2009 ước tính đạt 41,7 triệu thuê bao, tăng 40,8% so với năm 2008, bao gồm 4 triệu thuê bao cố định, tăng 43,1% và 37,7 triệu thuê bao di động, tăng 40,5%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2009 là 123 triệu thuê bao, tăng 51,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 18,1 triệu thuê bao cố định, tăng 28,4% và 104,9 triệu thuê bao di động, tăng 56,1%. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chiếm thị phần lớn nhất (56%) với 68,5 triệu thuê bao, tăng 39,7%, bao gồm 11,6 triệu thuê bao cố định, tăng 10,7% và 56,9.
2.1.4. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch dần theo hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Xuất khẩu 50 50 50 40 40 41 37
Nhập khẩu 44 41 42 36 34 33 34


Bảng: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới
theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2006-2012

Diễn biến kim ngạch XNK hàng hóa và cán cân thương mại từ 2006-2015

Nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu đều tăng từ năm 2006 đến năm 2015, tuy nhiên hiện tại nước ta vẫn là nước nhập siêu phụ thuộc vào nhập khẩu.
+ Kim ngạch nhập khẩu của nước ta chiếm tỷ lệ khá cao điển hình như nhập khẩu từ Trung Quốc luôn đứng đầu thường hơn 30% và còn có dấu hiệu tăng lên mỗi năm khi mà đồng nhân dân tệ đang có xu hướng rẻ đi. Nhập khẩu của Việt Nam ở hầu hết các mặt hàng nông nghiệp và đặc biệt là phục vụ cho công nghiệp khi mà Việt Nam chưa phát triển được công nghiệp phụ trợ nguồn hàng khan hiếm.
+ Xuất khẩu mối năm đều có những dấu hiệu đáng mừng: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 vượt xa so với kỷ lục đạt được năm 2011, cao gấp nhiều lần mức bình quân trong các thời kỳ trước, đạt 114,6 tỷ USD, so với năm 2011 tăng 18,3 % (mục tiêu 13%). Kết quả xuất khẩu của 2012 tạo nên nhiều ấn tượng, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu lớn trong các năm trước, lần đầu tiên sau 20 năm trở lại vị thế xuất siêu. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu.
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến từ 60% năm 2007 lên 64,4% năm 2012 và 70,7 % năm 2013; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 19,5% xuống còn khoảng 11,6% năm 2011 và 7,2% năm 2013. Tỷ trọng nhóm hàng nông, thủy sản cũng giảm từ 20% (năm 2011) xuống 15% (năm 2013). Trong các mặt hàng chế biến, tỷ trọng một số mặt hàng có trình độ thiết bị, kỹ thuật - công nghệ cao như điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, máy ảnh, máy quay phim… tăng lên. Đây là tín hiệu sáng của cơ cấu sản xuất, xuất khẩu.


2.2. Tác động tiêu cực tăng trưởng:
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng chưa đảm bảo sự hợp lý, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm và chất lượng chưa cao, sự phát triển chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động chậm so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn từ 2006-2014 có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại, cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp sau gần 10 năm không những không giảm mà còn tăng nhẹ (từ 19,3% năm 2005 lên 19,7% năm 2012). Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chỉ tăng nhẹ (từ 38,1% năm 2005 đến 38,3% năm 2014), tỷ trọng ngành dịch vụ giảm gần 1% năm 2005 so với năm 2012. Hơn nữa, trong cơ cấu nền kinh tế các nhóm ngành kinh tế sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch còn cao, mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn lớn. Cụ thể:
 Đối với lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp:
Mặc dù trong cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành thủy sản, tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản ở nước ta chủ yếu dựa vào việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật tại các thủy vực; việc nuôi trồng thủy sản ở nhiều vùng đã làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển (Đồng bằng sông Cửu Long) và ô nhiễm môi trường (Duyên hải miền Trung). Việc khai thác các diện tích đất lâm nghiệp ở vùng đồi núi chuyển sang đất nông nghiệp làm tăng nguy cơ thiên tai (lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt và hạn hán ở đồng bằng); việc sử dụng các sản phẩm hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu) khiến cho nhiều diện tích đất bị thoái hóa và bạc mầu, làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Ngành khai thác khoáng sản được phát triển kéo theo hệ quả là các nguồn tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác lãng phí, cạn kiệt, sử dụng kém hiệu quả, môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội gia tăng.
 Ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp chế biến vẫn chưa đảm bảo yêu cầu hiệu quả và tính bền vững, do sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là ngành sử dụng nhiều lao động và gia công lắp ráp, dựa chủ yếu vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm gia công từ nước ngoài. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này chủ yếu nằm ở giá thấp, dựa trên giá nhân công rẻ hay các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, qua đó đặt ra những lo ngại về khả năng phát triển bền vững trong dài hạn.
 Ngành dịch vụ:
Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng chậm, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, như: dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành, như: điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực, như: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.
 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa tạo nền tảng vững chắc cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tính bền vững trong phát triển dài hạn. Cơ cấu ngành kinh tế chưa cho phép hình thành được những tổ hợp ngành có quan hệ liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất. Do tính liên kết còn rời rạc, các ngành tương đối độc lập với nhau trong hoạt động sản xuất và thâm nhập thị trường, dẫn đến hệ quả tất yếu là nền kinh tế rất dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới, dễ rơi vào khủng hoảng.
 Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn hạn chế thể hiện ở năng suất lao động xã hội tăng chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kém, sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành kinh tế không những không mở đường cho việc tích tụ và tập trung vốn mà còn hạn chế quá trình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, cản trở việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa nâng cao chất lượng tăng trưởng.
2.3 Nguyên nhân dẫn tới tác động tiêu cực.
- Trình độ công nghệ thấp.
- Cơ cấu ngành chưa có sự kết hợp chặt chẽ theo mục tiêu thống nhất với cơ cấu theo thành phần
- Không chú trọng đầu tư theo chiều sâu.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa diễn ra theo quy hoạch.
- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, trình độ tay nghề cao.

3. Một số khuyến nghị chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng đóng góp vào nâng cao chất lượng tăng trưởng.
3.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành ngành.
- Gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.
- Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh.
3.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường.
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin, lao động, vốn- bao gồm cả thị trường chứng khoán.
- Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.
3.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kế tcấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.
- Chuyển hướng từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
3.4. Đổi mới và phát triển công nghệ.
- Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác chế biến dầu khí, điện tử-tin học, chế biến thủy sản, dệt may.
- Đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có điều kiện và khả năng như: bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- Đối với vùng nông thôn rộng lớn cần hiện đại hóa công nghệ truyền thống và áp dụng các công nghệ phù hợp.
3.5. Về cơ sở hạ tầng.
Phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là điện và đường giao thông, tạo điều kiện để đưa khoa học- kỹ thuật thông tin thị trường đến người sản xuất, gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp.
 Về chính sách vĩ mô:
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, trước hết là chính sách tài chính, tiền tệ. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường chủ yếu nhờ vào việc sử dụng chính sách tài chính. Thông qua chính sách này Nhà nước có thể tăng thuế đối với nhóm ngành, lĩnh vực không cần thiết; ngược lại, giảm hay miễn thuế đối với những ngành nghề, lĩnh vực thực sự có ích cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
3.7. Về quan hệ quốc tế.
 Phát triển kinh tế đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn, khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta cần nhiều vốn. Vì vậy, chúng ta cần tậ dụng thời cơ thu hút các nguồn vốn đầu tư, viện trợ, cho vay ưu đãi của các nước và tổ chức quốc tế. Trong khi tranh thủ và tập trung thu hút nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, vốn vay của ADB, WB, cần chú ý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những ngành và vùng trọng điểm có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cả nước như công nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ, muốn vậy cần đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép và miễn giảm thuế vào những ngành và vùng cần thu hút vốn FDI.
 
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
Thank bạn đã chia sẻ
Công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Một giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty du lịch thương mại Cổ Loa Luận văn Kinh tế 2
P Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty CPSXDVXNK Từ Liêm Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ tài chính ở công ty cổ phần Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
S Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 Luận văn Kinh tế 0
V Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH Canon Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
P Công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty Cổ phần Kinh Đô Luận văn Kinh tế 2
H Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
Q Hoàn thiện công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty CAVICO xây dựng thủy điện Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại Công ty HITC- Trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top