Arno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I :TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I.Khái quát về tăng trưởng kinh tế
1.Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm,sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ.Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít,còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hay giá trị,thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hay tính bình quân đầu người.
Như vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ảnh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),hay tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hay tổng sản phẩm bình quân đầu người hay tổng thu nhập bình quân đầu người (PCI)
2.Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
3.Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế.
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế,do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng
Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).
4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
4.1.Các nhân tố kinh tế
*Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
- Tư bản (K)
- Lao động (L)
- Tài nguyên,đất đai (R)
- Công nghệ kĩ thuật (T)
*Các nhân tố tác động đến tổng cầu
- Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (C)
- Chi tiêu của chính phủ (G)
- Chi cho đầu tư (I)
- Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M)
4.2.Các nhân tố phi kinh tế
- Đặc điểm văn hoá-xã hội
- Nhân tố thể chế chính trị-kinh tế-xã hội
- Cơ cấu dân tộc,tôn giáo
- Sự tham gia của cộng đồng

II.Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế
1. Tổng giá trị sản xuất (GO_Gross output)
GO là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong thời kì nhất định (thường là một năm).Tổng giá trị sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng),giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đời sống của dân cư và xã hội
Có 3 phương pháp tính tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân:phương pháp doanh nghiệp,phương pháp ngành và phương pháp kinh tế quốc dân
* Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp doanh nghiệp được xác định bằng cách cộng giá trị sản xuất tất cả các đơn vị ,các ngành trong nền kinh tế quốc dân
* Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp ngành được xác định bằng cách loại trừ khỏi tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp doanh nghiệp phần chu chuyển nội bộ ngành
* Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp kinh tế quốc dân được xác định bằng cách loại trừ khỏi tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp ngành phần chu chuyển giữa các ngành
2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP _ Gross Domestic Product)
GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong thời kì nhất định
Để tính GDP,có 3 cách để tiếp cận cơ bản là từ sản xuất,tiêu dùng và phân phối
* Theo cách tiếp cận từ sản xuất ,GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nên kinh tế.Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế
Như vậy tổng giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế (VA) bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành (VAi) VA = ∑ VAi
Trong đó: VAi= GOi – ICi với GOi là tổng giá trị sản xuất và ICi là chi phí trung gian của ngành i
* Tiếp cận từ chi tiêu thì GDP là tổng tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C),chi tiêu của chính phủ (G),đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M)
GDP = C + G + I + (X-M)
* Tiếp cận từ thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu bao gồm thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W),thu nhập của người có đất cho thuê (R),thu nhập của người có tiền cho vay (In),thu nhập của người có vốn (Pr),khấu hoa tài sản cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti)
GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti

3.Tổng thu nhập quốc dân (GNI_Gross National Income)
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
4.Thu nhập quốc dân (NI_ National Income)
NI là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định .NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế Dp : NI = GNI – Dp
5.Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI_National Disposable Income)
NDI là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định.Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai,thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu,chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú.Tuy vậy xét trên toàn bộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau,vì vậy NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản thu chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
6.Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người,GDP/người)
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số.Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chi tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.Dự báo mức tăng thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức bình quân trên toàn thế giới

PHẦN IV: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2009 được dự báo theo 2 phương án như sau
I.Phương án thứ nhất
1.Cơ sở dự báo của phương án 1
-Trong những tháng cuối năm 2008,nền kinh tế tuy đã đạt được một số kết quả về kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn ở mức cao và đang chứa đựng những dấu hiệu chưa thật bền vững
-Vốn đầu tư xã hội và tiêu dùng nộ địa có khả năng huy động khá hơn
-Các chính sách phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước phát huy những tác động tích cực hơn đến sản xuất,kinh doanh trong nước nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu,gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài
-Tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục với sự phục hồi của hệ thống ngân hàng,thị trường tài chính toàn cầu đi vào ổn định
-Giá cả và lạm phát thế giới được kiềm chế,không có đột biến xảy ra
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 1
Với những điều kiện đã nêu ở trên nền kinh tế có khả năng duy trì được tốc độ tă và tăng trưởng như năm 2008 và tránh được lạm phát cao.Tăng trưởng GDP khoảng 7-7,5% trong đó lâm ngư nghiệp tăng 3-3,5%;công nghiệp xây dựng tăng 8,2-8,4%;dịch vụ tăng 7,5-8,2%
Với phương án này chỉ số giá tiêu dùng được kiềm chế ở mức khoảng 13-15%,mức nhập siêu khoảng 22,7 tỷ đồng,tổng vốn đầu tư xã hội được huy động trên 714 nghìn tỷ đồng bằng 41,06% GDP,thâm hụt ngân sách khoảng 91 tỷ đồng,xấp xỉ 5,11% GDP

II.Phương án thứ 2
1.Cơ sở dự báo cuả phương án 2
-Nền kinh tế chưa đạt được kết quả mong muốn về kiềm chế lạm phát trong nhưng tháng cuối năm 2008,những khó khăn trong sản xuất kinh doanh vẫn chưa được gải quyết
-Chính phủ tiếp tục thực hiện những biện pháp cắt giảm,kiểm soát chặt chẽ đầu tư công,tăng cường quản lý dòng vốn nước ngoài,nâng cao hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội
-Thắt chặt chi tiêu công,giảm tiêu dùng nội địa
-Khả năng thích ứng của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới còn nhiều hạn chế,chưa tận dụng được tối đa được cơ hội do nó mang lại,năng lực cạnh tranh của hành hoá Việt Nam còn nhiều hạn chế.Chính phủ áp dụng các chính sách nhằm giảm nhập siêu
-Tình hình kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi,kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái,kinh tế các nước khối phát triển như EU,Nhật Bản..còn nhiều khó khăn,thị trường tài chính tín dụng tiền tệ diễn biến khả quan hơn nhưng chưa ổn định,khả năng phục hồi giá trị của đồng USD chưa chắc chắn kèm theo sự biến động khó lường của giá vàng thế giới
-Lạm phát toàn cầu vẫn tiếp diễn,giá cả một số nguyên nhiên liệu vẫn còn biến động mạnh và ở mức cao như dầu thô,sắt thép….
-Hệ thống an ninh toàn cầu và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến hoạt động ngoại thương cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 2
Với những điều kiện đã nếu ở trên thì dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 vào khoảng 6-6,5%,trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 2,7-3%,công nghiệp và xây dựng tăng 6,3-7,1%,dịch vụ tăng 7,1-7,4%
Theo phương án này để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tránh gây xáo trộn lớn trong nền kinh tế xã hội cần tính toán kỹ việc huy động và sử dụng nguồn lực phát triển trong kinh tế.Trong đó vốn đầu tư toàn xã hội dừng lại ở mức xấp xỉ bằng năm 2008 (khoảng 39,8%),cơ cấu vốn sẽ giam đáng kể từ nguồn ngân sách,sắp xếp lại cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả huy động tốt các nguồn vốn ngoài ngân sách.Tiếp tục thực hiện chính sách tài chính,tiền tệ thắt chặt và các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát,giữ chỉ số giá tiêu dùng ở mức 10-12%,giảm mức nhập siêu còn dưới 20 tỷ USD,thâm hụt ngân sách khoảng trên 72,5 nghìn tỷ đồng,xấp xỉ 4,8% GDP











MỤC LỤC
Trang
PHẦN I :TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1
I.Khái quát về tăng trưởng kinh tế 1
1.Tăng trưởng kinh tế là gì? 1
2.Đo lường tăng trưởng kinh tế 1
3.Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế 1
4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 2
4.1.Các nhân tố kinh tế 2
4.2.Các nhân tố phi kinh tế 2
II.Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 2
1. Tổng giá trị sản xuất (GO_Gross output) 2
2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP _ Gross Domestic Product) 3
3.Tổng thu nhập quốc dân (GNI_Gross National Income) 4
4.Thu nhập quốc dân (NI_ National Income) 4
5.Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI_National Disposable Income) 4
6.Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người,GDP/người) 4
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KẾ HOẠCH 5 NĂM 5
2001-2005 5
I. Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 5
1.Sản phẩm vật chất 5
1.1.Sản xuất công nghiệp 5
1.2.Sản xuất nông nghiệp 6
1.3.Sản xuất lâm nghiệp và thủy sản 7
2.Các sản phẩm dịch vụ 7
2.1.Du lịch 7
2.2.Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 7
II.Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 8
III.Những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 10
1.Những thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 10
2.Những tồn tại,hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 11
PHẦN III.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NĂM 2006,2007 VÀ 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 12
I.Bối cảnh chung của thời kì 2006-2010 12
1.Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á 12
2.Bối cảnh trong nước 12
II..Định hướng phát triển,các chỉ tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế thời kì 2006-2010 13
1.Phương hướng,mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 13
2. Các chỉ tiêu chủ yếu: 13
III.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 3 năm 2006,2007 và 9 tháng đầu năm 2008 14
1.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 14
1.1.Đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 14
1.1.1.Sản phẩm vật chất 14
1.1.1.1..Sản xuất công nghiệp 14
1.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 14
1.1.2.1Giao thông vận tải 15
1.1.2.2.Bưu chính viễn thông 15
1.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 16
2.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 17
2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 17
2.1.1.Sản phẩm vật chất 17
2.1.1.1.Sản xuất công nghiệp 17
2.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 17
2.1.2.Các sản phẩm dịch vụ 18
2.1.2.1. Du lịch 18
2.1.2.2. Giao thông vận tải 19
2.1.2.3. Bưu chính, viễn thông 19
2.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 19
3.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2008 20
3.1.Đánh giá tăng trưởng kinh tế 09 tháng đầu năm 2008 dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 20
3.1.1.Sản phẩm vật chất 20
3.1.1.1.Sản xuất công nghiệp 20
3.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 21
3.1.2.Các sản phẩm dịch vụ 22
3.1.2.1.Du lịch 22
3.1.2.2.Giao thông vận tải 22
3.1.2.3.Bưu chính viễn thông 22
3.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế 09 tháng đầu năm 2008 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 23
4.Đánh giá chung về thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua 24
PHẦN IV: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 25
I.Phương án thứ nhất 25
1.Cơ sở dự báo của phương án 1 25
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 1 25
II.Phương án thứ 2 25
1.Cơ sở dự báo cuả phương án 2 25
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 2 26
với năm trước, trong đó các địa phương giảm nhiều là Hải Dương giảm 29,6%; Long An giảm 22,2%; Đà Nẵng giảm 17,6%; Hải Phòng giảm 12,2%; Đồng Nai giảm 10,5%...
-Lâm nghiệp:Diện tích rừng trồng tập trung cả năm ước tính đạt 194,7 nghìn ha, tăng 1% so với năm trước; khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007
-Thủy sản:Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5%; khai thác tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất (nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long); sản lượng khai thác 2,06 triệu tấn, tăng 1,8%. Trong tổng số, sản lượng cá chiếm tỷ trọng 74%, tương đương với 3,1 triệu tấn và tăng tới 13,5%, sản lượng tôm đạt khoảng 500 ngàn tấn và chỉ tăng 7,6%.
2.1.2.Các sản phẩm dịch vụ
2.1.2.1. Du lịch
Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006.Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam, ước tính đạt 574,6 nghìn lượt người, chiếm 13,6% trong tổng số khách đến và tăng 11,3% so với năm trước. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định là: Hàn Quốc 475,4 nghìn lượt người, tăng 12,7%; Hoa Kỳ 408,3 nghìn lượt người, tăng 5,9%; Nhật Bản 418,3 nghìn lượt người, tăng 9%.Một số nước có lượng khách đến tuy không lớn nhưng có mức chi tiêu cao đã đạt tốc độ tăng tương đối khá so với năm 2006 là: Liên bang Nga tăng 50,5%, I-ta-li-a tăng 43%..
2.1.2.2. Giao thông vận tải
Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt khách và tăng 8,6% về lượt khách.km. Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt khách và 66,2% tổng lượt khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so với năm 2006.Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so với năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km.Trong năm 2007 hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn như giá xăng dầu tăng cao đã gây áp lực tăng cước phí vận tải; thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp làm ngập và sạt lở nhiều đoạn đường sắt và tuyến quốc lộ quan trọng. Nhưng nhờ sự chỉ đạo điều hành khẩn trương có hiệu quả của ngành giao thông vận tải và của các địa phương nên hoạt động giao thông vận tải vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân.
2.1.2.3. Bưu chính, viễn thông
Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
2.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước GDP đạt mức cao nhất trong 10 năm qua, đạt 8,48% so với năm 2006, cao nhất kể từ năm 1997, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%), gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). đó là mức tăng trưởng kinh tế đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng thực hành kỹ thuật đánh giá cảm quan Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top