rica17

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................8 5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................8 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................9 Chương 1 : KHÁI QUÁT TRUYỆN VỀ LOÀI VẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH.......................................................................................10 1.1. Vài nét về truyện về loài vật ở Việt Nam...............................................................10 1.1.1. Những thành tựu nổi bật......................................................................................10 1.1.2. Đặc điểm truyện về loài vật.................................................................................12 1.2. Truyện loài vật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh ...........................................18 1.2.1. Sơ lược về tác giả Nguyễn Nhật Ánh...................................................................18 1.2.2. Vài nét truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh ................................................20 Tiểu kết chương 1..........................................................................................................24 Chương 2: TỪ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC ĐẾN NỘI DUNG TRUYỆN VỀ LOÀI VẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH..............................................................................25 2.1. Hướng đến đối tượng độc giả đa dạng ...................................................................25 2.1.1. Truyện cho “trẻ con” ..........................................................................................25 2.1.2. Truyện “cho những người đã từng là trẻ con” ...................................................31 2.2. Làm sống lại thế giới trẻ thơ...................................................................................35 2.1.1. Tái hiện những trò nghịch ngợm .........................................................................35 2.1.2. Khơi gợi những tình cảm phong phú...................................................................39 2.3. Ẩn chứa những bài học cuộc sống giản dị, sâu sắc ................................................46 2.3.1. Bài học ứng xử với tự nhiên ................................................................................46 2.3.2. Bài học ứng xử với con người .............................................................................55

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................59 Chương 3: PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN VỀ LOÀI VẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ..................60
3.1. cách xây dựng nhân vật................................................60 3.1.1. dáng nhân vật được miêu tả rõ nét ............................................................60 3.1.2. Tâm lý nhân vật được khắc họa sâu sắc..............................................................67 3.2. Ngôn ngữ truyện.....................................................................................................73 3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện .................................................................................73 3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ..............................................................................................80 3.3. Giọng điệu ..............................................................................................................86 3.3.1. Giọng điệu hài hước, dí dỏm ...............................................................................86 3.3.2. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm ........................................................................91 Tiểu kết chương 3..........................................................................................................96 KẾT LUẬN ...................................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 100

1. Tính cấp thiết của đề tài
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, truyện viết về loài vật nói riêng, truyện cho trẻ em nói chung trở thành vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bởi từ sau năm 1975, đặc biệt từ thời kì Đổi mới và hội nhập, mảng sáng tác này đã ghi những thành tựu đáng kể, thực sự thu hút bạn đọc không chỉ bởi cách tiếp cận đời sống mà còn là sự đa dạng trong phong cách, trong giọng điệu. Cùng với truyện cho trẻ em, truyện loài vật thực hiện sứ mệnh cao cả hướng về những giá trị nhân bản, vừa bao quát được cuộc sống trẻ thơ, vừa sâu sắc với mỗi cuộc đời.
Trong số những nhà văn viết về loài vật, Nguyễn Nhật Ánh được tôn vinh như một hiện tượng văn học trẻ với các danh hiệu “hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ”, “nhà văn được yêu thích nhất trong 30 năm (1975-2005), “nhà văn có sách bán chạy nhất”... Truyện Nguyễn Nhật Ánh được độc giả nhỏ tuổi háo hức đón nhận, bởi nhà văn đã dựng lên một thế giới tuổi thơ phong phú, trong trẻo, gần gũi, đầy cảm xúc. Đọc Nguyễn Nhật Ánh, trẻ nhỏ tìm thấy cuộc sống của mình trên từng trang sách, người lớn cảm giác hạnh phúc khi được trở về với thời thơ dại, tâm hồn thư thái hơn sau những vật lộn mưu sinh.
Viết về loài vật, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hướng đến đối tượng độc giả là thiếu nhi, mà còn dành cho “những người đã từng là thiếu nhi”. Truyện của ông đưa người đọc đến với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, đồng thời hàm chứa trong đó những bài học cuộc sống sâu sắc, những triết lý giản dị về cuộc đời mà những người trưởng thành vô cùng thấm thía. Truyện của ông “đã thực sự vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chuyện của một chú cún, của những cô bé, cậu bé mới lớn để vươn tới những khía cạnh khác nhau của cuộc sống mỗi chúng ta” [6,tr.241].
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều bài viết khai thác tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nói chung và những sáng tác về loài vật của ông nói riêng dưới ánh sáng của lý luận văn học. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh lại chưa được khai thác thỏa đáng và có hệ

2
thống. Vì vậy, chúng tui cho rằng, đề tài “Đặc điểm truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh” nằm trong những đề tài thú vị và cấp thiết hiện nay.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Nhật Ánh
Là nhà văn có những đóng góp không nhỏ cho dòng văn học viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh nhận được nhiều sự yêu mến, quan tâm của độc giả và các nhà phê bình. Đánh giá về Nguyễn Nhật Ánh, các tác giả khai thác vị trí của nhà văn trong nền văn học thiếu nhi.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết “Cho tui xin một vé đi tuổi thơ - Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh” đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 237 (ra ngày 26/12/1996) đã nhận định giá trị làm nên thành công của truyện Nguyễn Nhật Ánh chính là thái độ vào cuộc của nhà văn cùng yếu tố “cách kể, cách đối thoại đã vượt lên nội dung câu chuyện” và “ngôn ngữ văn chương chuẩn mực. Ở đó, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và văn tả cảnh thường thể hiện thành những mẫu câu ngắn, đơn giản mà vẫn biểu đạt được các sắc thái khác nhau.” [33,tr.28].
Tác giả Vũ Ân Thy trong “Nguyễn Nhật Ánh - người bạn thân mến của độc giả trẻ” đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) cũng đề cao tác phẩm của nhà văn xứ Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới”, “luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại” [29,tr.52].
Tác giả Vân Thanh trong “Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ” đăng trên Tạp chí Văn học số 6 - 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh thông qua sự sống dung dị và trẻ trung, giúp ta tiếp nhận được nhiều vấn đề: lí tưởng sống, tình bạn, tình yêu nam nữ, tình thầy trò, tình yêu quê hương” [25]. Đặc biệt trong bài “Văn học thiếu nhi Việt Nam với một lịch sử: từ Tô Hoài đến Nguyễn Nhật Ánh”, tác giả đã đánh giá cao vị trí của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi: “Nói về thành tựu văn học thiếu nhi trong Đổi mới và hội nhập, tui nghĩ đến một hiện tượng đột xuất, đó là Nguyễn Nhật Ánh với hành trình sáng tác luôn gây được ấn tượng, nếu không nói là chấn động trong sự đón nhận của các thế hệ thiếu nhi hôm nay. Một ấn tượng, hay chấn động, có lẽ chỉ “Dế mèn” của Tô Hoài mới có thể sánh được.” Cắt

3
nghĩa lí do vì sao Nguyễn Nhật Ánh chiếm được cảm tình của các em, người viết đưa ra các lí do cơ bản, đó là: nhà văn “hiểu, và nắm rất kĩ, rất rõ cái thời của các em đang sống hôm nay”, “cách kể tự nhiên về những chuyện của đời thường không tẻ nhạt, có sức chứa những ý tưởng mới mẻ và những triết lí hồn nhiên, nhằm mở rộng sự sống của thế giới trẻ thơ, và gieo trồng những tình cảm đặc trưng cho bước chuyển từ trẻ con sang người lớn, từ gia đình ra xã hội” [6,tr.124].
Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong cuốn “Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập” (năm 2016) cũng nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là một trong những “nhà văn giao thời của hai thế kỉ”, “là tác giả tiêu biểu nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX” [19,tr.38]. Sang thế kỉ XXI, ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh vẫn thể hiện sức sống bền bỉ của mình với nhiều tác phẩm hay trong đó có Cho tui xin một vé đi tuổi thơ. Ở tác phẩm này “vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, tui là Bêtô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ” [19,tr.38].
Tác giả Lê Huy Bắc trong “Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi” khẳng định “Phải thừa nhận, ở thời điểm thực tại, viết truyện cho trẻ em (thiếu nhi) ở Việt Nam, chẳng ai sánh bằng Nguyễn Nhật Ánh”. Theo tác giả, ở nhà văn Nguyễn Nhật Ánh “hội đủ nhiều tố chất như trí tuệ, cảm xúc hồn nhiên, sự trải nghiệm cá nhân, trí tưởng tượng phong phú, phi thường và đặc biệt phải rất nhân ái thì mới có thể chinh phục người đọc” [6,tr.40].
Tác giả Văn Giá trong bài “Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp sĩ của tuổi thơ” khẳng định nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là người “viết nhiều và viết hay” cho thiếu nhi và “không chỉ thiếu nhi”. Người viết cho rằng “điểm đầu tiên tạo nên thành công trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn miêu tả thế giới trẻ thơ như chính trẻ thơ chứ không phải ai khác” [6,tr.50]. Bên cạnh đó, để chinh phục bạn đọc mọi lứa tuổi, nhà văn đã “chủ động lựa chọn một lối viết dung dị, chân thực nhất”, “một người kể chuyện tin cậy từ đầu đến cuối” [6,tr.57].
Tác giả Lê Minh Quốc trong cuốn “Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” (năm 2013) đã khẳng định “vị trí đặc biệt” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn đồng thời giải thích

4
nguyên nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh”. Đó là nhờ “cách viết phù hợp với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “câu văn trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hàng ngày” [22,tr.52]. Các tác phẩm “kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trị nhân bản. “Yếu tố hóm hỉnh đóng vai trò quan trọng” [22,tr.54] thể hiện qua những câu thoại và tình huống gây cười. Viết về thế giới sinh động của tuổi mới lớn, nhà văn “đồng hành cùng với nhân vật, chứ không phải đứng ngoài quan sát” [22,tr.61] nên tạo được sự hứng thú, đồng tình của độc giả.
Cũng ở phương diện này, tác giả Thái Phan Vàng Anh với bài viết “Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi” đăng trên Tạp chí Non nước (số 187 - 6/2013)đã góp thêm một cách nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệ thuật kể chuyện. Thái Phan Vàng Anh cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện nhưng cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào “ sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật”, “Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở ngôn ngữ, giọng điệu trẻ thơ”, “truyện Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện được kể với thứ ngôn ngữ lạ kì, dí dỏm nhưng không hề xa lạ, khó hiểu” [1,tr.61]
Bên cạnh những bài viết mà chúng tui đã điểm qua ở trên, trong những năm gần đây có không ít tiểu luận, luận văn của sinh viên đại học, cao học chọn truyện Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu. Theo đó, sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh được khai thác chủ yếu ở phương diện truyện viết cho thiếu nhi với các khía cạnh: nhân vật trẻ nhỏ, nhân vật tuổi mới lớn, đặc điểm truyện, hồi ức tuổi thơ, triết lý trẻ thơ, thế giới trẻ thơ, yếu tố huyền thoại...
Nhìn chung, các công trình này có nhiều điểm gặp gỡ nhận xét, đánh giá về Nguyễn Nhật Ánh, giúp chúng tui có cái nhìn toàn diện hơn về các giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như phong cách nhà văn. Tuy nhiên, đặt trong tổng thể, những vấn đề về truyện viết về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh chưa được quan tâm một cách đích đáng.
2.2. Những công trình đánh giá sáng tác Nguyễn Nhật Ánh viết về loài vật
Kể từ sáng tác đầu tay là truyện dài Trước vòng chung kết (1985) đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đã có 30 năm viết cho thiếu nhi. Trong suốt ba thập kỉ ấy, đề tài và

5
bút pháp của tác giả khá đa dạng, gần gũi với tình cảm, suy nghĩ và cuộc sống của trẻ thơ ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền. Thế giới loài vật - một mảng hiện thực quan trọng trong nhiều truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh trong nhiều năm trở lại đây là một minh chứng xác tín cho tài năng, tình yêu và cái duyên ngày càng sâu đậm của tác giả với trẻ em hôm nay. Bàn về mảng sáng tác này của Nguyễn Nhật Ánh có thể điểm đến nhiều bài viết trong cuốn Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp sĩ của tuổi thơ của nhiều tác giả, cụ thể như sau:
Trong bài viết “Thế giới loài vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”, nhóm tác giả Bùi Thanh Tuyền, Đỗ Thị Kiều Liên, Đỗ Thị Ánh My, Ngô Hoàng Thanh Thư, Nguyễn Văn Toàn lí giải tình yêu của độc giả với những sáng tác về thế giới loài vật của Nguyễn Nhật Ánh như sau: “Thông qua những trang văn dí dỏm với những chi tiết, tình huống bất ngờ, thú vị, lối nhân hóa tài tình qua lăng kính trẻ thơ, bằng một thế giới loài vật dám tự hào rằng “những gì thuộc về con người đều không xa lạ với chúng tôi” (tui là Bêtô), người viết đã làm sống dậy một miền tuổi thơ đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người. Đây là lí do không chỉ thiếu nhi mà người lớn cũng yêu thích truyện về thế giới loài vật của ông.” Các tác giả cho rằng truyện về thế giới loài vật trong sáng tác của nhà văn đã tạo nên một “vườn bách thú diệu kì” và mỗi trang sách luôn chứa đựng “những thông điệp cấp thiết, nhân văn từ thế giới loài vật” [6,tr.187].
Cũng bàn đến đề tài này, tác giả Lã Thị Bắc Lý trong bài viết “Bêtô... không chỉ là truyện về cún” đã cho rằng“...Bê tô, Laica,...đây đâu chỉ là những chuyện về cún!”, “Đó là sự cảm nhận về cuộc sống và những ước mơ của Bê tô hay cũng chính là khát vọng khám phá cuộc sống của trẻ thơ...những triết lí về cuộc đời của Bê tô cũng chính là những khám phá của trẻ thơ về thế sự.” Điều đó lại được thể hiện qua “kiểu kể chuyện dí dỏm, với ngôn ngữ giản dị, đời thường...như đang nói chuyện với các em, điều mà không phải ai cũng dễ dàng đạt được” [6,tr.285].
Cùng chung quan điểm, tác giả Nguyễn Thị Hường trong “tui là Bê tô – cuốn sách của trẻ em và câu chuyện cho người lớn” nhận định: “ tui là Bêtô- cuốn sách đã thực sự vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chuyện của một chú cún, của những cô bé, cậu bé mới lớn để vươn tới những khía cạnh khác nhau của cuộc sống mỗi chúng ta”.

6
Tác giả lí giải một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm có thể kể đến “điểm nhìn trần thuật của truyện được đặt ở ngôi thứ nhất với những quan sát, suy nghĩ và hành động của chú cún”, từ đó “tác giả dễ dàng có những liên tưởng bất ngờ, những khoảng lặng để thể hiện niềm vui, sự thích thú trước những khoảnh khắc đáng yêu của cuộc sống” [6,tr.241].
Ngoài tác phẩm tui là Bêtô, Chúc một ngày tốt lành cũng nhận được nhiều ý kiến đánh giá xác đáng về nội dung và nghệ thuật của những người nghiên cứu phê bình văn học. Tác giả Lã Thị Bắc Lý – Phùng Thị Hân trong “Không gian giả tưởng trong “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh” nhận xét: “Trong thế giới “Chúc một ngày tốt lành”, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một ngôn ngữ chung cho tất cả các nhân vật để chúng có thể trò chuyện với nhau như con người” [6,tr.273]. Với một không gian “được thêu dệt bằng trí tưởng tượng đậm chất siêu thực” nhà văn đã tạo ra “ một thế giới đầy ảo thuật”, “tạo ra một không gian vui chơi cho trẻ nhỏ, đồng thời đưa người lớn được trở về với tuổi thơ của chính mình” [6,tr.276]. Hơn nữa, trong không gian giả tưởng ấy, tình yêu còn là “lẽ sống” của thế giới loài vật, qua đó thấy nhà văn “đã rất thành công khi miêu tả tâm trạng, cảm xúc của lứa tuổi mới lớn, bắt đầu biết chú ý, biết rung động với những đối tượng khác giới” [6,tr.277]. Từ những khía cạnh cụ thể, tác giả bài viết khái quát lên giá trị phản ánh của không gian giả tưởng trong tác phẩm Chúc một ngày tốt lành, đó là phản ánh hiện thực xã hội và gửi gắm những thông điệp về cuộc sống, về tình yêu, về tình bạn và tình người.
Tác giả Võ Thị Tuyết Nhung trong “Nghệ thuật xây dựng nhân vật loài vật trong “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh” thì tiếp cận tác phẩm ở nghệ thuật xây dựng nhân vật loài vật trên những nét tiêu biểu như “chủ động tạo ra những tên gọi rất thú vị, gây được ấn tượng mạnh ngay từ đầu”, “chú trọng đến miêu tả tính cách của từng đối tượng”, hay “đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ rõ nét tính cách của mình”, “khắc họa đậm nét tính cách nhân vật thông qua hình thức đối thoại”, “miêu tả tâm lí”. Từ đó tác giả khẳng định: “các nhân vật loài vật ở tác phẩm “Chúc một ngày tốt lành” đã mở ra cho độc giả nhiều phát hiện quen thuộc nhưng không nhàm chán về thế giới trẻ em với những tính cách đặc trưng”. Và “Truyện “Chúc một ngày tốt lành” nói riêng cũng như các truyện đồng thoại nói

7
chung thực sự đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, ấn tượng về sự ngây thơ, trong sáng của tuổi thơ và sự phong phú muôn màu của thế giới loài vật” [6,tr.308].
Ở một phương diện khác, tác giả Nguyễn Thanh Tâm trong “Chúc một ngày tốt lành – diễn ngôn của nhà văn mãi mãi tuổi 15”, lại đề cập đến diễn ngôn của tác phẩm từ “chất thôn quê cứ lan tỏa khắp không gian truyện” đến những yếu tố hài hước, những ẩn ngữ và sự hiện diện của diễn ngôn giới tính. Từ những đặc điểm của diễn ngôn trong Chúc một ngày tốt lành tác giả đã khẳng định: “Đây là tác phẩm có khả năng đi sâu vào đời sống của tâm hồn trẻ em và của những ai đã từng là trẻ em” [6,tr.345].
Như vậy, đã có nhiều bài viết nhìn nhận, đánh giá tác phẩm viết về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh ở nhiều phương diện khác nhau. Ở phương diện nội dung, các bài nghiên cứu trên chỉ ra rằng truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh đã phản ánh sự phong phú muôn màu của thế giới loài vật, đồng thời qua câu chuyện về loài vật, nhà văn mở ra cho độc giả nhiều phát hiện về thế giới trẻ em, về tuổi mới lớn, về đời sống xã hội và gửi vào đó những thông điệp về cuộc sống, tình bạn, tình yêu, tình người. Ở phương diện nghệ thuật, các tác giả đã đề cập đến sự thành công ở kiểu kể chuyện dí dỏm, ngôn ngữ giản dị, đời thường trong tui là Bêtô và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, không gian nghệ thuật ở Chúc một ngày tốt lành. Tuy nhiên, những vấn đề được đề cập đến trong các bài viết còn tản mạn và thiếu tính hệ thống. Vì vậy, chúng tui lựa chọn đề tài này với mong muốn sẽ làm rõ đặc điểm truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ góc độ lí luận văn học. Thành tựu nghiên cứu của những người đi trước sẽ là những định hướng, những bài học quý báu giúp chúng tui trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm về đối tượng tiếp nhận, nội dung, mục đích (được thể hiện thông qua hệ thống quan điểm sáng tác) và các cách nghệ thuật trong truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh.

8
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần khẳng định tài năng, phong cách và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học hiện đại, từ đó đóng góp vào lý luận phê bình văn học đương đại. Ngoài ra, đề tài còn nhằm phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên ngành Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, ....
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài;
- Phân tích các đặc điểm truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh thông qua hệ thống quan điểm sáng tác của nhà văn về đối tượng độc giả, nội dung tác phẩm, mục đích sáng tác...
- Phân tích các cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh;
- Khẳng định giá trị của các tác phẩm và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui sẽ vận dụng tổng hợp một số phương pháp chính sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý luận được áp dụng khi trình bày quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh về truyện loài vật và cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được áp dụng khi trình bày quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh về truyện loài vật.
- Phương pháp so sánh khi trình bày ngôn ngữ người kể chuyện và dáng nhân vật được miêu tả rõ nét.
5. Phạm vi nghiên cứu
Để triển khai đề tài, luận văn tiếp cận các phương diện về quan điểm sáng tác (quan điểm về đối tượng độc giả, về nội dung tác phẩm và về mục đích sáng tác) và các cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong bốn tác phẩm viết về

9
loài vật của Nguyễn Nhật Ánh được sáng tác từ những năm 2000 trở lại đây, bao gồm:
tui là Bêtô (2007), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012), Chúc một ngày tốt lành (2014), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (2016).
6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện luận văn này, chúng tui hi vọng sẽ:
- Chỉ ra được những đặc điểm của truyện viết về loài vật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh;
- Thông qua đó góp phần khẳng định sự phong phú trong sáng tác của nhà văn;
-Thông qua đề tài góp thêm những cứ liệu khách quan, khoa học cho công việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giáo viên về văn chương Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát truyện về loài vật
Chương 2: Quan điểm của Nguyễn Nhật Ánh về truyện về loài vật
Chương 3: cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện
về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh.

Bên cạnh những kết thúc có hậu, truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh cũng có những kết thúc không được trọn vẹn. Song, nếu kết thúc không được trọn vẹn thì nỗi buồn cũng rất nhẹ nhàng chứ không nặng nề: Mèo Áo Hoa theo tình yêu khác, Mèo Gấu thất tình nhưng không quá suy sụp, bi lụy. Sau khi chứng kiến “nàng Áo Hoa và chàng mèo lạ lúc này đang sóng vai nhau đi dưới trăng, mỗi lúc một xa dần”, “mèo Gấu ốm gần một tháng”. Sau đó, với chú, có lẽ đó là một trải nghiệm cuộc sống, tình yêu để rút ra:
Tình yêu có gì?
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Một con ngồi yên một con đổi chỗ...
Tình yêu là vậy, đó là nơi hội tụ những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ
đau, hi vọng và thật vọng, gắn kết và đổ vỡ... Các cung bậc cảm xúc đó, kết cục không mong muốn đó, có thể xảy đến với bất cứ ai trong cuộc sống. Con người cần sự mạnh mẽ để vượt qua những phút giây yếu đuối của lòng mình để sống tốt hơn. Và nếu tình yêu không thành, theo thời gian, sẽ trở thành những kỉ niệm, thành kí ức, để mỗi lẫn nhớ lại, ta có một chút “bâng khuâng” như chú mèo Gấu kia: “Ấy là lúc mèo Gấu bâng khuâng nhớ lại những lần chú và Áo Hoa ngồi kề vai nhau trên bậu cửa sổ ngắm mưa giăng giăng ngoài hiên vắng trong những buổi chiều se lạnh” [35,tr.206]. Phải chăng đó là một chút gia vị của cuộc sống? Và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, trong các sáng tác của mình, đã thêm vào “một thứ kháng thể giúp độc giả nhỏ tuổi sống tốt và mạnh mẽ hơn [19,tr.112].
Không chỉ tạo ra trong truyện loài vật kết thúc dang dở của một tình yêu, Nguyễn Nhật Ánh còn không ngại ngần nói về sự chia li vĩnh viễn, về cái chết. Nhà văn không tô hồng cuộc sống, không chỉ nói về niềm vui, niềm hạnh phúc, sự trọn vẹn. tui là Bêtô có nỗi buồn của sinh li tử biệt khi bà cố của chị Ni qua đời vì “không chống chọi được với những cơn giá rét bất thường” [34,tr.192]. Tuy nhiên, tác giả nói về sự ra đi của bá cố mới thật nhẹ nhàng: “Mùa đông trượt chân, vắt qua cả mùa xuân và đem bà cố đi mất” [34,tr.193]. Qua cảm nhận của Bêtô, mặc dù sự ra đi đó sẽ khiến nó và gia đình chị Ni “không còn dịp gặp bà nữa rồi”, “không còn nhìn thấy nữa con bé Phi Hùng nũng nịu sà vào lòng bà”, “không còn dịp nghe bà tủm tỉm” [34,tr.194] và con

29
hẻm nhỏ dẫn vào nhà bà, chiếc cổng rào hoa giấy đỏ hồng, những trái mận non rụng đầy sân như những hòn cuội trắng trở nên trống trải, đơn côi, khiến con tim thắt lại thì nỗi buồn cũng không đau thương, bi lụy. Qua những suy nghĩ của Bêtô và Binô trước cái chết của bà cố, tác giả muốn nói với bạn đọc rằng: cái chết không có gì “tăm tối”, “nếu chúng ta vẫn luôn sống trong kí ức của ai đó, chúng ta sẽ không bao giờ chết” [34,tr.208]. Bà cố không chết, bà chỉ “chuyển đi” đến một “chỗ ở mới”, và với Bêtô, “chỗ ở mới của bà cố thật tuyệt” bởi, “Thị Trấn Giữa Trời là một khu phố đông đúc nhưng yên tĩnh”, “rất nhiều hoa”, “hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa vạn thọ và một dây tóc tiên bò quanh tấm bia như một tấm rèm lốm đốm những nụ hoa bé xíu” [34,tr.220]. Khi Bêtô cùng Binô và chị Ni đi thăm mộ của bà, nó cảm thấy: “Từ trong tấm ảnh, bà nhìn tui và mỉm cười. tui nghe bà hỏi “Bêtô vẫn khỏe chứ?”. Và tui nghe tui đáp “Con vẫn khỏe, thưa bà” [34,tr.219]. Những dòng văn nói về sự ra đi vĩnh viễn của bà cố thật nhẹ nhàng, chạm đến nỗi buồn của con người trước sự chia li nhưng không bi quan, không nặng nề, ngược lại hướng con người đến những suy nghĩ, cảm xúc trong sáng, để lại trong họ những bài học sâu sắc về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Những kết thúc như thế trong truyện Nguyễn Nhật Ánh quả thực đã tác động đến người đọc, nhất là độc giả thiếu niên, định hướng cho họ sống tốt hơn, nhân văn hơn.
Sở dĩ như vậy vì Nguyễn Nhật Ánh quan niệm rất rõ về trách nhiệm của người làm nghề, đặc biệt là người làm nghề phục vụ các độc giả nhỏ tuổi: “nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục, là người thầy, họ là một trong những trụ đỡ tinh thần của các em” [19,tr.110]. Nguyễn Nhật Ánh luôn đề cao tính giáo dục của một tác phẩm văn học nhưng phải giáo dục một cách tự nhiên chứ không mang tính áp đặt: “Tính giáo dục trong tác phẩm nếu được thấm nhuần bởi trái tim nhà văn thì sẽ tránh được sự gượng gạo so với khi nó bị áp đặt bởi lí trí” [19,tr.110]. Bởi vậy, tác giả không đóng vai trò ông thầy đạo mạo, trịnh trọng dạy dỗ tuổi nhỏ bằng những lời giáo huấn nặng nề kiểu “văn dĩ tải đạo” trong những tác phẩm của mình, mà “làm người bạn tâm tình của trẻ thơ, kể cho các em nghe những câu chuyện của tâm hồn” [19,tr.110], những câu chuyện mà đọc lên cảm tưởng như đó là những trải nghiệm của chính nhà văn. Nhà văn cũng không nhấn mạnh đến những bi kịch hay cuộc quyết đấu Thiện – Ác mà đưa tiếng cười trong trẻo, dí dỏm, hồn nhiên vào mỗi

30
trang sách, giúp các em yên tâm vui sống. Với mong muốn “luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn”, Nguyễn Nhật Ánh biết cách xây dựng những tình huống giáo dục hấp dẫn và thu hút để từ đó đưa đến cho trẻ em những bài học vô cùng ý nghĩa. Trở lại tác phẩm tui là Bêtô, bà cố ra đi vì bệnh hen suyễn nhưng trong lòng Bêtô, Binô và gia đình chị Ni, bà cố “không chết”, bà vẫn còn sống mãi trong kí ức, trong tình yêu thương của mọi người. Ngược lại, lão Hiếng vẫn sống, nhưng thực ra “lão đã chết từ lâu rồi” [34,tr.221], lão “chết ngay lúc đang còn sống” [34,tr.222], lão “đã chết” “với tư cách một người” vì “tính cách của lão đã lấn át và nhuộm đen cái tên cha mẹ đặt cho lão và bằng cách đó lão đã tẩy xóa cả lão lẫn cái tên của lão khỏi kí ức mọi người” [34,tr.226]. Một bài học về ý nghĩa sự sống được gửi gắm nhẹ nhàng mà sâu sắc trong suy nghĩ đầy triết lí của một chú cún: sống không chỉ là tồn tại, mà quan trọng hơn là bạn đã sống như thế nào với tư cách là “một người”.
Trong tui là Bêtô, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, bằng những câu chuyện về thế giới loài vật vui tươi, sống động, nhà văn cũng chuyển đến bạn đọc bài học sâu sắc về tình bạn. Trong Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, bằng cách nhân hóa loài vật, xây dựng nên những hiện thực phi lí, những hoàn cảnh có tính ngược đời, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa nhân văn: “Một con mèo có thể kết bạn với một con chuột thì tại sao một con chuột không thể kết bạn với một con chim” [35]. Câu hỏi ấy thể hiện một quan điểm về cuộc sống, đó là: “thế giới này vốn đầy những nghịch lí, khác biệt, nếu như biết bỏ qua những định kiến, biết tôn trọng sự đa dạng và đối xử với nhau bằng tình yêu, tình thương thì chắc chắn cuộc sống của con người cũng như muôn loài sẽ thay đổi, sẽ trở nên tốt đẹp hơn” [6,tr.108]. Thông điệp này không chỉ được gửi gắm trong Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ mà ở cả truyện Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng. Sau khi con Pig đã liều mình chống trả lại hai con chó hoang hung dữ để cứu cả bọn, Haili đã “quyết định từ bỏ quyền lực” và “thôi nhào nặn cuộc sống theo ý mình”. “Nó cảm giác quyền lực chỉ là thứ phù phiếm so với sự bất trắc của cuộc sống, đặc biệt là so với tình bạn giữa năm đứa” [37,tr.206]. Từ hôm đó, “những trận chiến đẫm máu lùi vào quá khứ, lịch sử bắt đầu đi bằng những bước chân thanh bình và cuộc sống của bọn tui từ hôm đó được nhúng vào một

31
thứ chất lỏng ngọt ngào có tên là yêu thương” [37,tr.220]. Thật thế, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi những người bạn, những con người biết sống hòa thuận, bao dung, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Bài học ấy không được chuyển tải một cách khô cứng, giáo điều mà nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn người đọc bằng lối kể chuyện giản dị, hóm hỉnh rất đáng yêu. Tìm đến truyện Nguyễn Nhật Ánh, quả là tâm hồn người đọc được thanh lọc để yêu hơn cuộc đời này.
Viết cho trẻ nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh còn đặt cho mình những yêu cầu gắt gao về mặt kỹ thuật viết: “Phải viết sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn phải đảm bảo tính logic, đặc biệt khi tình tiết quá nhiều, quá rắc rối. Mặt khác truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không chệch khỏi yêu cầu giáo dục” [19,tr.111]. Làm được điều này không hề đơn giản, bởi đó là sự thống nhất của những đòi hỏi đối lập. Nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã bắt tay ngay vào việc rèn luyện ngòi bút của chính mình từ những tác phẩm đầu tiên, và luôn giữ được tôn chỉ đó trong tất cả các truyện viết về loài vật. Bởi hơn ai hết, nhà văn xác định được cốt lõi của sự hấp dẫn chính là từ cái tâm đối với độc giả của mình: “Điều tạo nên dấu ấn trong tác phẩm là tâm hồn người viết, chứ không đơn thuần là văn phong, cốt truyện. Viết cho đối tượng thanh thiếu niên, cần có một tâm hồn gần gũi với các em” [19,tr.112].
2.1.2. Truyện “cho những người đã từng là trẻ con”
Tác giả Văn Giá từng nhận định: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi e chừng cái danh xưng ấy trở nên chật chội với nhà văn này. Anh là người viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra, anh viết cho tất thảy người lớn – những người đã từng có một thuở thiếu nhi, và đang còn giữ được con người trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh thuộc về tất cả.” [6,tr.115]. Nhận xét nêu trên thật chí lý. Mặc dù quan điểm “tui viết cho những ai từng là trẻ em” chỉ tuyên ngôn trong cuốn sách Cho tui xin một vé đi tuổi thơ nhưng có thể thấy quan điểm này xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là truyện về loài vật.
Viết về loài vật, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hướng đến đối tượng độc giả là thiếu nhi, mà còn dành cho “những người đã từng là thiếu nhi”. Truyện của ông đưa

32
người đọc đến với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, đồng thời hàm chứa trong đó những bài học cuộc sống sâu sắc, những triết lý giản dị về cuộc đời mà những người trưởng thành vô cùng thấm thía.
Trước hết, truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh là bức tranh sinh động về cuộc sống muôn màu của thế giới loài vật với những chân dung, tích cách đa dạng. Thông qua đó tác giả phản ánh cuộc sống vui tươi, sống động, ngộ nghĩnh của trẻ thơ và những đổi thay sinh động trong tâm lí, tính cách, ứng xử của tuổi mới lớn. Hình ảnh trẻ thơ ngộ ngĩnh, tinh nghịch hiện lên khá rõ nét qua hình ảnh của những chú cún Bêtô, Binô, Laica trong tui là Bêtô; chú chó Mõm Ngắn, chú heo Lọ Nồi, Đuôi Xoăn, và đàn gà chiếp trong khu vườn nhà bà Đỏ trong Chúc một ngày tốt lành. Không chịu ngồi yên và buồn chán với cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, lặp đi lặp lại, những đứa trẻ luôn nghĩ đến những trò chơi mới để có được niềm vui trong cuộc sống. Sự hiếu động, vui nhộn của các con vật trong khu vườn nhà bà Đỏ Đó đã tái hiện trước mắt người đọc cuộc sống sinh động của trẻ nhỏ. Sau khi “đã nghịch chán”, “đã tranh cãi chán”, “những màn siêu quậy nào có thể nghĩ ra chúng đã nghĩ ra cả rồi, những trò phá phách nào có thể làm chúng đã làm tất tật rồi” [36,tr.34], chú heo Lọ Nồi đã sáng tạo ra trò chơi con vật này kêu tiếng của con vật khác. Trò chơi ngôn ngữ của các con vật này có phần giống với trò chơi định danh lại tên gọi của các sự vật của bốn đứa trẻ cu Mùi, Hải cò, Tí sún, con Tủn trong Cho tui xin một vé đi tuổi thơ. Những trò chơi ấy phải chăng xuất phát từ tâm lí mong muốn thay đổi thế giới của trẻ thơ - cái tâm lý mà bất cứ ai đã từng là trẻ thơ đều có.
Ngoài những trò chơi tuổi nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh còn đem đến cho người đọc những câu chuyện thú vị về tình bạn, tình yêu tuổi học trò. Tình bạn của Bêtô và Binô, Bêtô và Laica; mèo Gấu và chuột Tí Hon; hay năm chú chó trong Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng đều là nhưng câu chuyện đẹp thể hiện những góc nhìn đa dạng về quan hệ bạn bè của tuổi thơ. Hẳn ai đã qua những năm tháng học trò cũng đồng tình với tác giả rằng một đứa bạn xấu luôn là một đứa bạn hấp dẫn, bởi không gì đáng chán bằng một đứa bạn lúc nào cũng chỉ biết vâng lời người lớn, chưa một lần biết trốn học đi đá bóng, trốn ngủ trưa đi tắm sông. Hay, bạn bè không phải lúc nào cũng giống nhau về sở thích, về tính cách, về hoàn cảnh nhưng luôn có một điểm chung là họ có thể hết

33
mình vì nhau, có thể bất chấp nguy hiểm, có thể “liều mạng” để bảo vệ sự an toàn của bạn mình. Trên hành trình tuổi thơ đến tuổi trưởng thành, ai cũng có ít nhất một người bạn như thế. Đọc truyện loài vật Nguyễn Nhật Ánh, người lớn được gặp lại bóng dáng tuổi mộng của mình trong những câu chuyện thú vị về tình yêu. Câu chuyện tình yêu của thằng Cu với nhỏ Hà, chú heo Lọ Nồi với nàng Đeo Nơ trong Chúc một ngày tốt lành; mèo Gấu với Áo Hoa, chuột Tí Hon với Út Hoa trong Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ với nhiều sắc thái cảm xúc yêu thương, hờn giận, ngượng ngập, xấu hổ, bồi hồi, nhớ nhung... dường như là đoạn đời mà tất cả người trưởng thành đều đã đi qua. Soi vào đó, độc giả tuổi lớn thấy chính mình và hình ảnh của bè bạn mình trong những năm tháng đáng yêu, đáng nhớ. Theo tác giả Bùi Thanh Truyền, “thế giới loài vật trong sáng tác của nhà văn gốc Quảng Nam này chính là chân ảnh quá khứ của người lớn và là hiện tại của trẻ em” [6,tr.198]. Có lẽ vì thế, đọc mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc không chỉ thấy thấp thoáng nụ cười hồn hậu, mà còn thấy thấp thoáng sự nuối tiếc nhẹ nhàng về khung trời bình yên mà mỗi người đã đi qua. Đọc truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh người lớn sẽ có cơ hội lên chuyến tàu trở lại tuổi thơ, được tiếp thêm năng lượng để sống vui hơn, ý nghĩa hơn trong cõi người. Lời đề từ: “tui viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. tui viết cho những ai từng là trẻ em” trong cuốn Cho tui xin một vé đi tuổi thơ phải chăng là lời nhắn nhủ bạn đọc rằng, chỉ có ai đã trưởng thành rồi mới có thể nhìn lại những năm tháng ấu thơ của mình với một sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ, mới biết cư xử, giao tiếp với trẻ em và mọi người xung quanh, và “để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn” [6,tr.95].
Hơn thế, với quan niệm Trẻ em như một thế giới, Nguyễn Nhật Ánh đã tích cực đưa thông điệp quý báu đến với các bậc phụ huynh: “Trẻ con thể hiện cái tui theo kiểu trẻ con, thích cái mới lạ trong khi người lớn thích cái ổn định. Với người lớn, ý nghĩa và giá trị mọi thứ thu gọn lại trong hai chữ chức năng còn trẻ con có kho báu vô giá là trí tưởng tượng” [38,tr.130] để họ hiểu, thông cảm và có cách ứng xử đúng với giới trẻ. Với các nhân vật loài vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, thay đổi ngôn ngữ là một trò chơi thú vị, đầy sáng tạo, thể hiện mong muốn thay đổi thế giới. Song người lớn thì không cho như vậy. Người lớn nhìn bọn trẻ trong trò chơi này là “dở chứng”,

34
“hóa rồ”, “nổi loạn” và cảm giác vô cùng “ngán ngẩm”, “rầu rĩ”. Thậm chí, người lớn còn cho trẻ con một trận đòn trước những trò nghịch ngợm giống như trường hợp thằng cu Mùi, Hải cò trong Cho tui xin một vé đi tuổi thơ và kết thúc mỗi trò chơi như thế, trẻ con phải trở về tuân thủ đúng các quy định của người lớn. Qua câu chuyện này, phải chăng nhà văn muốn nhắn nhủ với người lớn chúng ta rằng: “Đối với người lớn, thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ” [34,tr.68], vì thế, để hiểu được trẻ con, người lớn cũng phải học hỏi một cách nghiêm túc, khoa học.
Không những thế, truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh còn đưa đến người đọc lớn tuổi những bài học cuộc sống sâu sắc, những triết lý giản dị về cuộc đời vô cùng thấm thía qua những lời bình, những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt. tui là Bêtô, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Chúc một ngày tốt lành là những câu chuyện của trẻ thơ nhưng thông qua cốt truyện dành cho trẻ em đó, mỗi tác phẩm chứa đựng những lời bình sâu sắc, ý nghĩa cho người từng trải như “khi một kẻ được đối xử đặc biệt hơn những kẻ khác, tự nhiên hắn trở thành cái gai trong mắt những kẻ còn lại”, “Mỗi người sẽ héo theo cách của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top